Chuyên mục
Kinh nghiệm nuôi gà

Tổng hợp những mẹo nuôi gà không bị bệnh của các sư kê

Cách nuôi gà không bị bệnh hôm nay thực chất là chia sẻ các mẹo vặt hay mà các kê sư chuyên nghiệp tích lũy được trong quá trình chơi gà của mình. Sẽ có một số thông tin các anh em đã biết hoặc chưa. Mặc dù vậy cũng nên tham khảo để trang bị cho mình những kinh nghiệm tốt nhất!

Cách nuôi gà không bệnh từ các mẹo vặt hay

Tỏi – Thần dược đối với chiến kê

Tỏi sẽ mang lại công dụng rất hiệu quả nếu sử dụng đúng cách. Nhất là khi gà bị bệnh không tiêu, cảm gió, chói nước, khò khè,… thì nhất định không nên bỏ qua thần dược này.

Cách sử dụng rất đơn giản, giã nhỏ tỏi rồi trộn chung với cơm nóng nhét cho gà ăn. Hoặc đập dập rồi nhét trực tiếp vào miệng gà, pha kèm với một chút nước ấm cho uống cũng rất tốt. Dù gà có bị bệnh hay không thì cũng nên cho gà ăn tỏi 1 lần/tuần, không chỉ hạn chế gà bị ốm mà còn tăng sức đề kháng cho chiến kê

Tỏi – Thần dược đối với chiến kê
Tỏi – Thần dược đối với chiến kê

Cách nuôi gà không bị bệnh từ mật ong

Tin chắc rằng mẹo vặt này không được nhiều người biết. Nếu như gà sắp bước vào giai đoạn thay lông nhưng trước đó có kèo đá, thì anh em có thể pha 2 muỗng mật ong với 1 lòng đỏ trứng gà (trứng gà so càng tốt) rồi cho gà uống. Cách này sẽ giúp gà “hoãn” quá trình thay lông đến 2 – 3 tuần.

Phương pháp này đã được áp dụng và thành công nên bạn không phải lo lắng về tính xác thực.

Gà bị trúng gió – Cách nuôi gà không bị bệnh

Gà bị trúng gió tưởng là bệnh nhẹ, nhưng không xử lý nhanh thì nguy cơ chết gà như chơi. Khi phát hiện chiến kê của bạn bị trúng gió, bạn nhanh chóng chặt móng chân ở ngón chúa (ngón dài nhất), chặt hơn nửa móng cho máu chảy ra, rồi cho gà vào chỗ mát mẻ để nghỉ ngơi. Tầm 1 tiếng thì nó sẽ hồi phục lại.

Bệnh cạnh đó anh em cũng nên chủ động che chắn chuồng nuôi cẩn thận khi trời nổi gió để tránh tình trạng này.

Gà bị trúng gió – Cách nuôi gà không bị bệnh
Gà bị trúng gió – Cách nuôi gà không bị bệnh

Kiểm soát giới tính của trứng gà bằng… ấp máy

Thông tin này thì được các kê sư “có tuổi” chia sẻ thôi, còn đã ai áp dụng và thành công hay chưa thì thực sự chưa rõ lắm.

Theo như chia sẻ thì gà ấp trứng khoảng 21 ngày sẽ nở. Vào khoảng ngày thứ 10 – 12 là lúc phôi trứng hình thành nên giới tính của con non trong tương lai. Nếu như muốn tỷ lệ con trống nhiều hơn con mái thì cho trứng vào máy ấp, sau đó tăng nhiệt độ máy ấp lên 1 độ, khoảng 48 giờ thì hạ xuống như bình thường.

Ngược lại muốn tăng tỷ lệ trứng mái hơn so với trứng trống thì hạ nhiệt độ máy ấp xuống 1 trứng, sau 48 giờ thì quay trở lại nhiệt độ bình thường.

Anh em nào nuôi gà công nghiệp, gà lấy thịt,… thì có thể áp dụng cách này. Còn giới chơi gà chiến – đá gà trực tiếp thường thích ấp tự nhiên hơn để đảm bảo chất lượng của con non.

Cách để gà có lông ngũ sắc

Nói dễ hiểu thì là kiểm soát màu lông của chiến kê. Mẹo vặt này cũng là lưu truyền lại, còn mức độ chính xác hay không thì chưa rõ, anh em có thể tự áp dụng rồi chia sẻ kết quả với mọi người.

Cụ thể: bắt 1 con cá lóc nặng khoảng 3 lạng, 50gr lưu hoàng (ở các tiệm thuốc nam). Sau đó mang về nhà mổ bụng cá, nhét lưu hoàng vào. Lưu ý không moi ruột cá nhé. Lấy báo cuốn tròn cá lại, cho vào khạp rồi chôn dưới đất. 1 năm sau lấy lên, giã nát rồi trộn với cám cho gà ăn.

1 con cá như vậy sẽ đủ khẩu phần của 5 con gà con. Khi gà ăn vào sẽ dẫn đến nóng trong, rụng lông,… khi lông bắt đầu mọc lại sẽ mọc ra lông ngũ sắc. Tuy nhiên đợt lông tiếp theo nó sẽ quay trở lại màu lông ban đầu của nó.

Cách nuôi gà không bị bệnh – gà chảy nước mắt, mắt sủi bọt

Nếu gà chiến của bạn xuất hiện tình trạng chảy nước mắt, mắt sủi bọt,… thì lấy vài đọt khế, cho thêm muối hột vào rồi giã nát vắt nước, nhỏ trực tiếp vào mắt gà.

Phương pháp này đã được nhiều người áp dụng và công nhận về sự hiệu quả. Lưu ý là trong quá trình thực hiện nhớ làm sạch sẽ để không bị vi khuẩn.

Kết luận

Phía trên là các cách nuôi gà không bị bệnh – mẹo hay nuôi gà được lưu truyền từ dân gian. Tùy mỗi anh em mà có thể xem nó như một bài thuốc để áp dụng trong quá trình nuôi gà đá gà cựa dao của mình hoặc tham khảo cho vui – mở mang kiến thức cũng được!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *