Kinh nghiệm nuôi gà

Chuyên mục
Kinh nghiệm nuôi gà

5 Cách làm chuồng gà đơn giản đến phức tạp các sư kê nên biết

Cách làm chuồng gà không khó như nhiều người thường nghĩ. Nếu không có nhiều thời gian hoặc nuôi số lượng ít thì làm đơn giản. Còn nếu nuôi số lượng nhiều, nhiều thời gian có thể đầu tư thêm chút công sức. Tạo nên những mẫu chuồng gà đẹp và ấn tượng. Có thể sử dụng lưới B40, sắt hoặc làm chuồng gà bằng tre, xây gạch… Bài viết này live daga68 sẽ có vài cách làm chuồng gà đẹp đơn giản mà các sư kê có thể tham khảo.

Làm chuồng gà bằng lưới B40

Đây là mẫu chuồng gà được nhiều người lựa chọn nhất hiện nay. Đơn giản, gọn nhẹ và không mất nhiều công sức. Có thể tự làm các mẫu chuồng gà bằng lưới B40 một cách nhanh chóng đối với người bình thường. Còn nếu các sư kê muốn đẹp và có tính thẩm mỹ thì đầu tư thời gian hoặc thuê các thiết bị về làm nhé.

Cách làm chuồng gà
Chuồng gà bằng lưới B40

Ưu điểm

Ưu điểm đầu tiên của chuồng gà bằng lưới B40 đó chính là dễ làm. Chỉ cần một vài cọc quây thành khung là có thể thành chuồng gà đẹp và tinh tế. Đáp ứng nhu cầu nuôi gà chọi, gà đá hoặc gà thả vườn. Không cần mất nhiều công sức vẫn có chuồng gà tiện nghi.

Tiếp theo đó là mức độ thông thoáng khi sử dụng. Với các mắt lưới nhỏ của lưới B40 thì không khí luôn được luân chuyển. Hạn chế tình trạng ẩm thấp, bí khí làm nhiệt độ quá cao. Giúp cho gà phát triển tốt.

Chi phí làm chuồng gà bằng lưới B40 cũng không quá cao. Chúng phụ thuộc vào diện tích chuồng gà của bạn. Nếu bạn cần làm diện tích lớn nên tìm tới các cửa hàng bán đồ cũ, thanh lý. Tại đây họ tháo dỡ các công trình nên bán rất rẻ.

Khi không sử dụng thì có thể tháo dỡ dễ dàng và có thể tái sử dụng. Không tốn nhiều thời gian của các sư kê trong việc này.

Nhược điểm

Chuồng gà bằng lưới B40 không thể tạo nhiệt độ ổn định. Việc thay đổi nhiệt độ quá nhiều có thể ảnh hưởng tới việc ổn định thân nhiệt của gà. Sẽ khiến gà dễ bị ốm hơn nếu không biết che chắn hợp lý khi mưa gió hoặc trời lạnh. Nếu không biết cách làm chuồng gà khắc phục điều này rất dễ bị chết gà.

Ngoài ra, với các mắt lưới lớn của mình thì các sư kê nuôi gà chọi cũng nên cẩn thận. Gà chọi có thể thò đầu qua lưới và tiến hành đá đánh nhau. Dẫn tới ảnh hưởng lớn tới gà, khiến gà gãy mỏ, gãy cựa, gãy chân.

Nếu làm chuồng gà lưới B40 quá thấp thì gà có thể nhảy qua và bay đi mất. Do vậy, chiều cao tối thiểu của chuồng gà khoảng 1,5m cho tới 1,8m và đảm bảo.

Chi phí

Chi phí làm chuồng gà bằng lưới B40 không cao. Chi rơi vào khoảng vài trăm cho tới 1 triệu đồng với các dạng chuồng đơn giản. Còn nếu bạn làm chuồng phức tạp với hệ thống khung inox, sắt hoặc thép thì có thể cao hơn. Với dạng này bạn cần máy hàn, máy cắt sắt và kỹ thuật sử dụng nữa.

Các kiểu chuồng gà lưới B40

Có rất nhiều kiểu chuồng gà sử dụng B40. Nhưng phổ biến nhất là kiểu chuồng gà diện tích rộng thích hợp với nuôi gà thịt thả vườn hoặc sân tập cho gà chọi. Tiếp sau đó là chuồng gà dạng khung vuông sẵn và chuồng gà dạng chắc chắn kết hợp nguyên liệu.

Mỗi loại đều phù hợp với các tiêu chí sử dụng khác nhau như diện tích chuồng gà, loại gà nuôi và độ tuổi của gà. Các sư kê có thể tham khảo và lựa chọn kiểu chuồng gà tương ứng.

Làm chuồng gà đẻ trứng

Gà đẻ trứng cũng là một đối tượng gà được nhiều người nuôi và phát triển. Cách làm chuồng gà đẻ trứng không cần quá nhiều tiêu trí nên rất dễ làm. Kiểu chuồng gà phù hợp với điều kiện nuôi nhốt số lượng lớn hoặc nuôi nhốt nhỏ lẻ.

Yêu cầu chung

Khi làm chuồng gà đẻ trứng cần đáp ứng các tiêu chí sau đây.

An toàn

Khi làm chuồng gà đẻ trứng thì yêu cầu chung là phải an toàn và đảm bảo cho gà. Hạn chế được những động vật nuôi hoặc rắn rết có thể ảnh hưởng gà. Sau khi gà đẻ xong thì việc thu hoạch trứng cần phải dễ dàng thuận tiện và không ảnh hưởng tới gà.

Ổ đẻ vị trí khuất

Ngoài ra, khi làm chuồng gà đẻ trứng cũng nên làm vị trí trứng khuất với những con gà khác cùng chuồng. Để tránh trường hợp các con gà tự mổ trứng của nhau dễ ảnh hưởng.

Dễ vệ sinh làm sạch

Một điều nữa cần quan tâm đó chính là vệ sinh làm sạch phần phân của gà. Làm sao để thuận tiện làm sạch để giúp gà có không gian sinh hoạt phát triển tốt.

Hạn chế mưa nắng hắt vào

Chuồng gà đẻ cần ổn định khi gà đẻ tránh mưa nắng. Chúng có thể khiến gà nhiễm bệnh và chuồng gà ẩm ướt sinh ra các loại vi khuẩn gây bệnh cho gà.

Các loại chuồng gà đẻ trứng

Tuỳ theo số lượng gà nuôi nhốt mà lựa chọn chuồng gà đẻ trứng phù hợp. Dưới đây là một số ví dụ.

Chuồng gà đẻ trứng thô sơ

Thích hợp với các đối tượng nuôi gà nhỏ lẻ ở nông thôn hoặc các con gà chọi mái đặc biệt. Không cần quá phức tạp khi chỉ cần một ổ nhỏ phía trong cùng của chuồng gà.

Với chuồng gà đơn giản thì có thể sử dụng các nguyên vật liệu có sẵn như tre, nứa, gỗ quây lại với nhau cực đơn giản. Gà đẻ trứng không có nhu cầu hoạt động chạy nhảy nhiều như gà thông thường. Do vậy, diện tích chuồng cũng nhỏ hơn.

Chuồng gà đẻ trứng 2, 3 tầng

Chuồng gà đẻ trứng
Chuồng gà đẻ trứng 3 tầng

Thích hợp với việc nuôi nhốt dạng công nghiệp. Với các dạng chuồng này nên sử dụng các vật liệu có sẵn như lưới B40, khung sắt, khung nhôm. Cách tiến hành đơn giản khi chia tầng cho gà. Tối đa khoảng 3 tầng để tiện cho việc thu hoạch trứng và cho ăn.

Riêng phần sàn của chuồng gà nên làm góc nghiêng để trứng có thể lăn ra ngoài khi đẻ xong. Nên thiết kế khay hấng trứng một cách dễ dàng hơn. Tránh tình trạng các con gà mổ trứng của nhau.

Diện tích chuồng gà đẻ trứng dạng công nghiệp cũng không quá lớn. Ta nên để một phần diện tích nhỏ cho gà hoạt động để tiết kiệm diện tích.

Chú ý khay hấng đồ ăn, khay hứng phân gà sao cho dễ vệ sinh và tẩy rửa. Đảm bảo không gian chuồng gà luôn thông thoáng. Nếu nuôi số lượng công nghiệp nên bố trí các máy hút để hút mùi, điều hoà nhiệt độ cho chuồng gà.

Làm chuồng gà bằng sắt

Một kiểu chuồng gà nữa được nhiều người lựa chọn đó là chuồng gà bằng sắt hoặc inox. Với cách làm chuồng gà này thì đơn giản hơn. Phần sắt, inox chỉ tạo thành các thanh khung mà thôi. Còn lại sử dụng lưới B40 hoặc lưới mắt cáo để che phủ các phần còn lại.

Ưu điểm của chuồng gà bằng sắt là sự chắc chắn và độ thông thoáng tốt nhờ các lưới. Nhờ đó mà nhiệt độ chuồng gà luôn luôn ổn định. Sự chắc chắn giúp chuồng an toàn hơn. Hạn chế bị mất trộm.

Nếu có điều kiện thì có thể sử dụng máy hàn xì để kết nối các điểm giao nhau giữa khung sắt. Còn không có thể sử dụng dây thép, sắt nhỏ để buộc chặt hơn.

Làm chuồng gà tre

Chuồng gà tre
Chuồng gà tre

Cách làm chuồng gà tre không hề khó. Kể cả người không có hoa tay, không có sự khéo léo vẫn có thể làm được. Chúng tạo thành các mẫu chuồng gà đơn giản, thoáng đãng và tiết kiệm chi phí cho người sử dụng. Thích hợp với các sư kê nuôi nhốt nhỏ lẻ với số lượng ít.

Ưu điểm của chuồng gà tre là sự tiện lợi, an toàn và tiết kiệm chi phí. Chỉ cần xin lấy một cây tre hoặc đi mua 40-50k là có thể tự làm chuồng gà dễ dàng. Nhược điểm của chuồng gà tre là sự thô sơ của chúng. Không có sự chắc chắn đối với đối tượng trộm cắp.

Cách làm chuồng gà tre khá đơn giản. Chỉ cần tiến hành trẻ tre và vót chúng theo các nhiệm vụ khác nhau. Đối với các thanh tre tạo thành khung thì cần to bản và chắc chắn. Các thanh tre để làm phần nan bao bọc thì nhỏ hơn. Sau đó tiến hành ghép các phần với nhau tạo thành phần khung chắc chắn. Dùng dây thép để độ chắc chắn được nâng lên tối đa.

Sau đó dùng mái lợp bằng bô lô xi măng hoặc tấm lợp nhôm tuỳ theo nhu cầu sử dụng.

Làm chuồng gà bằng gỗ

Cách làm chuồng gà bằng gỗ tận dụng những thanh gỗ thừa của gia đình. Cũng được nuôi nhốt gà số lượng nhỏ lẻ dưới chục con. Các thanh gỗ lựa chọn đa dạng, tuỳ theo hình dáng mà phân bố một cách hợp lý. Nếu hình dáng đẹp thì chuồng đẹp và ngược lại. Chuồng gà gỗ nên làm dạng chuồng đơn và không nên làm chuồng 2 tầng bởi chúng không có sự chắc chắn.

Về cách làm chuồng gà gỗ khá giống với chuồng gà bằng tre. Các bạn có thể tham khảo bài viết bên trên nhé.

Làm chuồng gà bằng sắt V lỗ

Đây là kiểu chuồng gà thích hợp với những nơi không có nhiều diện tích hoặc nuôi số lượng lớn. Đặc biệt là việc nuôi nhốt gà trên sân thượng hoặc trên chung cư. Kiểu chuồng gà này khá đơn giản nhưng độ chắc chắn khá cao. Đảm bảo an toàn cho gà nuôi một cách tốt nhất.

Chuồng gà sắt V lỗ thích hợp với các loại gà thịt hoặc gà đẻ công nghiệp. Chúng được thiết kế theo dạng 2 hoặc 3 tầng tuỳ theo số lượng gà.

Cách làm chuồng gà sắt V lỗ cũng khá đơn giản. Trước tiên hãy tiến hành lắp ghép các thanh sắt V lỗ lại với nhau. Sau đó sử dụng các loại lưới mắt cáo, lưới B40 gắn chặt vào. Chú ý cắt các loại lưới này theo hình dáng và diện tích có sẵn nhé.

Làm chuồng gà cần các tiêu chí nào?

Cũng giống như xây nhà thì việc làm chuồng gà cũng có những tiêu chí nhất định. Các sư kê nên đọc để biết vì quan trọng nhất vẫn là sự tiện dụng, bảo vệ cho gà. Tiếp sau đó là các yếu tố thẩm mỹ, thuận tiện…

Mức độ thông thoáng

Chuồng gà chọi hay chuồng gà nuôi lấy thịt cũng cần sự thông thoáng khi sử dụng. Chúng sẽ giúp chuồng gà luôn đảm bảo về mặt không khí. Không bị bí khí hoặc ẩm ướt. Nên nhớ rằng ẩm ướt là môi trường giúp cho các loại vi khuẩn, nấm mốc hoặc muỗi phát triển. Do vậy khi làm chuồng gà nên ưu tiên tiêu chí này đầu tiên.

Nhiệt độ ổn định

Chuồng gà nên có nhiệt độ ổn định. Không nóng quá cũng không lạnh quá. Nhất là chuồng gà nuôi lấy thịt số lượng lớn cần đáp ứng được tiêu chí này. Nhiệt độ ổn định sẽ giúp phát triển đàn gà hiệu quả. Không nên làm chuồng có hướng gió thổi thẳng vào chuồng. Có nhiều phương án để giảm cái nóng vào mùa hè hoặc sưởi ấm cho gà vào mùa đông.

Tiện vệ sinh làm sạch

Cách làm chuồng gà
Chuồng gà chọi cần thông thoáng và nhiệt độ ổn định.

Nên thiết kế chuồng gà đơn giản và thuận tiện cho việc vệ sinh làm sạch. Hãy làm sao để mất ít thời gian nhất có thể loại bỏ chất bẩn, lông và các chất thải của gà. Như vậy việc vệ sinh tốn ít thời gian hơn và hiệu quả hơn.

Thuận tiện cho việc nuôi nhốt sử dụng

Cách làm chuồng gà chọi đúng cách là làm sao có thể thuận tiện lấy gà ra khỏi chuồng. Đối với những chú gà nhát thường nép vào góc xa nhất của chuồng. Nếu làm cửa chuồng quá nhỏ còn diện tích quá lớn sẽ rất khó tóm được chúng. Vì thế nên làm diện tích và cửa phù hợp để nuôi nhốt tiện hơn.

Thuận tiện việc tháo rỡ

Nếu bạn chưa có ý định nuôi nhốt trong thời gian dài thì cũng nên tính tới việc tháo rỡ sau này. Tránh làm chuồng gà quá kiên cỗ sau này tháo rỡ bị mệt. Do vậy, nên lựa chọn địa điểm làm chuồng gà hợp lý kết hợp với vật liệu dễ tháo dỡ thuận tiện hơn.

Chú ý hướng

Khi lựa chọn hướng làm chuồng gà cần chọn hướng phù hợp. Hạn chế các hướng thường xuyên có mưa nắng hắt vào trực tiếp. Chỉ nên chọn các hướng khuất nắng hoặc nắng hắt vào một phần nhỏ của chuồng. Đảm bảo cho chuồng gà luôn luôn khô thoáng, nhiệt độ ổn định.

Có phương án xử lý mưa nắng

Nên tính tới các phương án xử lý khi trời thời tiết xấu như mưa nắng. Đặc biệt khi nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp cũng cần có hướng xử lý. Các điều kiện che chắn hoặc sưởi ấm sẽ là những lựa chọn phù hợp nhất.

Trên đây là những cách làm chuồng gà đơn giản và hiệu quả. Các sư kê có thể tham khảo và lựa chọn cho mình loại chuồng gà phù hợp.

Chuyên mục
Kinh nghiệm nuôi gà

Cách làm chuồng gà bằng lưới B40 nhanh gọn tiết kiệm

Làm chuồng gà bằng lưới B40 rất đơn giản mà hiệu quả. Phù hợp cho các sư kê trong việc nuôi gà chọi hoặc gà thịt, gà thả vườn. Không quá cầu kỳ nhưng chắc chắn, thông thoáng và dễ phân loại đàn gà, chia ô chuồng gà. Nếu bạn chưa biết cách làm chuồng gà bằng lưới B40 thì có thể đọc bài viết này nhé.

Ưu điểm của chuồng gà lưới B40

Làm chuồng gà bằng lưới B40 có khá nhiều ưu điểm và dễ làm. Không tốn nhiều thời gian nên rất nhanh. Bảo đảm tính thẩm mỹ cao cho người sử dụng.

Làm chuồng gà bằng lưới B40
Chuồng gà bằng lưới B40 có độ thông thoáng khá cao.

Độ thông thoáng cao

Các mẫu chuồng gà lưới B40 đều rất thông thoáng. Thuận tiện cho gà trong việc hoạt động và phát triển. Chúng cũng giúp chủ nhân dễ dàng quan sát, chăm sóc đàn gà hơn.

Dễ làm

Ngoài ra các mẫu chuồng gà lưới B40 còn tương đối dễ làm. Không cần nhiều kỹ thuật cầu kỳ vẫn có thể hoàn thành dễ dàng. Nếu có điều kiện thời gian có thể làm đẹp hơn.

Chi phí thấp

Chi phí làm chuồng gà không quá cao cho khách hàng. Chi phí thấp nhất với các nguyên liệu tự có và phải mua rơi vào khoảng 1 – 2 triệu. Còn muốn làm đẹp thì số tiền cao hơn. Tất nhiên là còn tuỳ diện tích và kiểu dáng chuồng gà nữa.

Dễ tháo dỡ

Dễ dàng tháo dỡ khi không dùng nữa. Nhờ đó mà việc trả lại mặt bằng sẽ nhanh chóng đơn giản hơn. Không mất nhiều công sức.

Nhược điểm chuồng gà lưới B40

Song song với những ưu điểm thì cũng có các nhược điểm mà chủ nhân cần khắc phục. Nếu không sẽ ảnh hưởng tới đàn gà của mình.

Ổn định nhiệt độ kém

Do quá thông thoáng nên các mẫu chuồng gà bằng lưới hoặc lưới B40 đều có nhiệt độ không ổn định. Đặc biệt các điều kiện mưa gió hoặc nhiệt độ thấp ảnh hưởng khá nhiều. Do vậy, chủ nhân cần biết cách che chắn để giúp gà không bị ốm.

Dễ đánh nhau xông lồng

Nếu bạn nuôi gà chọi thì tình trạng đánh nhau, mổ nhau hoặc xông lồng rất có thể sảy ra. Vì thế khi làm chuồng gà chọi bằng lưới B40 cũng nên hết sức chú ý.

Độ an toàn không cao

Với các mẫu chuồng không có mái tre hoặc ngoài trời dễ bị mất trộm hoặc gà nhảy qua nếu làm không cao. Các sư kê nên tinh tới việc đảm bảo an ninh cho gà và tránh trường hợp gà nhảy ra.

Các kiểu chuồng gà bằng lưới B40

Daga68.live xin giới thiệu một số cách làm chuồng gà đẹp mà đơn giản hiệu quả nhất. Phù hợp với số lượng nuôi số lượng nhiều, ít khác nhau. Và cũng phụ thuộc vào diện tích, điều kiện nuôi nhốt.

Chuồng gà lưới B40 dạng quây

Đây là cách làm được nhiều người tìm kiếm nhất. Sử dụng lưới B40 để làm chuồng gà một cách đẹp và hiệu quả. Ưu điểm là sự chắc chắn khi sử dụng và có tính thẩm mỹ. Nhược điểm là trọng lượng nặng và số tiền đầu tư cũng nhiều. Ngoài ra, B40 khá thông thoáng nên cần có bạt che khi trời lạnh, mưa gió.

Nguyên liệu và dụng cụ chuẩn bị

  • Lưới B40
  • Cột sắt, cột tre to, cột bê tông
  • Dây thép nhỏ.
  • Kìm
  • Thanh sắt hoặc tô vít nhỏ.

Tiến hành

Để chuồng gà lưới B40 đạt độ chắc chắn cao nhất thì chủ nhân nên dùng dây thép nhỏ để buộc chắc hơn. Sẽ là chắc chắn hơn rất nhiều khi dùng các loại vật liệu khác.

Bước 1 : Định hình hình dáng chuồng.

Nếu bạn làm diện tích lớn thì chúng ta nên làm kiểu quây khu vực đó lại. Sau đó chia ô ra theo nhu cầu sử dụng. khu nuôi nhốt, khu thả vườn, sân tập thể dụng….

Bước 2 : Chôn cọc chịu lực và cố định lưới B40

Chúng ta tiến hành chôn các cọc sắt, cọc tre hoặc cọc bê tông đã chuẩn bị từ trước thành các hình định sẵn. Nên chôn sâu để có thể chịu lực cho cả tấm lưới B40. Cứ tầm 2-3m chúng ta chôn một cột nhé. Độ cao của cột khoảng từ 1,5 – 1,8 m tính từ mặt đất.

Nên chú ý tới giao thông giữa các chuồng và cửa ra vào hợp lý nhé. Tránh làm xong rồi mới nhớ ra là rất phiền.

Làm chuồng gà bằng lưới B40
Chôn cọc và cố định các thanh chịu lực của chuồng gà lưới B40.

Bước 3 : Buộc chặt lưới B40 vào cột

Sau đó chúng ta bắt đầu trải lưới B40 ra và quây quanh các vị trí dựng cột sẵn. Nên nhờ một người bạn giúp sức để giữ được lưới thẳng đứng và căng hết cỡ. Sau đó chúng ta tiến hành dùng dây thép vít chặt vào lưới B40 và cột. Nếu dùng tay thông thường thì lực buộc sẽ không có độ chặt độ căng. Do vậy, các bác cứ buộc như thông thường sau đó lấy tô vít hoặc thanh sắt nhỏ chọc qua và mối buộc. Sau đó quay vài vòng sao cho vòng dây sắt siết chặt là được.

Như vậy cách làm chuồng gà bằng lưới B40 cực dễ phải không nào. Chỉ với khoảng 1-2h chúng ta đã tạo nên chuồng gà bằng lưới B40 với diện tích rộng hiệu quả nhất. Nên chú ý nếu bạn nuôi gà chọi thì cần thêm lồng úp để tránh chúng đánh nhau. Còn nếu bạn nuôi gà thả thông thường thì việc này không cần nhé.

Chuồng gà lưới B40 dạng hộp

Chuồng gà dạng hộp
Chuồng gà lưới B40 đạng hộp với khung sắt. Bên dưới có hệ thống khay hấng phân gà giúp dễ vệ sinh làm sạch.

Ngoài chuồng dạng quây diện tích rộng thì cũng có thể tiến thành làm các chuồng gà dạng hộp. Tức là chúng sẽ sử dụng các khung sắt và quây quanh các khung sắt này. Thích hợp với các chuồng diện tích nhỏ.

Ưu điểm chuồng dạng này chính là diện tích nhỏ, dễ quản lý và chăm sóc gà. Được quây quanh khung sắt chắc chắn nên độ an toàn cao hơn. Có thể điều chỉnh được sự thông thoáng và nhiệt độ của gà.

Nhược điểm kỳ công hơn nên mất nhiều thời gian hơn. Một số mẫu đòi hỏi cần có máy hàn, xì đảm bảo tính chắc chắn.

Nguyên liệu chuẩn bị

  • Lưới B40
  • Que sắt hoặc inox dạng hộp
  • Máy cắt sắt nếu có
  • Dây sắt thép nhỏ.
  • Kìm, tô vit
  • Máy hàn xì nếu có

Bước 1 : Định hình khung cho chuồng gà

Chúng ta tiến hành định hình phần khung cho chuồng gà bằng lưới B40. Quyết định làm diện tích bao nhiêu, bao nhiêu chuồng, làm mấy tầng. Từ đó sẽ biết được nên kiếm bao nhiêu que sắt hoặc inox phù hợp.

Cắt các que sắt theo diện tích đã định sẵn. Tính toán số lượng thanh sắt, inox để làm khung. Số lượng khung sắt, inox bao gồm chiều cao, chiều dài, chiều rộng.

Tiếp đó chúng ta tiến hành buộc kết nối các thanh này lại với nhau. Nếu có máy hàn xì thì sẽ nhanh hơn và chắc chắn hơn. Còn nếu không có thì dùng dây thép buộc chắc chắn lại tại các mấu nối. Sử dụng kìm hoặc thanh sắt để siết chặt hơn dây buộc.

Bước 2 : Bọc lưới B40 quây xung quanh

Tiến hành cắt lưới B40 theo diện tích chuồng gà. Tiếp đó quây chung quanh chuồng gà thật căng. Nếu có máy hàn xì thì sử dụng còn không thì dùng dây thép buộc chặt như bước bên trên.

Chú ý thiết kế cửa ra vào sao cho hợp lý nhất. Nếu làm chuồng gà nhiều tầng nên thêm những thanh chắn để làm tầng cho chuồng gà.

Bước 3 : Phủ mái che

Nếu có thể thì mua một mái tôn hoặc mái bô lô xi măng để lợp mái che. Chi phí không quá đắt chỉ khoảng vài chục nghìn cho tới 1-200k cho một tấm bô lô xi măng mà thôi.

Làm chuồng gà B40 kết hợp nguyên liệu

Một cách làm chuồng gà bằng lưới B40 nữa mà khách hàng có thể tham khảo. Đó là sử dụng lưới B40 kết hợp với sắt, gạch để tạo nên chuồng gà đẹp mắt.

Ưu điểm độ chắc chắn, an toàn của chuồng gà cực cao. Đảm bảo được nhiệt độ, độ thông thoáng của chuồng gà. Hơn nữa, mức độ thẩm mỹ của chúng cũng được nâng cao đáng kể.

Nhược điểm mất nhiều công sức, cần phải khéo tay và có đồ nghề như máy cắt, máy hàn xì. Ngoài ra khi không sử dụng muốn tháo rỡ cũng mất nhiều thời gian.

Nguyên vật liệu cần chuẩn bị

  • Gạch, cát, xi măng
  • Lưới B40
  • Khung sắt
  • Máy hàn xì, máy cắt.
  • Tấm bô lô xi măng hoặc mái nhôm

Bước 1 : Xây khung cơ bản cho chuồng gà

Tuỳ thuộc theo số lượng nuôi cũng như diện tích sử dụng mà tiến hành xây và phân chia chuồng gà hợp lý. Chúng ta sử dụng lưới B40 làm phần cửa và phần ngăn cách giữa các chuồng gà. Do vậy gạch đá xi măng sẽ xây phần phía sau chuồng cũng như phần nền, móng của chuồng gà.

Bước 2 : Lắp ghép phần khung sắt vào móng, tường gạch

Chuồng gà lưới kết hợp khung gạch
Chuồng gà lưới B40 kết hợp khung gạch.

Sử dụng máy hàn xì tiến hành lắp ghép phần khung sắt, thép vào tường gạch. Bước này đòi hỏi bạn phải có kỹ thuật cũng như các loại máy hàn xì, cắt sắt thép phù hợp. Nếu không biết cách có thể đi nhờ hoặc thuê người.

Bước 3 : Cắt lưới B40 gắn vào khung sắt

Chúng ta đo đạc và cắt các diện tích lưới B40 theo kích thước . Sau đó sử dụng máy hàn xì để gắn chúng vào các khung sắt. Như vậy sẽ tạo nên được sự chắc chắn tối đa.

Bước 4 : Phủ mái nhôm hoặc bô lô xi măng

Sau khi đã hoàn thành phần khung rồi thì tiến hành phủ mái nhôm hoặc bô lô xi măng. Chi phí không quá cao nên có thể dùng bô lô xi măng. Tuy nhiên cần biết cách gắn chặt chúng vào để đề phòng mưa gió bay mất. Nếu với mái tôn nhôm có thể bắt vít để tạo sự chắc chắn.

Xem thêm cách vần gà chọi tơ

Chuyên mục
Kinh nghiệm nuôi gà

Cách vần gà chọi tơ từ 6-7 tháng tuổi an toàn đơn giản

Cách vần gà chọi tơ không khó nhưng cần đảm bảo sức khoẻ cho gà. Làm sao khi vần xong gà không bị vỡ đòn hoặc bị ốm. Dẫn tới mất đi một chú gà chất lượng có tương lai trở thành chiến kê. Không chỉ đơn giản là chế độ vần hơi vần đòn mà đi cùng đó là chế độ chăm sóc, vào nghệ cho gà nữa. Do vậy Daga68live sẽ giúp anh em biết khi vần gà tơ cần hết sức chú ý và cẩn thận nhé.

Cách vần gà chọi tơ
Cách vần gà chọi tơ kỳ đòn đầu tiên. Chân đều đã được quấn cựa cẩn thận. Lần đầu tiên chỉ là làm quen với gà mà thôi.

Cách vần gà chọi tơ 6-7 tháng bao gồm vần hơi và vần đòn

Như đã nói ở trên thì vần gà tơ hết sức quan trọng. Chúng quyết định tới sức khoẻ của gà cũng như giúp chủ nhân có thể biết được lối chơi của chú gà của mình. Nếu vần quá lâu thì rất có thể bị sợ đòn, ốm, sức khoẻ giảm sút. Do vậy, cần biết vần gà chọi đúng cách nhé.

Kỳ đòn đầu tiên

Do là lần đầu tiên giao chiến nên không nên kéo dài quá lâu. Những sư kê kinh nghiệm khuyến cáo rằng lần đầu tiên chỉ là lần thử sức, làm quen mà thôi. Vì thế chỉ nên áp dụng 1 hồ đòn trong lần này. Đảm bảo cho gà không bị bỡ ngỡ và cơ thể gà cũng làm quen với các đòn đá của gà đối thủ.

Nên chọn gà đối thủ tương đồng với gà của mình. Tức là tương đồng về chiều cao, cân nặng khi vần gà tơ. Như vậy sẽ không gây ra sự chênh lệch trong trận chiến. Ngoài ra, cũng nên chọn 1 chú gà tơ tương ứng với gà của mình. Không nên chọn những con gà già, gà đã ra trận sẽ có nhiều kinh nghiệm. Và điều này có thể gây ra khó khăn cho gà của mình.

Chú ý khi vần kỳ đòn đầu tiên nên đảm bảo an toàn cho cả 2 gà. Do vậy tốt nhất nên quấn chân đánh đòn cẩn thận. Mặc dù cựa chưa nhú nhưng hãy làm điều này. Phòng trường hợp không may có thể sảy ra.

Kết thúc kỳ vần đòn gà tơ nên rửa sạch gà cẩn thận. Sau đó tiến hành vỗ dãi để tránh gà chọi bị hen khẹc khò khè nhé.

Sau kỳ đòn đầu tiên nên để nghỉ cho gà xả hơi từ 4-5 ngày để hồi phục cho kỳ luyện tập kế tiếp.

Kỳ vần hơi đầu tiên

Vần hơi thì nhẹ nhàng hơn vần đòn. Do vậy có thể áp dụng chế độ luyện tập này từ 2-3 hồ. Nhằm đảm bảo gà có thể bộc phát, đột phá chế độ, giới hạn của bản thân chú gà. Như vậy sẽ tăng cường sức chiến đầu nhiều hơn.

Cách vần gà chọi tơ đúng cách nên quấn chân và bịt mỏ cẩn thận. Khi đó sẽ hạn chế gây ra những chấn thương không cần thiết cho gà. Quấn chân thì đơn giản chỉ cần vải mỏng quấn vài lớp vào chân. Còn nếu bạn chưa có bịt mỏ có thể tự làm hoặc tìm mua trên mạng cũng được nhé.

Thời gian vần hơi đầu tiên có thể chia ra làm 3 hồ theo các mốc thời gian khác nhau. Khác với vần đòn thì vần hơi gà chọi thời gian nhiều hơn. Thông thường các hồ sẽ là 20 phút nhưng gà chọi tơ có thể chia ra làm 20-25-30 phút nhé. Hồ đòn thông thường sẽ từ 12-15 phút.

Sau khi đã xong 3 hồ vần hơi thì chúng ta tiến hành xả đòn cho gà. Có thể cho gà tháo bao mỏ trong 7-10 phút để tiện cho việc vỗ dãi và làm sạch gà. Nên chú ý cẩn thận kẻo gà bị mốc hoặc bị hen nhé.

Sau cùng cho gà nghỉ 9 ngày để nghỉ xả hơi và hồi phục cơ. Lần đầu tiên vận động nhiều chắc chắn các cơ bắp của gà sẽ bị quá tải. Thời gian 9 ngày nghỉ khi vần gà chọi tơ là phù hợp.

Kỳ vần đòn thứ 2

Đối với kỳ vần đòn 2 thì nên tăng thời gian vần đòn lên bằng cách thêm 1 hồ. Như vậy chúng sẽ quen dần với chế độ luyện tập này. Lần đầu tiên số hồ vần là 1 thì lần 2 sẽ tăng thêm 1 hồ nữa. Như vậy tổng thời gian vần đòn cho gà tơ cho lần 2 sẽ là 25-30 phút.

Sau kỳ vần đòn 2 thì chúng ta cho gà nghỉ xả hơi 8 ngày nhé.

Cách vần gà chọi tơ
Anh em tụ tập để chuẩn bị vần gà chọi tơ. Nên chọn những con gà tương đồng về cân nặng, chiều cao và độ tuổi nhé.

Kỳ vần hơi thứ 2

Cũng giống như kỳ vần đòn 2 thì kỳ vần hơi 2 tăng số lương hồ lên 4 với mốc thời gian 20-25-30-35 phút tương ứng với hồ 1-2-3-4. Như vậy thời gian tăng lên sẽ giúp cơ thể gà khoẻ hơn. Thích nghi dần với chế độ hoạt động mạnh của gà.

Sau đó chúng ta thả mỏ cho gà đá giao trong khoảng 7-10 phút nhé. Bất cứ kỳ vần hơi nào cũng cần có những hồ thả đòn để xả hơi, xả cơ.

Vần gà chọi non nên thời gian nghỉ ngơi của gà từ 12-14 ngày để phục hồi.

Kỳ vần đòn thứ 3

Tăng gấp đôi số lượng hồ đòn lên 4 hồ. Như vậy thời gian cho kỳ vần đòn 3 sẽ là 48-60 phút tuỳ từng nơi. Tăng dần sẽ thích nghi chế độ dần dần lên. Gà không bị sốc khi tiến hành vần gà chọi tơ lần đầu..

Lau rửa sạch cho gà và tiến hành để gà nghỉ ngơi trong khoảng 12-14 ngày để hồi phục.

Kỳ vần hơi thứ 3

Trong kỳ vần hơi cuối cùng tăng giới hạn tối đa cho gà. Số hồ vần hơi gà tơ cũng được tăng lên 4. Tương ứng với thời gian từ 30-40-50-60 phút. Sau đó sẽ là 10 phút thả mỏ để gà có thể bộc phát cơ ra. Với 4 hồ hơi sẽ khiến gà cực kỳ mệt mỏi. Do vậy, 10 phút đòn này sẽ không mong chờ gà có thể đá hăng hái được.

4 hồ đòn tương ứng với khoảng thời gian 3 tiếng. Sẽ mất cả nửa buổi để chuẩn bị. Rất khắc nghiệt nên chúng ta tiến hành để gà nghỉ xả sâu từ 18-22 ngày nhé.

Kỳ vần đòn thứ 4

Vẫn tiếp tục là cách vần gà chọi tơ với thời gian tương ứng là 6 hồ. Mỗi nơi sẽ có thời gian mỗi hồ khác nhau. Thông thường là 2 mốc thời gian 12 và 15 phút. Như vậy tổng thời gian sẽ là từ 72-90 phút giao nhau căng thẳng.

Sau đó tiến hành rửa sạch sẽ khỏi máu từ vết thương và vỗ dãi cho gà. Và tiếp tục để gà nghỉ sâu từ 20-25 ngày.

Vần gà tơ cần chú ý điều gì?

Đối với gà chọi tơ cần hết sức cẩn thận. Và cần chú ý chế độ chăm sóc, ăn uống cho gà. Đảm bảo thể lực của gà không bị ảnh hưởng.

Sức khoẻ trạng thái tốt

Trước khi vần hơi hoặc vần đòn thì gà chọi tơ cần có sức khoẻ tốt. Như vậy mới có thể đáp ứng được sự khắc nghiệt của các bài tập. Tránh trường hợp gà đang bị ốm hoặc mới ốm dậy đem đi vần. Hãy đảm bảo sức khoẻ của gà sung mãn nhất trước các bài tập.

Không cho ăn uống trước khi vần

Cách vần gà chọi tơ đúng cách thì không nên cho ăn hoặc cho ăn quá no. Như vậy có thể bị ảnh hưởng từ các đòn đánh trong trận chiến. Khiến gà gặp nhiều vấn đề về tiêu hoá và hoạt động không được trơn tru.

Rửa sạch và vỗ dãi cẩn thận

Công tác vệ sinh sau khi vần hơi vần đòn hết sức quan trọng. Chúng tránh được cho gà khỏi bị mốc và quan trọng nhất là bị hen. Vì thế đừng lười mà không lau chùi cẩn thận cho gà nhé.

Vệ sinh gà sau khi vần
Sau khi vần gà nên vệ sinh cho gà cẩn thận. Nên vỗ dãi kỹ để tránh gà bị hen nhé.

Phơi khô gà dưới ánh nắng

Để tránh gà có thể bị ướt lông và dẫn tới bị mốc nên phơi gà dưới ánh nắng trong khoảng 10-15 phút. Như vậy gà sẽ khô lông và trên cơ thể gà cũng nhẹ nhàng hơn.

Nên cho gà ăn nhẹ sau khi vần

Tiến hành cho gà ăn nhẹ sau khi vần gà chọi tơ. Không nên sử dụng các loại thức ăn khó tiêu hoặc thức ăn có chất tanh. Sử dụng thóc thông thường hoặc các loại rau xanh, giá đỗ cho ăn đỡ xót ruột.

Trong các kỳ nghỉ xả hơi thì nên cho ăn nhiều hơn để hồi phục sức khoẻ. Các loại thức ăn tươi nhiều dưỡng chất sẽ là phù hợp. Thịt lợn, thịt gà, worm… là lựa chọn cực tốt.

Tuân thủ lịch vần gà

Nên chú ý lịch vần gà và tuân thủ mốc thời gian của các hồ và các lần nghỉ xả. Chúng đảm bảo thể chất cho gà luôn trong tình trạng tốt nhất. Tránh việc đốt cháy giai đoạn có thể ảnh hưởng rất nhiều tới cơ thể của gà.

Chọn đối thủ phù hợp

Không nên chọn những con gà già hoặc gà không hợp trạng. Như vậy sẽ rất dễ bị phủ đầu hoặc đơn giản bị chiếm thế thượng phong. Những con gà tơ bằng chiều cao, bằng cân nặng luôn là lựa chọn phù hợp.

Bảo hộ cẩn thận cho gà

Nên tiến hành quấn chân để đảm bảo an toàn cho gà. Tránh trường hợp bị cựa hoặc chân làm mù mắt hoặc gây chấn thương nặng. Khi vần hơi đừng quên bao mỏ để gà an toàn nhé.

Trên đây là một số kinh nghiệm, cách vần gà chọi tơ mà nhiều người áp dụng. Các sư kê mới nuôi, học nuôi có thể dùng với gà chọi tơ của mình nhé. Chúc các sư kê có những chiến kê đẹp và đẳng cấp nhất.

Xem thêm cách làm gà chọi máu chiến

Chuyên mục
Kinh nghiệm nuôi gà

5 cách làm cho gà chọi máu chiến sung như cây cung

Cách làm cho gà chọi máu chiến không hề khó. Bởi trong bản năng của loại gà chọi chiến đã có sẵn tính máu chiến và hung hăng, thích đối đầu rồi. Tuy nhiên chúng ta cũng cần thêm chế độ chăm sóc và luyện tập để chúng có thêm sự thiện chiến, anh dũng và không sợ bất cứ đối thủ nào. Bài viết này Daga68live sẽ giúp các bạn biết cách làm cho gà máu chiến, sung sức, không sợ ai.

Cách cho gà chọi máu chiến như thế nào?

Gà chọi cũng giống như những loài động vật khác. Bản thân chúng cũng rất ngứa mắt với những con gà trống khác. Thậm chí những con gà mái, gà con cũng sẵn sàng giao chiến với nhau. Việc của chúng ta chính là kích thích bản tính này của chúng mà thôi.

Cách làm gà chọi máu chiến
Chọn giống bố mẹ tốt cũng là 1 cách giúp gà chọi sung hơn nhờ kế thừa gen di truyền từ bố mẹ.

Chọn giống bố mẹ tốt

Bố mẹ có nguồn gen tốt sẽ có thể cho ra đời những hậu duệ chất lượng. Chính vì lẽ đó khi chọn con giống bố mẹ cần để ý nhiều tới ngoại hình, thể trạng, lối đánh, màu lông, màu chân, vảy… Có rất nhiều yếu tố để quyết định lựa chọn con giống bố mẹ. Do vậy, việc này Daga68live xin hướng dẫn vào một bài khác.

Vần hơi, vần đòn

Đây là cách thiết thực nhất để giúp gà chọi máu chiến. Thường xuyên kết hợp vần hơi và vần đòn sẽ giúp gà luôn sẵn sàng chiến đấu và thiện chiến. Đảm bảo không sợ bất cứ đối thủ nào, nhìn thấy là bắt đầu sôi sục tinh thần. Tuy nhiên khi vần hơi, vần đòn cần đúng cách và đúng thời điểm, thời gian. Không nên quá lạm dụng khiến gà bị ốm, mệt hoặc dính các chấn thương không cần thiết.

Chế độ chăm sóc

Muốn gà chọi thiện chiến thì ít nhất chúng phải khoẻ mạnh mới có thể làm được điều này. Chính vì thế chế độ chăm sóc là điều thứ 2 cần quan tâm. Chăm sóc bằng cách thường xuyên kiểm tra gà, cho gà tắm nắng, vần sương để đảm bảo thể trạng tốt nhất. Nắng sớm buổi sáng luôn là nguồn năng lượng tốt cho tất cả động vật và cả gà chiến. Nếu có thể hãy áp dụng cách chăm sóc đặc biệt cho những chú gà tơ, gà chiến nhé.

Chế độ thức ăn

Thức ăn cho gà cũng tương đối quan trọng đảm bảo sức khoẻ của gà. Ngoài các thức ăn thông thường hàng ngày. Các sư kê cũng nên cho chúng hấp thu những loại thức ăn tanh, thịt tươi. Không phải ngẫu nhiên mà các động vật ăn thịt đều khá hung dữ như vậy. Do đó, hãy sử dụng các loại thức ăn tanh, thịt tươi bổ xung cho gà. Không nên cho ăn thường xuyên mà cần theo thể trạng, độ tuổi và sức khoẻ của gà.

Không nhốt 24/24

Cách làm gà chọi máu chiến
Không nên nuôi nhốt quá lâu mà thi thoảng nên thả định kỳ 1 khoảng thời gian trong ngày. Giùp gà đỡ cuồng chân hơn và máu chiến sung hơn.

Những con gà chọi chiến không nên nuôi nhốt quá lâu. Cần cho chúng thời gian xả cơ đi lại trong khu vực nhất định để đảm bảo cảm giác và thể chất. Đây cũng là cách làm cho gà chọi máu chiến mà nhiều người bỏ qua. Việc nuôi nhốt quá lâu khiến gà yêu thích cảm giác chạy nhảy hơn là đánh nhau là điều dễ hiểu.

Nuôi chung với gà mái

Lấy le với những con gà mái, cà khịa với những con gà trống là điều thường xuyên nhìn thấy. Chúng cũng giống như con người cũng thích làm màu, thể hiện với con cái. Chính vì thế khi nuôi xen lẫn với những cá thể gà mái cũng giúp cho những con gà trống sung hơn, gà máu chiến hơn. Tuy nhiên nên kiểm soát cẩn thận bởi chúng có thể nhảy, đúc mái nhiều. Gây ra mất lực cho gà trống khi giao chiến.

Một số chú ý khi áp dụng cách làm gà chọi máu chiến

Nếu bạn muốn gà chọi máu chiến hơn, sung hơn và áp dụng những cách trên thì cũng nên chú ý. Đặc biệt là chế độ vần hơi, vần đòn và chế độ chăm sóc, thức ăn. Cần đảm bảo an toàn cho gà không nên bắt gà tập luyện quá nhiều. Đặc biệt là những trận vần đòn cần được bịt cựa cẩn thận. Nhằm đảm bảo cựa không làm ảnh hưởng tới gà. Những trường hợp bị cựa đâm mù mắt gà rất dễ gặp.

Chế độ ăn uống của gà chọi máu chiến cũng không nên quá nhiều. Tuân thủ theo điều kiện sức khoẻ của gà, tuổi của gà mà cho ăn linh hoạt. Không cho ăn quá nhiều loại thức ăn và quá nhiều trong một lần. Có thể dẫn tới tình trạng gà chọi bị béo phì. Gân cốt không đảm bảo khi tham gia các trận chiến.

Trên đây là một số cách làm cho gà chọi máu chiến hơn. Các sư kê có thể áp dụng cho đàn gà của mình một cách hiệu quả nhất. Nếu còn điều gì thắc mắc hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được trợ giúp nhé!

Xem thêm hướng dẫn mở mỏ gà chọi cho gà tơ

Chuyên mục
Kinh nghiệm nuôi gà

Hướng dẫn mở mỏ gà chọi đúng cách cho gà tơ

Mở mỏ gà chọi đánh giấu bước phát triển của gà trong cuộc đời khi bước vào trận chiến đầu tiên. Giúp chủ nhân có thể nhận ra được chú gà này có thực tài hay không? Đòn lối như thế nào? Qua đó nhận xét được chú gà và quyết định có nuôi gà để chiến hay không? Bài viết này daga68 live sẽ giúp các sư kê tìm hiểu về mở mỏ gà chọi và những điều cần biết liên quan.

Mở mỏ gà chọi là gì?

Mở mỏ gà chọi
Mở mỏ cho gà chọi là trận chiến đầu tiên của gà chọi tơ

Mở mở gà chọi là trận chiến đầu tiên của gà chọi tơ. Tức là chúng sẽ được cho đánh nhau với một chú gà khác để xem đòn lối của gà. Từ đó biết được các điểm mạnh, điểm yếu để chủ nhân có thể quyết định nuôi hoặc thay đổi chế độ chăm sóc. Ngoài cái tên mở mỏ gà thì chúng còn được biết tới với khai mỏ.

Ngoài ra, một số thuật ngữ khác còn được cho là mở mỏ chính là tháo bỏ lớp dây kẽm quanh mỏ gà. Để gà có thể tham gia vào trận chiến khác nhau. Tuy nhiên cái này cũng không biết là đúng hay sai. Bởi không nhất thiết phải buộc dây kẽm vào mỏ của gà để ngăn gà đánh nhau.

Lần đầu tiên cần chú ý điều gì?

Do là trận đấu đầu tiên của những chú gà tơ do vậy khi mở mỏ gà chọi cần chú ý tới đối thủ, thời gian mở mỏ và chăm sóc sau khi mở mỏ.

Đối thủ gà mở mỏ

Khi lựa chọn đối thủ cho gà chọi mở mỏ thì chú ý tới chiều cao, cân nặng và độ tuổi của gà. Nên sắp xếp 2 chú gà tơ cùng trạng gà về chiều cao, cân nặng và độ tuổi. Sẽ tạo được sự cân bằng trong chiến đấu. Hết sức tránh việc lựa chọn những con gà già hơn cân nặng, chiều cao. Chúng có lợi thế hơn nên rất dễ chiếm ưu thế khi ra đòn. Nếu mạnh quá thì chú gà chọi tơ mở mỏ có thể bị vỡ đòn. Và chúng ta đã đánh mất đi một chú gà quý khi gà vỡ đòn.

Mở mỏ gà chọi
Khi mở mỏ cho gà chọi cần chú ý lựa chọn đối thủ tương đồng về chiều cao, cân nặng, độ tuổi.

Thời gian mở mỏ

Khi lần đầu tiên mở mỏ không nên thi đấu nhiều. Chỉ nên giao tranh trong khoảng từ 1-3 hồ mà thôi. Mỗi hồ này chỉ nên kéo dài từ 5-7 phút một hồ. Như thế cũng đủ để nhận ra đòn đánh cũng như không làm ảnh hưởng tới gà. Do thiếu lực, thiếu thịt và thiếu kinh nghiệm nên khởi đầu nhẹ nhàng.

Độ tuổi gà chọi mở mỏ

Một chú gà chọi tơ khoảng từ 8-9 tháng tuổi là bắt đầu thích hợp cho việc mở mỏ. Khi đó chúng đã phát triển gần như hoàn thiện về dáng vẻ bề ngoài. Tiếp đó là hệ thống lông bên ngoài cũng đá khô do thay lông xong. Không nên để gà mở mỏ quá sớm hoặc quá muộn có thể ảnh hưởng tới gà. Quá sớm thì dễ bị vỡ đòn còn quá muộn thì mất ưu thế sự sung sức và học tập.

Chăm sóc sau khi mở mỏ

Cách mở mỏ gà chọi đúng cách kết hợp với chăm sóc sau khi trận chiến xong giúp gà khoẻ mạnh hơn. Ngoài ra chúng cũng giúp gà hạn chế mắc phải các bệnh thông thường như bệnh hen gà CRD hoặc bệnh mốc ở gà. Chính vì thế khi mở mỏ xong cần tắm rửa sạch sẽ cho gà. Sau đó phơi gà ra nắng để khô hết phần nước này đi. Đừng quên vổ dãi cẩn thận để tránh gà bị hen khẹc nhé.

Mở mỏ gà chọi
Nên quấn cựa nhằm tránh gà có thể bị cựa đâm thủng mắt.

Tần suất quá trình mở mỏ

Gà mở mỏ thì nên duy trì từ 1-3 lần mà thôi. Tiếp các lần sau thì tiến hành vần hơi hoặc vần đòn tuỳ theo thể trạng gà và độ tuổi. Càng tơ và thể chất càng yếu thì số lần mở mỏ và vần đòn, vần hơi ít hơn. Không có công thức chung nên tuỳ theo gà của mình mà quyết định nhé.

Xem thêm cách làm cổ gà chọi to

Chuyên mục
Kinh nghiệm nuôi gà

Cách làm cổ gà chọi to cực đơn giản cho các sư kê

Cách làm cổ gà chọi to là một trong những yếu tố quan trọng quyết định gà có đánh nhau được hay không? Và chúng cũng quyết định vẻ đẹp của gà. Chính vì thế khi cần cổ gà chọi nhỏ thì sẽ mất đi lợi thế khi đánh của mình. Việc làm cổ gà chọi to là một trong những cách cần thực hiện để nâng cao lợi thế khi giao tranh. Bài viết này Daga68 live sẽ hướng dẫn cách làm cổ gà chọi to đơn giản.

Ưu thế của cổ gà chọi to

Ngoài vẻ đẹp ra thì cổ gà chọi to cũng có nhiều ưu thế khác mà mình sẽ liệt kê sau đây.

Cách làm cổ gà chọi to
Những con gà chọi có cổ to thường đẹp hơn gà chọi cổ nhỏ.

Vẻ đẹp

Cổ gà chọi càng to thì càng đẹp. Kết hợp thêm lớp da dày và đỏ khiến vẻ đẹp của gà tăng lên khá nhiều. Chính vì thế việc làm cổ gà chọi to cũng giúp gà đẹp hơn. Qua đó có giá hơn nếu như bạn tính tới chuyện bán hoặc bán gà chọi con.

Chiến đấu lợi thế hơn

Cổ gà chọi to và cao giúp có lợi thế khi mổ và khi cắp. Giúp chúng chịu đòn tốt hơn và cò cưa khiến gà địch khó chịu mà bỏ chạy. Cổ to đè lên cổ gà đối phương cũng khiến đối phương mất đi khá nhiều sức lực. Và tạo nên lợi thế rất nhiều trong những trận đá gà căng thẳng.

Muốn cổ gà chọi to cần chú ý điều gì?

Không phải cứ cổ to là tốt mà chúng cần phải cân đối với tỉ lệ thân mình của gà. Nếu cổ quá to sẽ mất cân đối và khiến cho khó giữ thăng bằng. Chỉ cần chúng to vừa phải và phù hợp với độ tuổi của gà thì sẽ là phù hợp.

Cổ của gà được hình thành từ 2 yếu tố là xương và cơ. Do vậy, trong giai đoạn phát triển của gà thì nếu chăm sóc tốt sẽ phát triển được cả phần cơ và xương. Còn nếu khi gà đã bước vào giai đoạn trưởng thành hoàn thiện thì chỉ có thể phát triển phần cơ mà thôi.

Cổ gà chọi cũng được di chuyền từ gà bố và gà mẹ. Do vậy, nếu bạn lựa chọn gà bố, gà mẹ có cổ to thì khả năng gà con cũng có cổ to là rất cao. Hãy chọn gà bố mẹ hoàn hảo đủ tiêu chuẩn để tạo ra những thế hệ gà con đẹp nhất.

Cách làm cổ gà chọi to
Gà chọi cổ nhỏ vừa xấu vừa mất lợi thế khi chiến đấu.

Cách làm cổ gà chọi to như thế nào?

Có một số cách cơ bản có thể giúp làm to cổ gà chọi. Như áp dụng cách tập luyện, om bóp khác nhau.

Om bóp gà, vô cổ gà

Sử dụng khăn ấm và nước nóng để vô cổ gà. Vừa ngấm khăn ướt và bọc vào cổ gà vừa giúp có thể da gà chọi dày hơn mà cũng có thể làm cổ gà to hơn. Áp dụng làm hằng ngày sẽ tăng được hiệu quả đáng kể. Cần phải biết rằng việc chăm sóc và nuôi gà chiến là một việc tỉ mỉ và cần làm hàng ngày.

Có thể dùng vỏ cây xà cừ và cắt nhỏ để đun thành dung dịch nóng. Hoặc cũng có thể dùng bã nước chè, nghệ, rượu hoặc lá bưởi. Tuỳ từng chủ gà mà sẽ có những cách làm cổ gà chọi to khác nhau.

Vần hơi, vần đòn

Các trận chiến là nơi tôi luyện gà cực tốt. Giúp gà vừa có bản lĩnh trận chiến vừa giúp nâng cao thể trận. Những lần kè cưa cổ cũng giúp chú gà cổ to hơn. Đặc biệt là những đòn đánh vào cổ giúp da dày, cơ tăng, xương tăng lên. Vì thế hãy sắp xếp 1 tháng có khoảng từ 2-3 lần vần hơn và 1-2 lần vần đòn nhé. Tuỳ theo thể chất và độ tuổi của gà mà sử dụng cách vần hơi, vần đòn tương ứng.

Om bóp gà cũng giúp cổ gà chọi to hơn.

Chế độ ăn uống giúp cổ gà chọi to

Chế độ ăn uống cũng là một tiêu chí khá quan trọng. Bổ xung thật nhiều chất tăng cơ, tăng can xi để cần cổ gà to hơn. Ngoài những thức ăn thông thường như thóc, lạc, ngô thì cũng nên bổ xung các chất tanh như lươn, cá, thịt bò, thịt lợn.

Ngoài ra, chế độ bổ xung thêm rau xanh, canxi cũng hết sức chú ý. Nếu có thể thì bổ xung đều đặn nhưng không nên dùng thường xuyên. Nên bổ xung nhiều nhất trong giai đoạn gà phát triển. Đặc biệt là giai đoạn gà thay lông. Nó cũng giống như con người khi đã hình thành khung xương thì chúng không thể to xương, cao hơn được nữa.

Chú ý khi muốn bổ xung canxi cho gà thì đừng quên cho gà phơi nắng. Muốn gà hấp thụ tốt canxi thì phơi nắng là cách hữu hiệu nhất.

Xem thêm gà lai chọi

Chuyên mục
Kinh nghiệm nuôi gà

Tìm hiểu gà lai chọi là gì? Có những giống gà lai chọi nào?

Gà lai chọi là đối tượng được gà được lựa chọn để nuôi lấy thịt. So với gà chọi chính cống thì chúng có nhiều ưu điểm hơn. Chính vì thế nhiều người quyết định nuôi giống gà này thay vì gà chọi chính cống hoặc gà thịt thông thường. Và cách này đã đem lại hiệu quả cao về kinh tế cho người nuôi làm giàu nhanh chóng. Cùng Daga68 live tìm hiểu về giống gà này nhé

Gà lai chọi là gì?

Gà lai chọi
Có dáng vẻ gần giống với gà chọi nhưng cũng mang trong mình dòng máu của gà thịt.

Chúng là tên gọi của những chú gà có bố mẹ hoặc ông bà là gà chọi. Việc lai giống giữa gà chọi với gà thịt thông thường tạo nên giống gà pha chọi có những ưu điểm riêng như hình dáng, sức khoẻ, chất lượng thịt…

Có những giống nào?

Hiện nay thì có rất nhiều giống gà lai, gà pha chọi khác nhau. Nhưng được lựa chọn nuôi nhiều nhất là các loại sọc và gà lai chọi 3 máu. Đây là 2 giống gà được nhiều người lựa chọn nuôi gà lấy thịt. Có những giống gà lai thông thường giữa gà chọi và gà ta. Các chủ nuôi cũng có thể cân nhắc lựa chọn loại gà tương ứng.

Một số loại gà pha dòng máu chọi như gà mía lai, gà đen, gà 3 máu, gà sọc…

Gà nuôi mục đích làm gì?

Với nhiều người gà lai, gà pha chọi nuôi để chơi, để làm đẹp. Cũng có người nuôi để lấy thịt hoặc kinh doanh.

Nuôi để làm gà đá

Không nhiều người nuôi gà đã pha dòng máu chọi để đi đá hoặc chiến đấu. Nguyên nhân của việc này là do gà chọi đã lai tạp các dòng khác thường không máu chiến và dễ chạy. Nên chúng không được đánh giá cao. Những người nuôi gà này để đá thường là mua nhầm giống.

Nuôi gà lai lấy thịt

Lai tạo giữa gà chọi với giống gà khác sẽ giúp nâng cao chất lượng thịt và nhận được những ưu điểm của giống gà chọi. Như sức sinh trưởng, phát triển mạnh. Ít bị bệnh thông thường và nhanh lớn. Nhất là những gia đình nuôi thả vườn số lượng lớn có giá thành cao.

Vì sao chọn nuôi gà lai chọi làm giàu?

Lý do để nhiều người tìm thay vì gà chọi hoặc gà nuôi lấy thịt thông thường. Nó chính là nằm ở yếu tố giá cả cũng như cách chăm sóc.

Giá thành con giống rẻ

Giá con giống rẻ hơn chọi thông thường. Do vậy chi phí để mua con giống gà lai cũng thấp hơn. Tạo điều kiện cho những người nuôi sẽ bỏ ra ít chi phí hơn.

Gà khoẻ mạnh chống chịu bệnh tật tốt

Kết hợp giữa sự khoẻ mạnh, dẻo dai của gà chọi và mức độ nhanh lớn, phàm ăn của gà thịt giúp gà lai cực khoẻ mạnh. Nhanh lớn hơn dẫn tới chi phí chăn nuôi ít, thời gian nuôi ngắn nhanh xuất chuồng.

Gà lai chọi
Có nhiều loại cho người nuôi chọn lựa.

Kỹ thuật nuôi gà lai đơn giản

Không cần phải quá cầu kỳ về kỹ thuật chăm nuôi. Không cần quá am hiểu về gà chọi vẫn có thể nuôi dễ dàng. Chính vì lẽ đó mà nhiều người chọn nuôi gà lai hơn gà thịt.

Thức ăn đơn giản

Dù là gà pha chọi nhưng thức ăn dành cho chúng rất đơn giản. Và rất phàm ăn nên gà lai cũng rất nhanh lớn. Rút ngắn được thời gian chăm nuôi.

Chi phí nuôi như thế nào?

Như đã nói ở trên những chú gà lai giống có giá thành rẻ kết hợp chế độ thức ăn đơn giản nên chi phí nuôi gà lai không hề cao. Theo như tính toán của một trang trại nuôi gà lai thì chỉ mất khoảng 3-4 tháng là có thể xuất chuồng. Trọng lượng trung bình đạt từ 1,5kg cho tới 2,5kg. Và mỗi cá thể gà có thể tiêu thụ 2,8kg thức ăn/1kg trọng lượng.

Thức ăn của chúng đều là những đồ ăn cực kỳ đơn giản. Do vậy chi phí không hề cao.

Xem thêm gà chọi lông lỡ

Chuyên mục
Kinh nghiệm nuôi gà

Tìm hiểu gà chọi lông lỡ là như thế nào?

Gà chọi lông lỡ không phải vấn đề quá phức tạp đối với người nuôi gà. Chính vì thế khi gặp tình trạng gà lông lỡ cũng không nên quá lo lắng. Việc bạn cần làm chính là cải thiện chế độ ăn, chế độ chăm sóc sao cho gà đảm bảo có một bộ lông đẹp và hợp lý. Bài viết này Daga68 live sẽ giúp các bạn hình dung được về gà chọi lông lỡ và cách chăm sóc ra lông cho gà nhé.

Gà chọi lông lỡ là như thế nào?

Khái niệm gà chọi lông lỡ là chỉ những con gà chọi chưa đến tuổi thay lông nhưng tới thời gian, mùa thay lông trong năm. Diễn giải hơi phức tạp nhưng thực chất nó rất đơn giản qua ví dụ sau.

Gà chọi lông lỡ
Một chiến kê đang trong thời kỳ thay lông.

Ví dụ thời điểm đúc mái của nhiều người là khoảng tháng giêng tháng 2. (Đây là thời điểm đúc để đảm bảo đầu năm sau có gà chơi đối với nhiều người). Và sau khoảng 4-5 năm tháng thì gà con bắt đầu thay lông. Đây là thời điểm thời tiết đang mùa hè, là mùa thay lông đối với gà. Với những con đủ tuổi thay lông thì đó là bình thường. Còn đối với những con chưa đủ tuổi thay lông nhưng đã tới thời điểm thay lông trong năm thì đó là lông lỡ. Do những con gà này được đúc trước hoặc sau thời điểm tháng 2. Dẫn tới chúng bị lỡ mất kỳ thay lông nên được gọi là lông lỡ.

Ngoài khái niệm lông lỡ thì còn có khái niệm lông mùa hoặc lông 2. Đây là chỉ lần thay lông thứ 2 của gà vào mùa hè năm sau khi gà đã được hơn 1 tuổi.

Cách nhận biết gà thay lông

Dấu hiệu gà thay lông khá là đơn giản có thể nhận biết bằng mắt thường hoặc căn cứ vào tình trạng lông của gà. Khi thấy gà rụng những lông ban đầu thì chứng tỏ chúng đã bắt đầu vào mùa thay lông. Đối với gà con thì các mốc thời gian sẽ là 6-8 ngày tuổi và từ khoảng 2-3 tháng tuổi.

Còn đối với gà thông thường ra lông chuẩn thì chắc chắn vào dịp hè sẽ ra lông. Nếu thường xuyên quan sát và ôm ấp gà sẽ thấy các sợi lông gà, lông ống đang nhú ra trên phần gà.

Cách nhận biết gà chọi thay lông
Khi gà bắt đầu nhú lông ông là quá trình thay lông chuẩn bị bắt đầu.

Gà thay lông mấy tháng?

Gà chọi thay lông là một quá trình không quá dài và chia ra làm nhiều giai đoạn. Mới đầu là giai đoạn thay lông gà con từ 6-8 ngày tuổi và sau đó là thay lông gà trưởng thành từ 6-8 tháng. Thông thường gà chọi thay lông thay từ đầu cổ cho tới thân và ức. Trong quá trình này thì gà khá yếu nên hạn chế đấu, đá tập luyện mà cần bổ xung thêm đồ ăn cho gà.

Như vậy, khá thay lông sẽ diễn ra từ 2-3 tháng trong năm. Tuỳ từng con gà, chế độ chăm sóc và thức ăn mà thời gian thay sẽ khác nhau.

Thời điểm thay lông trong năm

Như đã nói ở trên thì mùa hè là mùa thay lông chính của gà. Quá trình này kéo dài từ đầu hè cho tới đầu chớm thu. Tức là rơi vào khoảng tầm tháng 6-7 theo âm lịch. Trong thời gian này thì có thể con trống sẽ thay lông sớm hơn do trong quá trình này chúng bắt đầu tập gáy và trổ mã. Đối với gà mái thì việc thay lông muộn hơn và không quá quan trọng như gà trống.

Gà chọi lông lỡ
Thời điểm thay lông cho gà là mùa hè và đầu thu trong năm

Cho gà ăn gì mau ra lông đẹp và tốt?

Chế độ ăn và điều kiện sinh hoạt là những yếu tố cực kỳ quan trọng ảnh hưởng tới quá trình ra lông ở gà. Chính vì thế trong thời gian này cần tập trung tối đa nguồn lực để bổ xung cho gà ra lông. Nhằm đảm bảo gà có 1 bộ lông đẹp, chất và khoẻ mạnh. Bộ lông đẹp cũng phần nào phản ánh được sức khoẻ của gà.

Thức ăn khi bắt đầu thay lông

Đây là thời điểm mà chuẩn bị các nguồn lực để gà ra lông. Nhất là những con gà ra lông lỡ thì cần đảm bảo nguồn lực mạnh hơn. Để kích thích gà ra lông tốt cần đảm bảo chế độ ăn uống. Giảm bớt các loại thức ăn thông thường như cám, gạo thóc. Tăng cường các loại vitamin như giá đổ hoặc các loại chất bổ xung dầu cho gà như lạc, đậu phộng. Chúng sẽ giúp ra lông bóng và mượt hơn.

Thức ăn trong quá trình thay lông

Trong quá trình này thì cần bổ xung thêm mồi và các chất giúp cho lông luôn bền đẹp. Có thể cho ăn thêm các chất tanh để thúc đẩy quá trình ra lông, thay lông. Tăng cường thêm các dưỡng chất dạng dầu như lạc, đỗ hoặc giá, đậu phộng. Nếu có thể thì bổ xung thêm dầu cá để tăng cường lông mượt hơn.

Có thể bổ xung thêm trứng cút với số lượng vừa phải khoảng 2 quả/tuần.

Thức ăn hoàn thiện quá trình khô lông

Khô lông tức là thời điểm hoàn thành quá trình thay lông. Trong thời gian này gà rất dễ bị tăng cân do bổ xung nhiều dưỡng chất. Do vậy, giảm cân cho gà thay lông là việc khá quan trọng. Khẩu phần ăn được giảm bằng 1/3 chế độ ăn gà chiến thông thường. Loại bỏ các loại mồi cho gà như thịt, cá mà thay vào đó tăng cường thức ăn xơ và chất rau xanh. Như thế sẽ đảm bảo cho gà không bị tăng cân khi thay lông.

Muốn gà thay lông nhanh thì làm như nào?

Thật ra cũng khó có thể thúc đẩy gà thay lông nhanh. Bởi chúng liên quan tới thời tiết và thời điểm phát triển của gà. Đây là bản năng chủa chúng nên chúng ta không nên tác động. Chúng ta chỉ nên áp dụng chế độ cho ăn và chăm sóc, cách tỉa lông gà đúng để cho chúng thay lông hiệu quả mà thôi.

Có nên dùng thuốc kích lông gà chọi hay không?

Đối với những con gà có vấn đề sẽ không thể đảm bảo quá trình thay lông được. Thay vào đó sẽ cần phải tác động bằng các loại thuốc. Nó cũng giống như con người vậy, cơ thể bị rối loạn sẽ không phát triển được bình thường. Do vậy, nếu bạn đang muốn tìm thuốc kích lông gà thì có thể đọc thêm tại đây.

Chú ý điều gì khi gà ra lông, thay lông

Gà thay lông, ra lông là 1 giai đoạn phát triển quan trọng của gà. Nó cũng gần giống với tuổi dậy thì ở người. Do vậy với giai đoạn này cần hết sức chú ý.

Gà thay lông chuyền đá được không?

Khi gà ra lông thì hạn chế tuyệt đối không cho gà chiến hoặc đá hoặc hoạt động nặng. Chúng có thể làm hỏng lông gà đang ra như các lông ống, lông đuôi, cánh. Như vậy sẽ rất thiệt thòi khi tham gia các trận chiến. Do vậy nếu bạn đang có câu hỏi gà thay lông có đá được không thì câu trả lời là không nhé.

Chế độ ăn cho gà quan trọng

Thức ăn cho gà màu ra lông đòi hỏi phải đầy đủ và đảm bảo. Như vậy sẽ giúp gà đủ dưỡng chất phát triển được bộ lông của mình. Tuy nhiên cũng hạn chế giảm cân cho gà bằng cách giảm khẩu phần ăn. Việc giảm cân cho gà thay lông là việc cần phải quan tâm.

Bổ xung thêm các chất dầu cho gà từ các loại thức ăn lạc, đỗ và giá nhé.

Phơi nắng cho gà

Phơi gà dưới nắng
Phơi gà dưới ánh nắng mặt trời.

Phơi nắng giúp gà phát triển và tổng hợp các loại vitamin và các chất. Nên phơi nắng thường xuyên trong nắng sớm từ 30-40 phút. Tuy nhiên cũng nên chú ý tránh để gà vùi lông trong đất, cát bẩn có thể gây dập lông. Nếu có thể hãy sàng cát sạch trắng để làm bãi vùi lông cho gà.

Tỉa bớt lông cho gà khi hoàn thiện

Chú ý tỉa lông bớt cho gà khi gà đã khô lông. Đảm bảo các vị trí của gà luôn mang tới sự thoải mái và tiện cho gà. Nhất là trong việc vào rượu nghệ cho gà giúp da gà dày hơn.

Xem thêm cách nuôi gà chọi con đúng cách

Chuyên mục
Kinh nghiệm nuôi gà

Cách nuôi gà chọi con đúng kỹ thuật nhanh lớn, khoẻ mạnh

Cách nuôi gà chọi con khác với cách nuôi và chăm sóc cho gà trưởng thành. Đo đặc thù về từng giai đoạn sinh trưởng mà chúng có những vấn đề về chất dinh dưỡng khác nhau. Nhận biết và đáp ứng được những chất cần thiết cho giai đoạn gà chọi con này giúp gà mau lớn, khoẻ mạnh. Khi đã có nền tảng vững chắc từ nhỏ khi lớn chắc chắn sẽ là chú gà chọi con sung mãn. Vậy cách nuôi gà chọi con như nào là đúng kỹ thuật cùng tìm hiểu cùng Daga68 live nhé!

Cách nuôi gà chọi con
Cách nuôi gà chọi con mau lớn khỏe mạnh

Lựa chọn gà chọi con giống khoẻ mạnh

Trước khi tiến hành vào cách nuôi gà chọi con nhanh lớn khoẻ mạnh thì chúng ta cần phải chọn con giống tốt. Có con giống tốt thì mới phát huy được hết cách nuôi và chăm sóc cho gà. Ngược lại, nếu nuôi và chăm sóc tốt nhưng con giống chưa được chuẩn. Bố mẹ không có điểm gì nổi trội thì rất khó có thể sản sinh ra được những hậu duệ khoẻ mạnh và có năng lực.

Do vậy, hãy tiến hành chọn lọc những chú gà chọi con kỹ càng từ bố mẹ. Sao cho chúng được thừa hưởng những gen tốt từ bố mẹ ngay khi vừa mới nở. Ví dụ những gen tốt sẽ là vẻ ngoài đẹp, cứng cáp khoẻ mạnh từ lông mã cho tới vảy chân.

Về cách tuyển chọn gà bố mẹ giống thì hãy đọc kỹ bài viết này nhé.

Cách nuôi gà chọi con qua từng giai đoạn phát triển

Như Minh Gà Chọi đã nói ở trên. Từng giai đoạn phát triển của gà sẽ có nhu cầu dinh dưỡng và cách chăm sóc khác nhau. Do vậy, hãy căn cứ vào từng giai đoạn mà bổ xung dưỡng chất hợp lý.

Gà chọi con mới nở

Giai đoạn đầu đời của gà chọi con nên cần hết sức cẩn thận. Trước hết cần đảm bảo nguồn nhiệt và nước uống cho gà mới nở. Đảm bảo rằng chúng giúp gà có thể khoẻ mạnh trong thời gian đầu. Hạn chế những nơi nào thoáng gió hoặc nhiệt độ quá thấp.

Cách nuôi gà chọi mới nở
Cách nuôi gà chọi con mới nở.

Bổ xung trấu và một bóng điện để sưởi ấm. Cũng nên chú ý tới các loại chuột hoặc chó mèo. Đây là những mối nguy hiểm có thể khiến gà chọi con bị chết. Lớp trấu này cần được thay thường xuyên nếu nuôi số lượng lớn. Còn nếu nuôi 1 đàn nhỏ có thể 2-3 hôm thay 1 lần.

Bổ xung nước uống pha các chất úm gà hiệu quả. Ở đây có thêm vitamin và đường glucozo. Đối với gà con có hệ tiêu hoá non nớt thì sử dụng các loại cám công nghiệp là phù hợp nhất.

Cách nuôi gà chọi con tháng đầu tiên

Sau khi đã nuôi nhốt trong khoảng vài ngày thì chúng ta chuyển giai đoạn. Cách nuôi gà chọi con mau lớn thì phân chia khoảng thời gian là cách hợp lý.

  • Tuần đầu tiên: Nên cho ăn những loại đồ ăn dễ tiêu hoá và tránh xa các đồ ăn tanh, cứng như thóc, thịt… Lựa chọn cám công nghiệp trong khoảng thời gian đầu là việc nên làm. Trong cám cũng có những chất cần thiết cho gà con được nhà sản xuất pha sẵn.
  • Tuần thứ 2: có thể bổ xung thêm các chất dinh dưỡng khác. Bởi sau 1 tuần thì gà đã rất là nhanh lớn và hoạt bát. Những thức ăn thêm như rau xanh băm nhỏ, gạo thóc say đều được.
  • Tuần thứ 3: Là thời điểm gà bắt đầu ra lông nên cần bổ xung mạnh thức ăn và dinh dưỡng. Các loại mồi thịt cá nên bổ xung định kỳ khoảng 1-2 ngày/lần. Kết thúc quá trình ăn bằng cám công nghiệp.
  • Tuần thứ 4: Gà đã khá cứng cáp thì có thể thả trong các khu vực chất định để nâng cao bản năng săn và tìm mồi. Và cũng không quên bổ xung đồ ăn theo khung giờ đã định.

Cần chú ý bổ xung thêm các loại thuốc, vắc xin phòng các bệnh hay lây ở gà đối với gà con trong giai đoạn này.

Nuôi gà chọi con từ 2-5 tháng tuổi

Giai đoạn phát triển cực mạnh của gà và quyết định tới thể hình, thể chất của gà trưởng thành. Giai đoạn này gà trống bắt đầu trổ mã và học gáy. Gà mái thì phát triển buồng trứng. Do vậy cần bổ xung mạnh vitamin, thức ăn, canxi cho gà. Cách nuôi gà đá con và cách chăm sóc trong thời gian này là cực kỳ quan trọng. Chúng tạo thành khung form cho những con gà trưởng thành sau này.

Chuyển đồ ăn sang thóc hoàn toàn. Những loại thóc đã được lọc kỹ hạt lép. Trong khẩu phần ăn hàng ngày bổ xung thêm thịt bò, thịt lợn hoặc các loại chất tanh như cá, lươn, trạch rắn rết.

Đừng quên bổ xung thêm các loại đồ ăn có chứa chất dầu như lạc hoặc đỗ để giúp lông mã của gà thêm mượt mà.

Nuôi gà chọi từ 6 tháng  trở lên

Giai đoạn 6 thành trở lên
Từng giai đoạn của gà chọi có cách chăm và nuôi khác nhau.

Đối với các con gà chọi từ 6 tháng trở lên đã hình thành được form dáng cũng như đòn thế. Thời điểm này không chỉ chế độ dinh dưỡng là quan trọng mà còn chế độ tập luyện, om bóp. Làm sao để thể hình đã đẹp nhưng phải có lực để chinh chiến được.

Về chế độ ăn thì như trong giai đoạn trước. Tuy nhiên có thể bổ xung thêm nhiều mồi hơn để giúp cơ thể duy trì tập luyện ở cường độ cao.

Tiến hành om bóp gà bằng các cách kinh nghiệm thông thường với nghệ và các chất khác. Xen lẫn với đó là các bài tập chạy, vần hơi hoặc vần đòn để tăng thêm sức khoẻ. Sau mỗi trận vần cần nghỉ ít nhất từ 3-5 ngày kết hợp vệ sinh làm sạch. Nhằm tránh mắc phải trường hợp gà chọi bị mốc trắng nhé.

Cách nuôi gà chọi con về cơ bản tới bước này là cũng gần hoàn thiện rồi đó.

Nuôi gà chọi con cần chú ý điều gì?

Dù là gà con hay gà lớn tuổi thì cũng nên chú ý những điều dưới đây. Chúng giúp cho gà có một cơ thể khoẻ mạnh và hạn chế được các bệnh thường gặp ở gà.

Thời gian cho ăn

Đây là một trong những bí kíp nuôi gà con mà nhiều người không để ý. Không chỉ quan trọng với gà chọi con mà còn cả với gà trưởng thành. Nó cũng giống như người vậy cần có mốc thời gian cho ăn hợp lý. Từ đó hình thành thói quen khoẻ mạnh cho gà.

Cách nuôi gà chọi con đúng cách là nên cho ăn trong 2 khung giờ sáng và tối. Buổi sáng sẽ là nguồn năng lượng để chúng có thể hoạt động và phát triển. Còn cho ăn buổi chiều là nguồn dinh dưỡng dự trữ giúp thúc đẩy phát triển trong thời gian ngủ đông. Đối với gà con thì chúng có thể tự do đi kiếm mồi khi nuôi cùng với mẹ. Còn nếu nuôi riêng và tách thì bổ xung 2 bữa chính theo mốc thời gian bên trên.

Cách chọn thức ăn cho gà chọi con

Gà chọi con mới nở sẽ có khẩu phần thức ăn với gà chọi được 2-3 tháng. Do vậy, tách biệt từng loại thức ăn sẽ giúp cho bộ máy tiêu hoá của gà con được đảm bảo không bị quá tải. Dẫn tới không mắc các bệnh về đường ruột.

Bổ xung thức ăn tanh
Bổ xung thức ăn tanh đầy đủ cho gà chọi.

Với gà con mới nở nên chọn những thức ăn nhẹ nhàng như cám hoặc gạo. Tuyệt đối không nên sử dụng các loại thức ăn cứng khó tiêu như thóc hoặc các chất thịt cá khác.

Khi muốn cho ăn 1 loại thức ăn mới nên cho ăn từ từ và theo dõi sức khoẻ của gà. Gà con có bị đi ngoài khi ăn các thức ăn mới này hay không? Và từ đó quyết định tăng số lượng thức ăn theo thời gian.

Đừng quên bổ xung thêm các loại rau củ quả giúp cung cấp các chất dinh dưỡng. Nhất là giai đoạn gà còn nhỏ thì đây là việc khá quan trọng.

Bổ xung thêm vitamin khoáng chất

Những loại vitamin khoáng chất có thể xuất hiện trong thức ăn như thịt bò, lươn, rắn… Tuy nhiên chúng ta cũng có thể bổ xung trực tiếp thông qua các loại thuốc. Hãy tham khảo thêm những loại thuốc, vitamin tăng lực cho gà trong bài viết này nhé.

Tiêm phòng vắc xin đầy đủ

Một điều quan trọng cực kỳ khi tìm cách nuôi gà chọi con mau lớn đó là các vắc xin phòng bệnh. Đặc biệt là những bệnh nguy hiểm ở gà như hen, niu-cat-to, bại liệt, đậu… Các loại thuốc uống hoặc tiêm trực tiếp vào cơ thể gà sẽ sinh ra những kháng thể cần thiết bảo vệ gà chọi con.

Điều kiện nuôi nhốt môi trường

Chuồng trại đảm bảo
Điều kiện nuôi nhốt chuồng trại cần đảm bảo ấm áp thông thoáng.

Gà chọi con đang trong giai đoạn lớn nên rất cần 1 chế độ  nuôi nhốt hợp lý. Những khu chuồng nuôi rộng rãi, thoáng mát và sách sẽ là phù hợp nhất. Đừng quên bổ xung thêm rất nhiều nguồn sáng mặt trời tự nhiên để giúp gà chọi con có thể bổ xung canxi một cách dễ dàng nhất.Hy vọng với bài viết này các bạn đã biết cách nuôi gà chọi con nhanh lớn và khoẻ mạnh. Những con gà chọi con có bản chất tốt, nền tảng vững vàng mới có thể sinh ra những con gà chiến khoẻ mạnh. Trong quá trình nuôi gà chọi con thì chú ý bổ xung thêm các chất dinh dưỡng cũng như các loại vắc xin phòng bệnh nhé.

Xem thêm gà Linh Kê, Thần Kê là gì?

Chuyên mục
Kinh nghiệm nuôi gà

Giống Gà Chọi Thuần Chủng Có Hay Không?

Giống gà chọi thuần chủng được nhiều người tìm mua hiện nay. Họ cho rằng mua các giống này sẽ đảm bảo gà chọi thật và có khả năng sinh ra những chiến kê tốt. Tuy nhiên mọi cần người cần biết rằng để được danh thuần chủng rất khó. Vì nó tốn rất nhiều tiền để chứng minh điều này. Dưới đây là chia sẻ của Daga68 về vấn đề giống gà chọi thuần chủng.

Giống gà chọi thuần chủng nên hiểu như thế nào?

Chúng ta cần phải biết rằng để được có cái tên thuần chủng thì cần tốn nhiều tiền để làm điều này. Đơn giản là các công trình nghiên cứu, phân tích GEN của loài đó tốn nhiều công sức, tiền của và thời gian. Ở Việt Nam chưa có những công trình dạng này. Hơn nữa nhà nước hoặc tư nhân cũng không có kinh phí để thực hiện. Vì thế đại đa số các loại động vật bản địa tại Việt Nam đều không được gọi là thuần chủng.

Thuần chủng tức là phải có các quy định về kiểu gen, mã gen là chuẩn xác nhất. Từ đó đưa ra các tiêu chí về ngoại hình và xác định giống nào thuần chủng nhất để nhân giống từ cá thể đó. Khi không xác định được cá thể thuần chủng nhất thì việc những cá thể sau có thể thuần chủng hoặc đã lai tạp hay không thì không thể biết được

Giống gà chọi thuần chủng
Có hay không giống gà chọi thuần chủng Việt Nam?

Không cần nói đâu xa giống chó Phú Quốc tại Việt Nam cũng như vậy. Mức độ nổi tiếng rất cao tuy nhiên chúng cũng không được gọi là Phú Quốc thuần chủng. Bởi đơn giản đã có công trình nghiên cứu, giải mã gen của chúng đâu. Làm sao biết cá thể nào thuần chủng mà nhân giống. Vì thế chúng không được hiệp hội giống chó quốc tế công nhận FCI.

Vì thế bất cứ giống gà chọi nào tại Việt Nam gọi là thuần chủng thì đều không đúng. Các bác chơi gà cẩn thận bị lừa mua với giá cao đấy nhé.

Giống gà chọi nào tại Việt Nam ổn nhất hiện nay?

Nếu có nhu cầu mua gà chọi thuần chủng mà không được thì đừng quá lo lắng nhé. Hãy tìm tới những dòng gà chọi hàng đầu tại Việt Nam dưới đây. Tuy không phải là thuần chủng nhưng chúng được tuyển chọn và nhân giống rất kỹ. Vì thế mà xác xuất chúng bảo đảm được nguồn gen từ xưa tới nay là khá cao.

Có khá nhiều giống gà chọi hay trên khắp cả nước. Tuy nhiên ở cái nơi gọi là nôi của gà chọi như miền Bắc lại hầu như không có dòng gà nòi nào được tuyển chọn. Đã có những câu chuyện về gà Thổ Hà – Bắc Giang, gà Bắc Ninh, Thái Bình, Nghi Tàm nhưng đó là ngày xưa. Tại đây không có hệ thống nuôi và chọn gà bài bản như miền Trung và miền Nam.

Gà chọi Bình Định

Đứng đầu trong số giống gà chọi thuần chủng tại Việt Nam đó là gà chọi vùng đất võ. Chúng nổi tiếng từ thời xa xưa cho tới nay. Nhất là từ thời Tây Sơn – Nguyễn Huệ vào những năm 16xx-17xx. Tức là chúng đã có tuổi đời 3-400 năm. Dòng gà ở đây nổi tiếng nhất là dòng Bảy Quéo và dòng Ngân Hàng. Tương truyền thì dòng gà này có từ thời Nguyễn Lữ, Nguyễn Huệ. Đây cũng là cơ sở để sinh ra Hùng Kê Quyền nổi danh.

Tại đây có khoảng 900 cá thể gà đã được đăng ký và bảo tồn. Vì thế mà những giống gà này đều được tuyển chọn khá sắt sao. Đảm bảo được các yếu tố về ngoại hình cho các khách hàng xem và lựa chọn.

Gà chọi Vạn Giã

Cũng khá nổi danh tại Ninh Thuận và trên khắp cả nước. Thậm chí nghề nuôi và bán gà chọi giống thuần chủng tại đây cũng đã trở thành 1 nghề đối với nhiều người. Vì thế mà cuộc sống của những người dân nơi đây cũng khá lên rất nhiều.

Gà chọi Vạn Giã
Đầu mặt giống gà chọi nòi Việt Nam_ Daga68 live

Khu vực miền Trung có thể tham khảo thêm các dòng giống gà chọi nổi tiếng khác như gà Phan Rang thuộc Khánh Hòa, gà Sông Vệ thuộc Quảng Ngãi.

Gà chọi Cao Lãnh

Nhắc tới cái tên này hẳn có rất nhiều giai thoại về gà Cao Lãnh. Chúng là giống gà đá cựa nổi tiếng nhất nhì trong khu vực. Thậm chí có nhiều người từ Lào, Campuchia, Thái Lan trực tiếp qua tìm mua và chọn giống. Vì thế có thể khẳng định rằng gà chọi Cao Lãnh tuy không phải giống gà chọi thuần chủng nhưng mức độ chất của chúng thì không phải bàn cãi. Ưu điểm giống gà này chính là tốc độ ra đòn nhanh và rất lì đòn. Vì thế mà sức chiến đấu, khả năng dành chiến thắng cũng khá cao.

Gà chọi Cao Lãnh
Gà chọi Cao Lãnh với nhiều giai thoại nổi tiếng.

Gà chọi Chợ Lách

Song song với Cao Lãnh thì chợ Lách cũng có những chiến kê rất tốt. Đây cũng là giống gà đá cựa khá nổi tiếng. Thậm chí đã có những câu thơ dạng như Gà nào hay bằng gà Chợ Lách, gái nào bảnh bằng gái Nha Mân”. Nếu bạn là một người đam mê với dòng gà đá cựa thì có thể tham khảo thêm dòng gà này nhé.

Gà chọi Bà Điểm

Tuy ở khu vực miền nam tuy nhiên gà chọi bà Điểm lại là dòng gà đòn chứ không phải dòng gà đá cựa. Vẻ gan lì và đòn nậng của chúng cũng được đánh giá khá cao. Tuy xung quanh hầu hết đều là gà đá cựa nhưng gà chọi Bà Điểm vẫn một mình một phong cách. Là dòng gà đòn không thua kém bất cứ dòng gà nào khác tại Việt Nam.

Xem thêm gà mái có cựa có nên nuôi hay không