Kinh nghiệm nuôi gà

Chuyên mục
Kinh nghiệm nuôi gà

Hướng dẫn chọn cát trắng và quy trình sử dụng cát trong nuôi gà đúng cách

Sử dụng cát trắng nuôi gà đang là phương pháp được nhiều kê sư quan tâm. Bởi lẽ nó mang lại nhiều lợi ích nhất định. Cùng trực tiếp đá gà 68 tìm hiểu và lựa cát trắng phù hợp với chiến kê ngay sau đây.

Lợi ích khi sử dụng cát trắng cho sư kê

Cát có đặc tính hút nước nhanh. Nếu gà uống nước rơi vãi hoặc ỉa/ đái trong chuồng thì nó sẽ thoát nước nhanh hơn, đảm bảo môi trường sống của chiến kê được tốt nhất. Từ đó ngăn chặn được vi khuẩn phát triển và gây bệnh cho gà đá.

Phân gà sau khi bị thoát hơi nước sẽ trở nên khô/ cứng, lúc này kê sư có thể sử dụng rây lọc để loại bỏ chất cặn đi một cách dễ dàng, thuận tiện trong quá trình vệ sinh chuồng trại.

Đặc biệt vào ngày hè nắng nóng, gà có thể sử dụng cát trắng để tắm, loại bỏ các vi sinh vật hay mầm bệnh ký sinh trên da/ lông. Vừa an toàn mà tính hiệu quả lại cao.

Cát trắng nuôi gà mang lại nhiều lợi ích
Cát trắng nuôi gà mang lại nhiều lợi ích

 

Hướng dẫn mua cát trắng đúng cách

Để sử dụng cát trắng nuôi gà thì điều đầu tiên cần thực hiện chính là tìm nguồn cung ứng cát. Đặc biệt sử dụng đúng loại cát sẽ giúp gà đá khỏe mạnh và ít bệnh tật hơn.

Cát nuôi gà được chia làm ba màu cơ bản là cát đen, cát trắng và cát vàng. Nếu chọn loại tốt nhất thì anh em nên ưu tiên mua cát trắng. Thứ nhất là vì giá thành rẻ hơn, giúp bạn tiết kiệm được chi phí. Thứ hai là khả năng hút nước nhanh, giúp chuồng trại được khô ráo.

Tiếp đến là cát trắng –  nhìn chung giá thành nhỉnh hơn chút nhưng bù lại nó sẽ hỗ trợ quá trình dọn dẹp vệ sinh chuồng trại tốt hơn. Cuối cùng là cát vàng.

Anh em có thể dễ dàng tìm được đơn vị bán cát trên thị trường. Ưu tiên chọn cát sạch, đã lọc bỏ đá/ sạn nhỏ bên trong.

Bạn có thể dễ dàng tìm mua cát trắng trên thị trường
Bạn có thể dễ dàng tìm mua cát trắng trên thị trường

Quy trình sử dụng cát trắng nuôi gà

Sau khi tìm được nơi cung ứng bán cát trắng nuôi gà thì anh em bước vào quy trình nuôi dưỡng.

– Bước 1, chuồng nuôi: Chuồng nuôi gà đá cần đảm bảo tiêu chuẩn 2,5 x 2 x 1,5m (dài x rộng x cao). Nền chuồng không sử dụng nền cát 100% vì khả năng giữ nhiệt cao, vào mùa đông/ hè, gà có nguy cơ nhiễm lạnh hoặc quá nóng. Thay vào đó sử dụng nền xi măng (sau đó mới rải cát trắng lên trên). Mái chuồng cũng ưu tiên sử dụng chất liệu chống nóng. Nếu xung quanh trồng cây thì càng tốt.

– Bước 2, cát trắng nuôi gà: Đổ cát trắng vào nền chuồng, đảm bảo độ dày khoảng 50cm trở lên. Lưu ý cứ 2 – 3 ngày thì thay chất độn chuồng và thay mới cát sau 1 năm để đảm bảo vệ sinh.

Đảm bảo đổ cát bằng phẳng
Đảm bảo đổ cát bằng phẳng

 

Lưu ý khi sử dụng 

Không thể phủ nhận việc sử dụng cát trắng nuôi gà mang lại rất nhiều lợi ích, nhất là về sức khỏe, tiếp đến là giúp kê sư tiết kiệm được thời gian – công sức dọn dẹp chuồng trại định kỳ. Tuy nhiên cũng cần lưu ý một số vấn đề sau:

– Chuồng trại nuôi gà luôn phải đảm bảo sự sạch sẽ, hạn chế tình trạng ẩm ướt quá lớn

– Thay cát mới sau 1 năm nhưng bù lại phải thường xuyên sử dụng thuốc sát trùng (theo quy định của bác sĩ thú y)

– Vệ sinh máng ăn, máng uống thường xuyên trong ngày và tuần. Loại bỏ thức ăn/ nước uống cũ trong ngày

– Bổ sung thêm cát trắng nuôi gà nếu thấy lượng vơi đi hoặc bị bẩn quá nhiều

– Rải cát đều chuồng, đảm bảo sự bằng phẳng, tránh chỗ cao chỗ thấp

Bạn đã nắm được cách sử dụng cát trắng nuôi gà chưa? Hãy áp dụng vào mô hình nuôi gà đá phục vụ cho các trận đá gà trực tiếp ngay nhé!

Xem thêm : 

Xem trực tiếp đá gà cựa dao máu lửa

Hướng dẫn đăng ký tài khoản chơi đá gà SV388

Chuyên mục
Kinh nghiệm nuôi gà

Tìm hiểu về thế gà đá ôm đấm và những thế gà đá ôm đấm

Gà đá ôm đấm là một khái niệm khá quen thuộc trong giới đá gà trực tiếp. Nói dễ hiểu thì đây là lối đá thường thấy ở gà chọi. Bạn đã sẵn sàng tìm hiểu rõ các lối đá ôm đấm chưa? Bài viết này đá gà 68 sẽ cung cấp cho bạn các thông tin hữu ích!

Gà đá ôm đấm là gì?

Gà đá ôm đấm là một trong những thế đá cực kỳ ấn tượng của chiến kê. Nó có thể ôm đầu, ôm cánh, ôm vai, thậm chí là ôm cổ của đối thủ rồi dùng chân để tấn công. Cách này sẽ khiến cho đối thủ không thể nào trả đòn được – bởi bị kìm lại. Các đòn đá mạnh vào phần dưới sẽ khiến chúng ngã quỵ. Nhẹ thì choáng váng, nặng thì tổn thương nội tạng rồi chết.

Một trong những đặc điểm để nhận biết bạn có đang sở hữu một chiến kê ôm đấm hay không đó là:

– Kết cấu khung xương to, chắc.

– Cần cổ lớn.

– Thường sở hữu thế đứng đòn cân. Số ít thì dáng đứng giọt mưa – nhưng khá hiếm.

– Lực đá mạnh.

– Gen của chúng thường khá trội, sau này đúc mái, đời con đều sẽ sở hữu khả năng này.

 

Tổng hợp các kiểu gà đá ôm đấm điển hình hiện nay

Gà đá ôm đấm có rất nhiều kiểu. Anh em có thể tham khảo từng đặc điểm để đánh giá đống gà chiến của mình, xem xem có con nào có lối đá ôm đấm không, từ đó tập trung vào huấn luyện để tạo nên một chiến binh hung dũng.

Gà đá ôm đấm chuyên nghiệp

Một trong những đặc điểm để nhận biết ở gà đá ôm đấm chuyên nghiệp đó là chúng thường tập trung ôm vào phần đầu, cánh và vai của đối thủ.

Gà ôm đấm
Gà ôm đấm

 

Khi trận đấu vừa diễn ra, chúng sẽ tấn công liên tục vào thân của đối thủ. Thậm chí dù có bị đè lên trên thì chúng vẫn sẽ đá về phía đối phương mà không có dấu hiệu dừng lại. Cộng với bản tính máu chiến và hung hăng, chúng đích thực là “ngôi sao” của sân khấu.

Phần lớn những con gà đá ôm đấm chuyên nghiệp sẽ giành phần thắng. Nhưng vốn không có gì là tuyệt đối, vẫn sẽ có con thua, nhưng dù đối thủ có thắng trận đi chăng nữa thì khó mà đá được nữa. Bởi bị tấn công quá nhiều, rất dễ xảy ra nội thương. Mà chữa không kỹ, không đúng thì gà chết rất nhanh.

Gà đá ôm đấm không chuyên

Anh em trong làng đá gà thường gọi những con ôm đấm không chuyên với tên gọi khác đó là “vào mai ra mé”. Chúng thường rất mạnh và nhanh, không những vậy còn sở hữu các thế đá nguy hiểm.

Sở dĩ gọi là gà đá ôm đấm không chuyên là vì chúng không chỉ sở hữu thế ôm đấm (ôm vai, ôm đầu,… đối thủ) mà còn có thể linh hoạt kết hợp nhiều thế đá khác. Chẳng hạn khi bị đối thủ đá văng ra, chúng có thể thay đổi cách tấn công, chụp hầu mé để đá.

Gà ôm đấm không chuyên
Gà ôm đấm không chuyên

 

Nhiều anh em thường nhầm lẫn gà đá ôm đấm không chuyên với gà đá hỗn hợp – đa dạng (lối đá nào cũng biết chút ít). Tuy nhiên kê sư mà sở hữu con gà chiến này thì cứ tự tin mà ôm ra trận, bởi kết quả trận đấu đã nắm chắc trong lòng bàn tay.

Gà đá ôm đấm sinh thế

Khác với hai thế đá trên, gà đá ôm đấm sinh thế được dùng để hóa giải thế đá của đối phương, đây không phải là “vũ khí” để chúng tấn công và cũng không phải sở trường của chúng. Những con gà đá này thường rất hiếm gặp, mặc dù thế chúng vẫn rất được yêu thích nhờ sự linh hoạt.

Gà ôm đấm sinh thế
Gà ôm đấm sinh thế

 

Bạn đã hiểu hơn về gà đá ôm đấm chưa nào? Hy vọng anh em đã có thêm những thông tin hữu ích sau bài viết. Đừng quên chia sẻ thêm kinh nghiệm chăm sóc những chiến kê nổi bật này cho anh em cùng biết nhé!

Xem thêm  :

Xem đá gà tre trực tiếp cực hot

Nạp tiền vào tài khoản đá gà SV388 tại đây

Chuyên mục
Kinh nghiệm nuôi gà

Gà đá về bị sưng hầu – đau hầu thì xử lý như thế nào?

Gà đá về bị sưng hầu – đau hầu là một trường hợp thường gặp. Nếu anh em không nắm được cách giải quyết thì chúng sẽ chuyển sang ké hầu, chữa sẽ mệt hơn. Quan trọng hơn nữa là bị nặng quá phải bỏ gà, vì không đấm đá gì được nữa, tham gia đá gà trực tiếp cũng không giành được thắng lợi.

Gà đá về bị sưng hầu phải làm như thế nào?

Không để anh em phải chờ lâu, chúng tôi sẽ hướng dẫn cho bạn cách “giải cứu” khi gà đá về bị sưng hầu.

Hầu như khi ra trường, gà đá luôn tập trung vào phần hầu, đầu, mặt,… của chiến kê để tấn công. Nên dù gà của bạn có giành được chiến thắng hay không thì bạn cũng nên áp dụng phương pháp này. Nếu gà của bạn không bị sưng hầu thì việc thực hiện cũng không mang lại tác dụng phụ. Mà nếu có thì cũng hạn chế tuyệt đối được bệnh ké hầu ở gà.

Dấu hiệu dễ nhận biết nhất cho thấy gà đá về bị sưng hầu là phần hầu, mặt mũi,… đều bị sưng phù lên. Lúc này anh em mang gà về tiến hành ngâm chân ngay. Nước ngâm chân là nước ấm đơn giản thôi, hoặc nấu nước từ các rễ cây cho chiến kê ngâm thì càng tốt.

Dấu hiệu dễ nhận biết nhất bị sưng hầu là phần hầu, mặt mũi,… đều bị sưng phù lên
Dấu hiệu dễ nhận biết nhất bị sưng hầu là phần hầu, mặt mũi,… đều bị sưng phù lên

 

Sau khi ngâm chân xong thì tắm rửa cho gà, đồng thời vỗ đờm. Gà thường ngậm máu, đờm trong quá trình thi đấu. Nếu không vỗ đờm ra thì chúng sẽ hóa nhớt, bám dính vào cổ họng hoặc dạ dày, gây viêm nhiễm và mắc nhiều bệnh hơn nữa.

Vỗ đờm xong thì kiểm tra toàn bộ cơ thể gà, xem ngoài sưng hầu – sưng mặt ra thì có bị thương chỗ nào khác không. Với những vết thương bên ngoài thì tiến hành sát trùng, băng bó cẩn thận.

Tiếp theo, anh em vò 3 cục cơm nhỏ, trộn thêm 1 men tiêu hóa, thuốc kháng sinh và alpha choay – thuốc chống viêm, giảm phù nề.

Alpha choay – thuốc chống viêm, giảm phù nề
Alpha choay – thuốc chống viêm, giảm phù nề

 

Ngoài việc dùng thuốc thì các kê sư nhớ tìm lá ngải cứu về đun sôi lên. Dùng khăn ngâm qua, vắt sạch nước, chỉ giữ lại hơi ấm rồi chườm trực tiếp lên hầu gà cũng như chỗ bị sưng. Khi nào khăn hết nóng thì tiếp tục ngâm qua nước, vắt sạch rồi chườm vào. Cứ áp dụng như thế khoảng 15 – 20 phút. Lá ngải cứu có công dụng rất tốt trong việc kháng viêm.

Anh em nhớ cho gà ngâm chân 2 ngày, chườm nóng 2 ngày và dùng thuốc 3 ngày. Đảm bảo với mọi người là gà sẽ không bị sưng hầu nữa, cũng không bị ké luôn. Cách thức này vừa đơn giản lại dễ thực hiện, quan trọng hơn hết là chi phí rẻ nên ai cũng có thể áp dụng được.

Hướng dẫn chữa trị

Như đã nói ở trên, gà đá về bị sưng hầu mà không chữa ngay sẽ chuyển sang ké hầu. Nhẹ thì vẫn chữa được, nhưng nặng thì hơi phức tạp, tốt nhất là bỏ, vì tốn công sức.

Nhưng nếu anh em vẫn muốn tham khảo cách chữa gà bị ké hầu thì chúng tôi sẽ giới thiệu một phương pháp – mổ.

