Kinh nghiệm nuôi gà

Chuyên mục
Kinh nghiệm nuôi gà

Gà mái có cựa tốt hay xấu có nên nuôi hay không?

Gà mái có cựa cũng được nhiều sư kê, người nuôi gặp phải trong quá trình nhân giống của mình. Chúng mang tới sự mới lạ hơn cho những người nuôi gà. Tuy nhiên với những người nhân giống thì việc gà mái có cựa tốt không? Và có nên nuôi loại gà này để làm mái giống, mái nhánh hay mái tổ hay không? Bài viết này chia sẻ quan điểm của Daga68 về vấn đề này!

Gà mái mọc cựa là như thế nào?

Gà mái có cựa
Gà mái mọc cựa có nên nuôi hay không?

Gà mái có cựa tốt không? Chúng là những con gà mái bỗng nhiên phần cựa mọc dài ra và nhú như gà trống. Mặc dù chúng là gà mái nhưng phần cựa lại phát triển hơn bình thường. Không chỉ những giống gà tre mà những giống gà khác cũng gặp phải như gà chọi, cà cảnh…

Bình thường sẽ chỉ có gà trống mới mọc phần cựa để làm vũ khí chiến đấu. Tuy nhiên giờ đây thì gà mái có cựa cũng có thể sở hữu vũ khí này. Điều đó khiến cho nhiều người băn khoăn không biết gà mái có cựa tốt không?

Số lượng gà mái có cựa dài nhiều không?

Theo như Daga68 tìm hiểu những con gà mái có cựa này số lượng không hề nhiều. Chúng chỉ là những cá thể đột biến khác biệt so với những con gà mái thông thường. Vì thế mà tỉ lệ để sinh ra những con gà mái như vậy rất là ít. Tỉ lệ này chắc chỉ chiếm khoảng 1 vài con trên 1 nghìn con hoặc cao hơn tỉ lệ này.

Giải thích hiện tượng gà mái có cựa

Theo như ý hiểu của Daga68 thì những con gà mái có cựa xuất hiện có thể là do di chuyền hoặc cũng có thể do đột biến trong cơ thể. Theo như một bài báo phân tích về gà mái biết gáy thì là do buồng trứng của gà bị bệnh và sản sinh ra những hóc môn kích thích giới tính đực. Dẫn tới chúng có thể gáy hoặc mọc lông, cựa như gà trống. Chúng được gọi là hineenj tượng phát dục tính biệt.

Tương tự như vậy đối với những con gà mái. Chúng cũng có thể bị tình trạng trên và các bộ phận của chúng cũng dần phát triển thành gà trống. Dẫn tới phần cựa nhô cao hơn so với gà mái thông thường.

Đây chỉ là suy đoán chủ quan của Daga68 mà thôi. Tất nhiên chưa có nghiên cứu khoa học chính xác nào về vấn đề gà mái mọc cựa dài cả. Nếu bạn thấy hợp lý thì ủng hộ nhé.

Có nên nuôi gà mái có cựa hay không?

Theo như bài báo bên trên thì phần buồng trứng đã bị biến đổi. Có thể là 1 phần hoặc có thể là toàn bộ. Vì thế mà những con gà mái này vẫn có thể sinh sản, đẻ trứng hoặc hết đẻ trứng hoàn toàn. Vì thế mà theo như chúng tôi thì chủ nhân không nên nuôi gà mái có cựa. Lý do như sau:

Về sinh sản, làm giống

Gà mái mọc cựa
Có nên tiếp tục nuôi gà mái mọc cựa dài hay không?

Buồng trứng đã không còn tự nhiên như ban đầu nếu chọn làm mái tổ hoặc mái nhánh thì sẽ không ổn. Nguồn gen có thể bị sửa đổi và sản sinh ra những hậu duệ mang nguồn gen không tốt này. Và vì thế mà khó có thể sinh ra những con gà con đẹp có tố chất. Bố mẹ có khiếm khuyết thì khả năng con sinh ra khiếm khuyết là rất cao.

Về mặt tâm linh

Câu chuyện gà mái biết gáy được cho là điềm không tốt. Và dân gian cha ông ta rất kỵ chuyện gà mái biết gáy. Đặc biệt là gáy giữa cửa nhà nhìn vào ban thờ. Chuyện gà mái biết gáy và mọc cựa thì chúng cũng tựa tựa giống nhau. Tức là đều do những đột biến đi trái ngược với tự nhiên. Vì thế mà những con gà mái biết gáy thường bị thịt ngay không thương tiếc.

Với những chia sẻ của Daga68live hy vọng rằng các bạn đã có những ý kiến của riêng mình. Nếu bạn muốn bạn vẫn có thể nuôi và lựa chọn làm gà mái của mình. Còn không thì cũng có thể nuôi làm cảnh cũng được. Hoặc cũng có thể đem đi thịt hóa kiếp cho nó sang kiếp mới. Nếu đồng ý hoặc không thì cũng để lại comment bên dưới nhé!