Mổ ké hầu
Mổ ké hầu

 

Chỉ có mổ mới trị dứt điểm được tình trạng ké. Đầu tiên cứ để ké to lên, sau đó thì mổ lấy trực tiếp ra là được. Tất nhiên nói thì dễ, còn bắt tay vào thực hiện thì đòi hỏi rất nhiều kỹ thuật cũng như tay nghề, nên anh em nào còn “non tay”, chưa phẫu thuật bao giờ thì đừng làm, nhiều khi chữa lợn lành thành lợn què.

Anh em nào còn thắc mắc về vấn đề gà đá về bị sưng hầu – đau hầu thì hy vọng bài viết này đã mang đến cho bạn các thông tin hữu ích. Đừng quên chia sẻ kinh nghiệm chữa của bạn cho mọi người cùng tham khảo trong phần bình luận phía dưới bài viết nhé!

Xem thêm : 

Xem đá gà thomo campuchia trực tiếp

Hướng dẫn tham gia cá cược đá gà trực tiếp trên nhà cái SV388

Chuyên mục
Kinh nghiệm nuôi gà

Tổng hợp những mẹo nuôi gà không bị bệnh của các sư kê

Cách nuôi gà không bị bệnh hôm nay thực chất là chia sẻ các mẹo vặt hay mà các kê sư chuyên nghiệp tích lũy được trong quá trình chơi gà của mình. Sẽ có một số thông tin các anh em đã biết hoặc chưa. Mặc dù vậy cũng nên tham khảo để trang bị cho mình những kinh nghiệm tốt nhất!

Cách nuôi gà không bệnh từ các mẹo vặt hay

Tỏi – Thần dược đối với chiến kê

Tỏi sẽ mang lại công dụng rất hiệu quả nếu sử dụng đúng cách. Nhất là khi gà bị bệnh không tiêu, cảm gió, chói nước, khò khè,… thì nhất định không nên bỏ qua thần dược này.

Cách sử dụng rất đơn giản, giã nhỏ tỏi rồi trộn chung với cơm nóng nhét cho gà ăn. Hoặc đập dập rồi nhét trực tiếp vào miệng gà, pha kèm với một chút nước ấm cho uống cũng rất tốt. Dù gà có bị bệnh hay không thì cũng nên cho gà ăn tỏi 1 lần/tuần, không chỉ hạn chế gà bị ốm mà còn tăng sức đề kháng cho chiến kê

Tỏi – Thần dược đối với chiến kê
Tỏi – Thần dược đối với chiến kê

Cách nuôi gà không bị bệnh từ mật ong

Tin chắc rằng mẹo vặt này không được nhiều người biết. Nếu như gà sắp bước vào giai đoạn thay lông nhưng trước đó có kèo đá, thì anh em có thể pha 2 muỗng mật ong với 1 lòng đỏ trứng gà (trứng gà so càng tốt) rồi cho gà uống. Cách này sẽ giúp gà “hoãn” quá trình thay lông đến 2 – 3 tuần.

Phương pháp này đã được áp dụng và thành công nên bạn không phải lo lắng về tính xác thực.

Gà bị trúng gió – Cách nuôi gà không bị bệnh

Gà bị trúng gió tưởng là bệnh nhẹ, nhưng không xử lý nhanh thì nguy cơ chết gà như chơi. Khi phát hiện chiến kê của bạn bị trúng gió, bạn nhanh chóng chặt móng chân ở ngón chúa (ngón dài nhất), chặt hơn nửa móng cho máu chảy ra, rồi cho gà vào chỗ mát mẻ để nghỉ ngơi. Tầm 1 tiếng thì nó sẽ hồi phục lại.

Bệnh cạnh đó anh em cũng nên chủ động che chắn chuồng nuôi cẩn thận khi trời nổi gió để tránh tình trạng này.

Gà bị trúng gió – Cách nuôi gà không bị bệnh
Gà bị trúng gió – Cách nuôi gà không bị bệnh

Kiểm soát giới tính của trứng gà bằng… ấp máy

Thông tin này thì được các kê sư “có tuổi” chia sẻ thôi, còn đã ai áp dụng và thành công hay chưa thì thực sự chưa rõ lắm.

Theo như chia sẻ thì gà ấp trứng khoảng 21 ngày sẽ nở. Vào khoảng ngày thứ 10 – 12 là lúc phôi trứng hình thành nên giới tính của con non trong tương lai. Nếu như muốn tỷ lệ con trống nhiều hơn con mái thì cho trứng vào máy ấp, sau đó tăng nhiệt độ máy ấp lên 1 độ, khoảng 48 giờ thì hạ xuống như bình thường.

Ngược lại muốn tăng tỷ lệ trứng mái hơn so với trứng trống thì hạ nhiệt độ máy ấp xuống 1 trứng, sau 48 giờ thì quay trở lại nhiệt độ bình thường.

Anh em nào nuôi gà công nghiệp, gà lấy thịt,… thì có thể áp dụng cách này. Còn giới chơi gà chiến – đá gà trực tiếp thường thích ấp tự nhiên hơn để đảm bảo chất lượng của con non.

Cách để gà có lông ngũ sắc

Nói dễ hiểu thì là kiểm soát màu lông của chiến kê. Mẹo vặt này cũng là lưu truyền lại, còn mức độ chính xác hay không thì chưa rõ, anh em có thể tự áp dụng rồi chia sẻ kết quả với mọi người.

Cụ thể: bắt 1 con cá lóc nặng khoảng 3 lạng, 50gr lưu hoàng (ở các tiệm thuốc nam). Sau đó mang về nhà mổ bụng cá, nhét lưu hoàng vào. Lưu ý không moi ruột cá nhé. Lấy báo cuốn tròn cá lại, cho vào khạp rồi chôn dưới đất. 1 năm sau lấy lên, giã nát rồi trộn với cám cho gà ăn.

1 con cá như vậy sẽ đủ khẩu phần của 5 con gà con. Khi gà ăn vào sẽ dẫn đến nóng trong, rụng lông,… khi lông bắt đầu mọc lại sẽ mọc ra lông ngũ sắc. Tuy nhiên đợt lông tiếp theo nó sẽ quay trở lại màu lông ban đầu của nó.

Cách nuôi gà không bị bệnh – gà chảy nước mắt, mắt sủi bọt

Nếu gà chiến của bạn xuất hiện tình trạng chảy nước mắt, mắt sủi bọt,… thì lấy vài đọt khế, cho thêm muối hột vào rồi giã nát vắt nước, nhỏ trực tiếp vào mắt gà.

Phương pháp này đã được nhiều người áp dụng và công nhận về sự hiệu quả. Lưu ý là trong quá trình thực hiện nhớ làm sạch sẽ để không bị vi khuẩn.

Kết luận

Phía trên là các cách nuôi gà không bị bệnh – mẹo hay nuôi gà được lưu truyền từ dân gian. Tùy mỗi anh em mà có thể xem nó như một bài thuốc để áp dụng trong quá trình nuôi gà đá gà cựa dao của mình hoặc tham khảo cho vui – mở mang kiến thức cũng được!

Chuyên mục
Kinh nghiệm nuôi gà

Cách sơ cứu gà bị đá vào mắt sau trận đấu tránh mù mắt cho gà

Gà bị đá mù mắt khi tham gia trận đá gà trực tiếp? Đó là một chú gà chiến hay và bạn mong muốn tìm được phương pháp chữa trị hiệu quả? Chữa gà bị đá mù mắt như thế nào? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây của đá gà 68.

Làm gì khi gà bị đá mù mắt?

Điều đầu tiên khi phát hiện gà bị đá mù mắt đó là bạn cần kiểm tra mức độ nặng nhẹ của vết thương, có như vậy mới xác định được phương pháp chữa trị, có trị được dứt điểm không hay chấp nhận bỏ qua.

Gà bị đá mù mắt sau khi đi trường về
Gà bị đá mù mắt sau khi đi trường về

 

Cách kiểm tra rất đơn giản, bạn quơ tay hay làm những tác động nhất định ở vị trí mắt bị thương từ xa cho đến gần và đánh giá vết thương. Nếu chúng chớp mắt liên tục và cố ý né tránh thì có nghĩa mắt của chúng không bị thương quá nặng, chúng vẫn có thể nhìn thấy rõ, bạn có thể chữa trị được. Ngược lại nếu gà không có bất cứ phản ứng gì thì xin chia buồn.

Tuy nhiên nếu bạn vẫn nhất quyết thử điều trị cho chiến kê thì có thể áp dụng chung công thức dưới đây.

Hướng dẫn chữa gà bị đá mù mắt khi ra trận

Dưới đây là quy trình chữa gà bị đá mù mắt, có thể áp dụng cho cả chiến kê bị các tác nhân như cây cối chạm vào mắt hay trúng cựa, bụi trong mắt,….

– Bước 1, vệ sinh: Đây là điều cần thiết khi xử lý vết thương, đầu tiên bạn cần sử dụng nước muối loãng để làm sạch vết thương cũng như tránh tình trạng nhiễm trùng. Riêng với vết thương trong mắt gà thì ưu tiên sử dụng nước muối sinh lý dành cho người, nhỏ trực tiếp vào cả 2 mắt gà (dù chỉ 1 mắt bị thương), sau đó cho chúng nghỉ ngơi. Sáng hôm sau có thể bôi thuốc mỡ tetracycilin để bảo vệ mắt chúng.

– Bước 2, kiểm tra cơ thể: Sau khi xử lý tạm thời vết thương ở mắt, kê sư cần tắm rửa sạch sẽ cho chiến kê sau khi chúng ra trường về, sử dụng khăn lạnh để lau toàn bộ cơ thể, nước lạnh sẽ giúp cơ bắp co lại. Với những vết thương bầm tím nên sử dụng khăn nóng để tan máu bầm.

– Bước 3, cho gà bị đá mù mắt dùng thuốc: Cho gà sử dụng Bio-gentadrop, đây là một thuốc chuyên đặc trị cho mắt gà, nhất là bệnh mắt đỏ, đá mù mắt sau khi đi trường về. Cách sử dụng được hướng dẫn trực tiếp trên bao bì, hãy đảm bảo rằng bạn thực hiện theo đúng hướng dẫn để chiến kê hồi phục một cách tốt nhất.

Bio-gentadrop – một thuốc chuyên đặc trị cho mắt gà
Bio-gentadrop – một thuốc chuyên đặc trị cho mắt gà

 

– Bước 4, chế độ dinh dưỡng: Gà khi bị đau chúng có xu hướng bỏ ăn, kén ăn; nó là một trạng thái bình thường – cũng giống như con người vậy. Do đó chế độ dinh dưỡng lúc này nên có sự khác biệt so với bình thường. Thay vì cho ăn thóc/ lúa bạn nên cho chúng ăn cơm trắng, như vậy sẽ giúp tiêu hóa nhanh hơn.

Không cần bổ sung mồi tươi, thịt cá gì cả, vì hệ tiêu hóa của gà lúc này không thực sự tốt để tiêu thụ lượng thức ăn này, thậm chí nó có thể sản sinh tác dụng phụ khi gây ra tình trạng đầy hơi, chướng diều,…

Thay vào đó cho gà sử dụng mật ong, trứng vịt lộn – trứng cút lộn đã nấu sẵn,… sẽ bổ sung cho chiến kê rất nhiều.

– Bước 5, nghỉ ngơi: Đây là điều tất nhiên rồi, hãy để cho gà chiến của bạn có đủ thời gian phục hồi sau khi bị thương. Đừng bắt chúng phải tập luyện lại ngay, điều này không mang lại hiệu quả mà còn khiến nhiều thứ tệ đi.

– Bước 6, không gian chăm sóc: Vì mắt gà bị thương nên nó có xu hướng dễ bị nhiễm khuẩn nên hãy chắc chắn rằng không gian chăm sóc gà sạch sẽ, không có bụi bẩn bám dính vào vết thương cho đến khi bình phục hoàn toàn.

Đó là toàn bộ cách xử lý khi gà bị đá mù mắt, hy vọng kê sư đã có được những thông tin hữu ích sau bài viết của đá gà 68. Hi vọng anh em mãi ủng hộ đá gà casino nhé.

Xem thêm : 

Xem trực tiếp đá gà tre thomo campuchia

Nạp tiền vào tài khoản đá gà trực tiếp SV388

Chuyên mục
Kinh nghiệm nuôi gà

Công thức Mỏ gà chọi cực chuẩn cho các anh sư kê

Mỏ gà chọi là một bộ phần cần được chăm sóc kỹ lưỡng. Vì đây là bộ phận tạo ra nhiều đòn đánh cực kỳ hiểm hóc. Để chiến kê sử dụng được tối đa sức mạnh của mỏ thì anh em cần biết đến thủ thuật mở mỏ gà chọi.

Gà mở mỏ là gì?

Mở mỏ gà đá là thuật ngữ được dùng thường xuyên của các sư kê trong giới đá gà. Khi gà chọi được nuôi từ nhỏ, các sư kê sẽ dùng dây kẽm để buộc quanh mỏ của gà. Đến khi đạt chuẩn để đá thì các sư kê mới tháo bỏ dây kẽm ra. Việc tháo bỏ dây kẽm trên mỏ gà này được gọi mở mỏ gà chọi. Những con gà chưa được tháo dây là gà chưa mở mỏ.

Việc tháo bỏ dây kẽm trên mỏ gà này được gọi mở mỏ gà chọi
Việc tháo bỏ dây kẽm trên mỏ gà này được gọi mở mỏ gà chọi

Đây là một bước rèn luyện giúp gà nâng cao sức mạnh của mình. Những chú chiến kê không chỉ nhờ vào khả năng bẩm sinh, mà còn phụ thuộc nhiều vào sự nuôi dưỡng, kinh nghiệm chăm gà chọi của người nuôi. Cụ thể như việc mở mỏ gà chọi cũng cần người nuôi phải làm đúng kỹ thuật, đúng thời điểm.

Cách mở mỏ gà chọi

Trước khi mở mỏ gà chọi

Anh em nên nhớ, trước khi cho gà mở mỏ thì cần cho gà ăn uống đầy đủ chất. Để gà sung hơn thì nhiều sư kê mồi cho chúng. Anh em dùng một con gà tơ nhỏ hơn để nhử, 1 lần. ngày. Mỗi lần vần mồi gà như vậy cho gà mổ từ 1 – 2 cái rồi nhốt lại.

Đây là bước giúp gà hăng hơn, tự tin hơn. Nếu như gà của anh em hăng quá thì không cần nhử quá nhiều, cho chúng chạy lồng là được.

Lúc để mở mỏ gà chọi

Thông thường khi gà chọi được 8 đến 9 tháng tuổi thì là lúc thích hợp để anh em mở mỏ gà chọi. Đây là thời điểm gà đã khô hết lông máy và biết gáy.

8 đến 9 tháng tuổi thì là lúc thích hợp để anh em mở mỏ gà
8 đến 9 tháng tuổi thì là lúc thích hợp để anh em mở mỏ gà

 

Khi gà được mở mỏ thì anh em cần om bóp, vần hơi, vô nghệ và chạy lồng. Nhưng lưu ý vần hơn gà nhiều nhưng ít hồ thì gà của anh em sẽ dễ quen đánh ít. Khi mở mỏ cho gà nhử thì cần tránh không để gà mở mỏ bị đá, vì bị đá sẽ khiến gà bị rót. Trường hợp gà mở mỏ không chịu đá thì cần cầm phu nhử thêm cho gà chịu đùn đẩy nhau.

Ngoài ra, cần kết hợp chế độ dinh dưỡng phù hợp để gà cứng cáp và có thể xổ.

Thời gian mở mỏ gà chọi là bao lâu

Nếu mở mỏ gà chọi thường chỉ mở trong 5 – 15 phút khi nhảy từ 5 phút đến 1 hồ phụ thuộc vào thể trạng của gà.

Tuy nhiên thời gian mở mỏ gà chọi tối đa chỉ nên khoảng 15 phút, vì mỏ sụn gà còn non, chỉ nhử thời gian đó là vừa, sau này mới tăng thêm. Sau khi mở mỏ xong nhốt lại thì cho gà tiếp tục chạy lồng để sung hơn và căng chân.

Chế độ luyện tập sau khi mở mỏ gà chọi

Anh em nuôi gà nên cho gà luyện tập ngay sau khi mở mỏ với chế độ vần đòn.

Lần 1: Sau khi cho gà chơi 1 hồ đòn thì cho nghỉ 12 ngày

Lần 2: 5 phút đòn cùng 30 phút vần hơi rồi cho gà nghỉ 10 ngày

Lần 3: 2 hồ đòn rồi cho gà nghỉ 5 ngày

Lần 4: 5 phút đòn + 30 phút hơi nghỉ 15 ngày

Lần 5: 3 hồ đòn rồi cho gà nghỉ 18 ngày

Lần 6: 5 phút đòn + 80 – 90 phút hơi và cho gà nghỉ 17 ngày.

Từ sau lần nghỉ 15 ngày của lần thứ 6 thì anh em có thể bắt đầu cho gà đi đá được.

Chế độ luyện tập sau khi mở mỏ gà chọi
Chế độ luyện tập sau khi mở mỏ gà chọi

 

Lúc nào xổ gà được

Tùy vào thể lực mà sau 2 tuần chạy lồng thì anh em có thể xổ gà. Còn nếu anh em thấy thể lực của gà chưa đủ thì nên nuôi và vần thêm cho chúng. Cường độ xổ gà cũng được chia theo từng đợt và tăng dần.

Xổ lần 1 khoảng 15 phút. Lần 2 tăng lên 25 phút. Từ lần thứ 3 thì anh em có thể xổ gà khoảng 2 hồ. Lưu ý, trong lần xổ thứ 3, anh em sẽ không vô nghệ mà chỉ thường phun rượu hoặc tắm trà. Trong lần xổ gà thứ 4 và thứ 5 anh em sẽ vô nghệ chồng.

Trên đây là cách mở mỏ gà chọi được nhiều sư kê áp dụng rất hiệu quả. Các anh em có thể áp dụng được cho gà của mình. Chúc anh em sớm đúc được những chiến kê như ý.

Xem thêm : 

Xem đá gà cựa sắt trực tiếp 

Hướng dẫn tham giá cá cược đá gà trực tiếp tại nhà cái SV388

Chuyên mục
Kinh nghiệm nuôi gà

Vảy gà xiên đao là gì? gà có vảy xiên đao đá có tốt không?

Vảy gà xiên đao là một loại vảy tốt, nhiều kê sư đánh giá gà chiến sở hữu vảy này có thể sử dụng nhuần nhuyễn các đòn đánh, thay đổi lối đá đa dạng để hạ gục đối thủ, nâng tỷ lệ thắng cao khi tham gia các trận đá gà trực tiếp. Để hiểu rõ hơn loại vảy này, hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây.

Hướng dẫn nhận biết vảy xiên đao

Vảy xiên đao hơi nằm chếch lên trước so với cựa gà. Thiết kế vảy hơi nghiêng so với những loại vảy khác. Hai đầu của vảy nằm ở hàng quách và hàng nội, kéo dài đến tận cựa gà. Để anh em dễ hình dung thì có thể tham khảo hình ảnh bên dưới để hiểu rõ hơn.

Vảy xiên đao
Vảy xiên đao

 

Gà đá vảy xiên đao đá hay không? Có nên nuôi?

Chỉ riêng cái tên – gà xiên đao thôi cũng thấy có gì đó mạnh mẽ và nguy hiểm rồi. Thật vậy, các kê sư chơi gà lâu năm đánh giá, gà chiến sở hữu vảy xiên đao thường nổi bật với những đòn đánh ấn tượng, đòn hiểm – đòn cáo. Kết hợp với đó là sự nhanh nhẹn trong quá trình di chuyển, khiến chúng tạo nên những cú đá “thần sầu”, chớp nhoáng, khó nắm bắt.

Vậy nên khi sở hữu gà có vảy xiên đao hay mua trúng loại gà này thì nhiêu tiền cũng chi. Nhìn chung chúng có tiềm năng, đầu tư vào nuôi dưỡng thì kiểu gì cũng thành tài. Gà có cốt cách – kỹ năng ngay từ đầu thì quá trình huấn luyện cũng sẽ nhanh chóng và đơn giản hơn.

Gà vảy xiên đao được xếp vào dạng vảy quý – hiếm có khó tìm
Gà vảy xiên đao được xếp vào dạng vảy quý – hiếm có khó tìm

Lưu ý, vảy xiên đao còn có hệ thống tên gọi khác nhau. Ví dụ như gà có 1 viên đao thì đá hay, khiến đối thủ khó lòng chống đỡ. Gà sở hữu 3 vảy xiên đao thì khả năng ăn chắc khi ra trường là rất cao. Tất nhiên số lượng gà sở hữu 3 xiên đao cũng không phải là dễ tìm, trước giờ có nghe nhưng thực tế thì chưa thấy.

Gà vảy xiên đao nuôi có khó không?

Như đã nói ở nhiều bài viết trước, không có dòng gà hay giống gà nào có khả năng chiến thắng 100%. Nếu mà vậy thì người ta đã đổ xô tìm nuôi rồi. Tuy nhiên nuôi một con gà có lực, có ưu điểm thì sẽ tốt hơn những con gà bình thường, khả năng nuôi thành tài cũng cao hơn.

Ngược lại, một con gà có tài mà nuôi dưỡng không đúng cách cũng chỉ có thể bỏ đi. Vậy nên mới nói quá trình chăm sóc – huấn luyện là cực kỳ quan trọng.

Chế độ nuôi dưỡng bình thường
Chế độ nuôi dưỡng bình thường

 

Về cách thức nuôi dưỡng thì mỗi kê sư một phương pháp, không ai giống ai. Vậy nên chúng tôi chỉ chia sẻ cách nuôi mà chúng tôi áp dụng, nó không phải là bắt buộc, nên anh em tham khảo nhé:

– Chế độ dinh dưỡng: Chia làm ba giai đoạn nhất định khi nuôi gà, gồm giai đoạn vỗ béo – từ 1 đến 7 tháng tuổi, giai đoạn tăng cơ – từ 7 đến 10 tháng tuổi. Ở mỗi giai đoạn lại áp dụng khẩu phần ăn khác nhau.

Ví dụ ở giai đoạn vỗ béo, vì gà cần nhỏ cần thúc cho ăn thật nhiều, tăng cân, phát triển hình dáng, đồng thời tăng sức đề kháng. Nhưng khi lớn thì chuyển sang giai đoạn tăng cơ, lúc này khẩu phần ăn với giảm xuống 80%, bổ sung rau xanh để gà no mà không lên ký, ngoài ra phải áp dụng các bài tập luyện nhất định.

– Chế độ tập luyện: Có rất nhiều bài tập hỗ trợ tăng cơ cho gà, giúp đòn đánh có lực như chạy lồng, tập chuồng quần – chuồng bay, chạy bội,…. Ngoài ra thì học cách xổ gà thế nào cho đúng cũng rất quan trọng.

Phía trên là thông tin liên quan về vảy xiên đao. Hy vọng anh em đã trang bị thêm cho mình những kiến thức hữu ích!

Xem thêm : 

Xem trực tiếp đá gà thomo campuchia

Hướng dẫn lấy mạng tổng gà của nhà cái SV388 online

Chuyên mục
Kinh nghiệm nuôi gà

Đúc gà giữ tông – phương pháp đúc gà chọi giữ dòng hiệu quả

Cách đúc gà chọi giữ dòng chính là điều mà tất cả những người nuôi gà chọi đều muốn làm được. Tuy nhiên để sở hữu được cách đúc gà chọi ra hậu duệ dũng mãnh thì không phải là điều dễ dàng. Bởi vì đời con sinh ra chưa chắc đã thừa hưởng được các gen trội của gà bố, mẹ. Vậy nên trong bài viết này đá gà 68 sẽ giúp bạn có được phương pháp đúc gà chọi giữ dòng hiệu quả. Cùng theo dõi nhé!

Phương pháp đúc gà chọi giữ dòng hiệu quả

Trước khi thực hiện quá trình theo cách đúc gà chọi giữ tông thì các sư kê cần chú ý hiểu đúng, và áp dụng hiệu quả về cách chọn nòi giống, kỹ thuật nuôi gà bố mẹ, cách đặt ổ gà sao cho đúng. Sau đây sẽ là các lưu ý quan trọng trong mỗi phương pháp của quá trình đúc gà chọi giữ dòng.

Cách chọn nòi giống tốt khi đúc gà chọi

Trong quá trình đúc gà thì việc lựa chọn giống nòi là yếu tố quan trọng nhất.

Trong cách đúc gà chọi giữ dòng khi chọn gà bố mẹ có những ưu điểm nổi trội thì khả năng di truyền lại cho gà con thế hệ cao hơn.

Vậy nên những người nuôi gà chọi nên lựa chọn gà bố mẹ có thế hệ F1 theo các đặc điểm như sau:

  • Không chọn gà có đời bố mẹ cùng huyết thống, vì điều này có thể gây ra tình trạng cận huyết ở đời gà con.
  • Nên chọn gà trống có sức khỏe tốt, ít bệnh, ngoại hình rắn chắc. Tốt nhất nên chọn những con gà chọi đã có thành tích tốt trên sàn đấu.
  • Gà mái sẽ quyết định việc đúc gà giữ dòng đến 80% nên bạn cần chọn những con gà mái rặc, tính cách dữ dằn. Tốt nhất nên chọn gà mẹ đã có những lứa gà con trước giành được thành tích cao.
  • Nên chọn những con gà mái hai mang để phối với gà trống chui, sẽ giúp tạo ra gà lối con tốt khỏe. Nếu chọn gà mái lối thì nên đúc dòng với gà trống dọng dựng sẽ cho đời con có khả năng đá nhanh và mạnh.

Một số lưu ý trong quá trình phối giống gà chọi

Trước khi phối giống hay đúc gà chọi giữ dòng thì bạn cần lưu ý một số điểm như sau:

  • Chọn gà trống có tuổi đời từ lông 2 trở lên để đúc giống. Và nên chọn gà trống khỏe mạnh, có tông tử đàng hoàng.
  • Trong thời gian đúc giống gà chọi thì chỉ nên đúc 1 gà trống với 1 gà mái. Phải tách gà trống và gà mái ra định kỳ 3 ngày cho giao phối 1 lần. Điều này sẽ giúp gà trống có lượng tinh trùng đủ khỏe mạnh.
Cách đúc gà chọi giữ tông : Nên chọn gà mái có ngoại hình đẹp, có tông dòng rõ ràng và thân hình vừa phải không quá to hay quá nhỏ. Tốt nhất nên chọn gà ở trạng 24-25.
Cách đúc gà chọi giữ tông : Nên chọn gà mái có ngoại hình đẹp, có tông dòng rõ ràng và thân hình vừa phải không quá to hay quá nhỏ. Tốt nhất nên chọn gà ở trạng 24-25.

Khi được phối và gà mẹ đẻ trứng thì tỷ lệ gà mái thường cao hơn gà trống. Vậy nên, các sư kê muốn tỷ lệ gà trống và mái không bị chênh lệch quá nhiều, hay muốn có nhiều gà trống hơn thì nên thực hiện một số lưu ý như sau:

  • Nên cho gà mái ăn ít, tạo cơ hội để chúng tự đi kiếm ăn. Không được cho gà mái ăn thừa thải vì như vậy khả năng gà cho trứng mái rất cao.
  • Nên cho gà mái tiếp xúc nhiều với ánh sáng mặt trời trong thời gian đẻ trứng.
  • Lưu ý làm mát nơi gà đẻ trứng, điều này giúp trứng có tỷ lệ trống cao hơn.

Kỹ thuật nuôi gà bố mẹ theo cách đúc gà chọi giữ tông

Để đúc được gà chọi giữ dòng tốt thì bạn cần nuôi gà bố mẹ theo chế độ dinh dưỡng đặc biệt để tạo ra đời con là khỏe mạnh nhất.

Bạn có thể tham khảo thành phần chất dinh dưỡng hay thức ăn bổ sung thêm cho gà bố mẹ chọn đúc giống gồm các loại thực phẩm như: Lúa thóc; Các thực phẩm giàu canxi như cua, cá, trạch,…; Cac loại rau xanh như giá đỗ, cà chua để bổ sung chất xơ cho gà trống; Bổ sung các thực phẩm như vitamin để tăng sức đề kháng cho gà bố mẹ.

Ngoài ra, các sư kê nên lưu ý nên để cho gà trống nghỉ ngơi khoảng ngày rồi mới cho đạp mái. Và nên cho gà đạp mái vào sáng sớm hoặc vào buổi chiều là tốt nhất. Sau đó nên cho ốp gà từ 3 – 5 ngày trước khi đẻ.

Cách đúc gà chọi giữ dòng: Khi gà mái đã có được khoảng từ 4 – 6 quả trứng thì có thể tách gà trống ra.
Cách đúc gà chọi giữ dòng: Khi gà mái đã có được khoảng từ 4 – 6 quả trứng thì có thể tách gà trống ra.

Cách đặt ổ gà đúng để đảm bảo chất lượng gà con

Nếu bạn thực hiện tốt tất cả những bước ở trên nhưng lại đặt ổ gà không đúng cách thì có thể trứng được đẻ ra sẽ không đảm bảo chất lượng và khiến cho gà con dễ bị ngạt. Vậy nên cần chú ý cách đặt ổ gà để đúc gà chọi như sau:

  • Nên làm ổ gà bằng rơm, cuộn tròn lại và đặt rơm vào trũng ở giữa lòng, để giúp giữ ấm và bảo vệ trứng và gà con.
  • Nên đặt ổ gà ở nơi cao ráo, thăng bằng, khô thoáng, tránh chuột.
  • Nên vệ sinh không gian xung quanh ổ gà đẻ theo định kỳ.
  • Nếu trong quá trình gà ấp có trứng bị vỡ thì nên thay ổ mới ngay để không làm ảnh hưởng đến chất lượng của các quả trứng khác.

Cách đúc gà chọi giữ dòng phổ biến và hiệu quả nhất hiện nay

Hiện nay có hai phương pháp đúc gà chọi giữ dòng phổ biến và hiệu quả nhất đó là: lai cận huyết và lai xa.

  • Lai cận huyết: Có 3 trường hợp khi dùng phương pháp lai cận huyết đó là: Lai cận huyết sâu, lai cận huyết vừa và lai cận huyết nhẹ. Đây là cách đúc gà chọi giữ dòng đảm bảo thuần dòng và an toàn tuyệt đối.
  • Lai xa: Đây là phương pháp đúc gà chọi giữa hai con gà bố và mẹ không có liên quan huyết thống gì với nhau. Cách lai này cũng có 3 loại là lai trực tiếp, lai ba dòng và lai 4 dòng.
Cách đúc gà chọi giữ dòng: Sơ đồ các đúc gà chọi theo phương pháp lai cận huyết.
Cách đúc gà chọi giữ dòng: Sơ đồ các đúc gà chọi theo phương pháp lai cận huyết.

 

Kết luận

Phía trên là những cách đúc gà chọi giữ dòng hiệu quả tốt nhất mà chúng tôi tổng hợp được từ kinh nghiệm của các lão làng trong giới nuôi gà chiến. Hy vọng những thông tin của chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu và lai tạo ra được những chiến kê mạnh mẽ, bất bại trong mọi trận đá gà trực tiếp.

Xem thêm : 

Xem đá gà tre trực tiếp tại đây

Hướng dẫn rút nạp tiền vào tài khoản đá gà SV388

Chuyên mục
Kinh nghiệm nuôi gà

Những điều chú ý khi cho gà uống pharmaton trước khi đá

Băn khoăn cho gà uống pharmaton trước khi đá có thực sự ổn hay không? Nhiều sư kê truyền tai nhau rằng khi gà uống pharmaton thì sẽ sung sức hơn, đá dai hơn và khả năng dành chiến thắng sẽ cao hơn. Tuy nhiên điều này không biết có thực sự chính xác hay không nữa. Các sư kê cần biết rõ về loại thuốc này và công dụng của chúng. Từ đó quyết định có nên sử dụng pharmaton cho gà đá hay không? Nhà cái đá gà 68 sẽ giải đáp cho bạn với bài viết này nhé.

Pharmaton cho gà là thuốc gì?

Đây là một loại thuốc tăng lực giúp giảm cảm giác mệt mỏi, tăng cường sức khỏe và sức đề kháng rất tốt. Loại thuốc này được sử dụng trên người giúp cơ thể con người khỏe mạnh hơn. Tuy nhiên một số sư kê đã thử áp dụng cho những chiến kê của mình và cảm thấy chúng có hiệu quả. Vì thế mà đã thử áp dụng để tăng cường sức dẻo dai trong các trận đá gà căng thẳng hoặc bao cao.

Cho gà uống Pharmaton trước khi đá nên hay không?
Cho gà uống Pharmaton trước khi đá nên hay không?

 

Thành phần thuốc pharmaton

Tất nhiên việc nắm rõ thành phần thuốc pharmaton khi cho gà uống là không cần thiết. Bởi chỉ có người uống thì mới trú trọng thành phần mà thôi. Còn đối với gà thì việc sử dụng cũng không quá ảnh hưởng. Dù sao chúng cũng chỉ là động vật và không sử dụng thường xuyên.

  • 4% nhân sâm 40mg,
  • Vitamin C 60mg
  • Vitamin E 10mg
  • Vitamin PP 18mg
  • Beta caroten 2mg
  • Vitamin D 200 đơn vị quốc tế
  • Vitamin B1 1,4mg
  • Vitamin B2 1,6mg
  • Vitamin B6 2mg
  • Vitamin folic 0,2mg
  • Biotin 0,15mg
  • Vitamin B12 1mcg
  • Canxi 100mg
  • Magie 40mg
  • Sắt 10mg
  • Kẽm 1mg
  • Đồng 0,5mg
  • Se 0,05mg
Thuốc pharmaton là 1 loại thuốc tăng cường sức khỏe cho con người.
Thuốc pharmaton là 1 loại thuốc tăng cường sức khỏe cho con người.

Đây là những thành phần đảm bảo tốt cho sức khỏe con người. Đặc biệt là những người có sức khỏe, đề kháng kém và hay mệt mỏi. Chúng đã được nghiên cứu khá kỹ càng nên có thể an tâm sử dụng. Tuy nhiên đừng quên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng để tránh tác dụng phụ và dị ứng.

Có nên cho gà uống pharmaton trước khi đá?

Với những thành phần tương đối tốt cho sức khỏe con người thì việc sử dụng thuốc pharmaton cho gà trước khi đá là điều hoàn toàn có thể. Bởi chúng có thể gần như ngay lập tức tăng cường sức khỏe và sức dẻo dai cho gà. Nếu như được sử dụng thường xuyên và đúng cách thì chắc chắn sẽ rất tốt cho cơ thể của gà. Hơn nữa, với những con gà trước khi đá trận thì bổ xung tăng lực là điều khá dễ dàng. Hơn nữa với việc sử dụng tốt cho người thì cho gà cũng sẽ ít có tác dụng phụ hơn. Cũng phần nào giảm thiểu rủi ro dành cho gà khi bị dị ứng chẳng hạn.

Nếu như những sư kê chưa biết cho gà uống gì trước khi đá thì có thể sử dụng pharmaton như một loại dopin tăng năng lượng và sự dẻo dai cần thiết. Tuy nhiên cần chú ý tới liều lượng và thời điểm sao cho hợp lý. Tránh làm hại tới cơ thể của gà

Cho gà uống pharmaton trước khi đá cần chú ý điều gì?

Khi các anh em muốn gà uống pharmaton thì hãy chú ý khi nào cần dùng và liều lượng cần dùng là bao nhiêu. Từ đó đảm bảo sức khỏe tốt nhất mà không hại gà.

Liều lượng thuốc

Nên nhớ giữa người với gà là 1 khoảng cách vì thế liều lượng cần phải thay đổi không nên bê nguyên sang bên gà. Hãy giảm đi khoảng 1/5 hoặc hơn cho gà là hợp lý. Tùy thuộc vào liều lượng cho người là bao nhiêu. Ví dụ nếu ở người mỗi lần uống 2 viên thì chúng ta chỉ cho uống 1 viên hoặc nửa viên nhưng tăng thời gian giãn cách mỗi lần uống. Như vậy sẽ không bị nạp quá nhiều năng lượng và dưỡng chất cho gà.

Chú ý liều lượng thuốc pharmaton cho gà uống. Có 2 dạng nước siro và viên nén nên dùng sao cho phù hợp.
Chú ý liều lượng thuốc pharmaton cho gà uống. Có 2 dạng nước siro và viên nén nên dùng sao cho phù hợp.

Thời gian uống phù hợp

Nên cho gà uống trước khi đá từ 1-2 tuần là tốt nhất. Đây là thời điểm kích thích và tăng độ dẻo dai của gà lên trước thời gian tham gia trận đánh. Chúng ta chỉ nên dùng trong 1 khoảng thời gian sau đó dừng lại. Pharmaton không phải là thuốc có thể sử dụng lâu và kéo dài. Chúng có thể gây ra những tình trạng thừa dưỡng chất nơi gà. Không con gà nào yếu tới mức phải sử dụng quá thường xuyên cả.

Ngoài ra với những con gà sau khi đánh trận về cũng nên chú ý cho sử dụng. Giúp hồi phục cơ bắp lên một cách đáng kể. Tăng lực, tăng đề kháng nhanh chóng lấy lại sức khỏe trước khi đá.

Không lạm dụng

Nên nhớ đây không phải là thuốc tiên mà đây chỉ là thuốc hỗ trợ những con gà tụt lực, sức khỏe, đề kháng yếu và tăng sự dẻo dai. Thường dùng khi gà ốm dậy, sau trận đánh hoặc trước trận đánh. Vì thế trong điều kiện nuôi nhốt bình thường và chưa có kế hoạch tham chiến nào thì không nên cho uống. Hoặc cho uống với thời gian giãn cách 1 tuần 1 viên chẳng hạn. Như vậy sẽ tốt hơn rất nhiều.

Thể trạng gà khỏe mạnh không cần thiết phải sử dụng thuốc pharmaton.
Thể trạng gà khỏe mạnh không cần thiết phải sử dụng thuốc pharmaton.

 

Kết hợp với chế độ ăn uống

Ngoài pharmaton thì cũng nên chú ý tới chế độ ăn uống trước khi đá. Cho gà ăn gì trước khi lâm trận cũng cần được quan tâm. Không phải cứ cho ăn no là được mà chỉ nên ăn lót dạ lấy sức mà thôi. Cho ăn nó gây khó chịu và tì đè lên các nội tạng khác. Khả năng gà bị thua trận như vậy là rất cao. Chi tiết về vấn đề này có thể đọc thêm tại đây.

Cũng nhiều người tìm tới các loại thuốc đá gà chuyên dụng từ Thái Lan và tin tưởng chúng. Nhưng làm sao mua được hàng chuẩn chất lượng. Mà có chắc là chúng sẽ thật sự đem tới hiệu quả hay không? Lướt qua giới thiệu thì những loại thuốc này toàn giá 2-3 triệu nhưng nhãn mác sơ sài. Nên anh em cũng nên cân nhắc sử dụng sao cho phù hợp nhất.

Nếu cần tư vấn bất cứ thông tin nào liên quan tới cho gà uống pharmaton trước khi đá hãy vui lòng comment tại đây nhé! Ủng hộ thêm đá gà casino ngay bằng cách chia sẻ bài viết tới bạn bè của mình.

Xem thêm : 

Xem đá gà cựa sắt hôm nay

Chuyên mục
Kinh nghiệm nuôi gà

Cách điều trị bệnh thương hàn ở gà hiệu quả nhất

Hôm nay nhà cái đá gà 68 sẽ chia sẻ một găn bệnh nguy hiểm ở gà. Đây là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn Salmonella gallinarum gây ra. Bệnh thường gặp ở những bầy gà bố mẹ và gà đẻ trứng đó là bệnh thương hàn

Bệnh thương hàn ở gà lây như thế nào

Các trường hợp truyền nhiễm bệnh thương hàn ở gà được chia ra các trường hợp sau:

  • Lây lan qua đường tiêu hóa như thức ăn, nước uống, dụng cụ chăn nuôi mang mầm bệnh.
  • Lây nhiễm do nhốt chung gà bệnh.
  • Lây nhiễm qua trứng do gà mẹ nhiễm bệnh, vi trùng từ buồng trứng xâm nhập vào phôi.
  • Cần thiết nhất là lây nhiễm qua phân chứa mầm bệnh.

Dấu hiệu của bệnh thương hàn ở gà

Bệnh ở gà con: Do trứng bị nhiễm vi trùng thường hàn nên khi sinh gà con gầy yếu, ủ rũ, không ăn, tụ tập gần đèn sưởi ấm. Đa phần gà bị sốt cao, hạt tiêu chảy thuở đầu loãng thối vàng sau tiêu chảy trắng bạch. Phân dính bết vào hậu môn làm tắc hậu môn, bụng to dần rồi tử vong (thường tử vong vào ngày tuổi thứ 4- 5).

Gà bị bệnh thương hàn
Gà bị bệnh thương hàn

 

Bệnh ở gà lớn: thường ở thể mãn tính, gà suy nhược, mào yếm nhợt nhạt, hạt tiêu chảy tiếp tục phân blue color lục, một vài bụng gà mái to, giảm đẻ trứng. Vỏ trứng xù xì, dính máu ở vỏ hay trong trái tim đỏ.

Bệnh tích thương hàn ở gà

Ở Gà con

  • Gan, lách sưng to có tương đối nhiều điểm hoại tử trắng lấm tấm như đinh ghim.
  • Phổi, tim, thành dạ dày, cơ màng bụng cũng có khá nhiều điểm hoại tử trắng xám nhạt.
  • Màng ngoài tim dày đục chứa nhiều dịch rỉ vàng.
  • Ruột viêm có những mảng trắng bên trên niêm mạc ruột, viêm khớp, lách sưng to, thận sung huyết đỏ. Dạ dày thức ăn bị cô động lại màu vàng

Ở Gà trưởng thành

  • Da sậm màu nhỏ còm nhom (do bại huyết), gan sưng có hoại tử có màu trắng xám & vàng nhạt, túi mật to, ruột viêm đỏ, loét rộng.
  • Viêm phúc mạc, viêm cơ tim, dịch hoàn có nốt hoại tử & rất có thể bị teo.
  • Viêm buồng trứng, ống dẫn trứng, nang trứng méo mó dị hình & dễ vỡ ở ống dẫn trứng làm tắc ống dẫn trứng & tích lại phía bên trong xoang bụng chứa đựng nhiều nước làm bụng xệ. Lòng đỏ trứng đánh dấu ở gà con mới nở chết.

Cách Phòng, điều trị bệnh thương hàn ở gà

Phòng bệnh: đây là bệnh rất khó loại bỏ được mầm bệnh. Cần loại thải ngay những con gà bị bệnh ngay lúc mới bắt gặp. Tiếp tục vệ sinh tiêu độc chuồng trại và những dụng cụ chăn nuôi.

Điều trị bệnh: Dùng kháng sinh thuộc nhóm: Amynoglucozit (Kanamycin, Gentamycin…). Phối kết hợp dùng thuốc trợ sức cho gà: B.comlex A, D, E, C; Electrolyte…

Đây là bài viết chia sẻ chi tiết nhất về bệnh thương hàn ở gà mà nhà cái đá gà 68 đã tổng hợp lại. Chúc bà con có thể phòng trị bệnh thương hàn ở gà thành công nhé.

Xem thêm : Trực tiếp đá gá tại casino 999