Xem thêm cho gà ăn gì để lông mượt mà bóng bẩy đẹp mã

Chuyên mục
Kinh nghiệm nuôi gà

Cho gà ăn gì để lông mượt mà bóng bẩy đẹp mã

Muốn gà lông mượt thì ngoài yếu tố điều kiện sống, chăm sóc thì chế độ ăn là quan trọng nhất. Chúng tác động tới gà trong lúc gà thay lông giúp tăng cường dưỡng chất cho gà. Đảm bảo đủ chất để kích thích quá trình mọc lông ở gà. Nếu không đủ chất thì gà mọc lông không đều và sơ sác. Dẫn tới tình trạng mất đi vẻ đẹp của con gà và giảm giá trị của chúng. Bài viết này sẽ cung cấp cho các sư kê về cho gà ăn gì để lông mượt mà hơn.

Cho gà ăn gì để lông mượt bóng?

Muốn gà lông mượt thì chế độ thức ăn cung cấp nguồn lực cho gà. Giúp đảm bảo gà có thể mang tới sự sung sức khi thay lông nhờ nguồn lực dồi dào. Chúng cũng phụ thuộc vào từng thời điểm gà mới thay lông hay đã khô lông.

Thóc lúa

Muốn gà lông mượt
Thóc là nguồn thức ăn chính của gà thay lông

Thóc lúa là thức ăn chính của gà hàng ngày. Chúng có thể sử dụng hầu như mọi đối tượng gà từ 1 tháng tuổi trở lên. Điều chỉnh lượng thóc lúa cho gà ăn hàng ngày trong quá trình thay lông khá quan trọng.

Giai đoạn bắt đầu thay lông

Giai đoạn này là thời điểm trước khi gà có hiện tượng thay lông. Có thể nhận biết khi thấy lông bạc hoặc rụng nhiều. Các sư kê nên giảm đi lượng thóc lúa còn khoảng 1/3 so với khẩu phần cho ăn thông thường. Chúng giúp cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho gà. Việc giảm đi khẩu phần giúp gà tránh được tình trạng béo phì sau khi thay lông.

Giai đoạn bắt đầu ra lông

Nhận biết giai đoạn bắt đầu ra lông khi thấy lông ống bắt đầu lún phún nhô lên. Nhận biết rõ nhất ở phần lông đầu và bắt đầu lan xuống cổ. Cho gà ăn gì để lông mượt thì đây là lúc thích hợp nhất.

Thóc lúa giai đoạn này nên giảm đi 2/3 so với khẩu phần bình thường. Lượng chất tới từ thóc lúa lúc này không thực sự giúp ích nhiều cho quá trình thay lông. Do vậy, cần giảm đi nhiều và tăng cường các chất từ loại thức ăn khác.

Giai đoạn gà khô lông

Với gà khô lông thì bắt đầu giữ nguyên khẩu phần ăn như trước. Sau đó tuỳ theo cân nặng mà điều chỉnh lượng thức ăn lúa gạo lên hay xuống. Làm sao để chế độ thức ăn dần quay trở lại với gà một cách tốt nhất.

Rau xanh

Rau xanh là lượng thức ăn phụ số lượng không nhiều nhưng cực kỳ quan trọng. Nó cung cấp cho gà những dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của gà. Ngoài việc giúp gà thay lông mượt thì nó cũng giúp ích cho các phần khác của gà.

Rau xanh bao gồm các loại rau như rau muốn, giá đỗ, xà lách… Trong đó thì giá đỗ là khá quan trọng. Chúng giúp cho gà thay lông mượt mà hơn và sung sức hơn. Tuy nhiên số lượng thức ăn cho ăn không nên quá nhiều mà điều chỉnh theo từng giai đoạn. Sau khi thay lông xong nên cho ăn giá đổ định kỳ chứ không phải bổ xung hàng ngày.

Chất tanh

Các loại chất tanh ở đây bao gồm các loại thịt bao gồm thịt bò, lợn và cả cá, tép, lươn, trạch… Các loại thức ăn này cũng không cần quá lo lắng vì đây không phải thức ăn chính. Chúng cũng được cho ăn định kỳ theo từng ngày ví dụ 2-3 ngày/lần vào bữa chính. Mục đích của loại chất tanh này cung cấp các dưỡng chất để cơ thể phát triển các bó cơ, bắp cơ và chất sừng tạo nên lông gà.

Mỗi lần cho ăn thì chỉ 1 lượng nhỏ bao gồm 1 trứng vịt lộn hoặc một miếng thịt lợn, thịt bò… Nhờ thế mà kiểm soát tốt trọng lượng của gà. Căn cứ vào tình hình của gà mà điều chỉnh lượng thức ăn phù hợp nhất.

Chất dầu

Nếu bạn vẫn chưa biết cho gà ăn gì để lông mượt thì chất dầu là một sự bổ xung chất lượng. Chất dầu ở đây không phải là các loại dầu rán hay mỡ. Đó là các tinh chất thường thấy trong các loại đậu, lạc hoặc vừng. Bổ xung với lượng vừa đủ sẽ giúp lông gà cực kỳ mượt mà.

Chỉ là bổ xung nên chắc chắn không thể cho ăn thường xuyên được. Chúng ta bổ xung từ 2-3 ngày 1 lần. Có thể là từ 1-3 viên lạc hoặc các loại đậu và vừng. Chúng sẽ giúp ích rất nhiều trong quá trình thay lông.

Dầu cá

Tinh chất dầu cá mang theo một lượng lớn vitamin và khoáng chất khác. Do là cung cấp một cách trực tiếp liều lượng cao nên dùng hạn chế. Không nên quá lạm dụng cho gà. Cần uống định kỳ, không thường xuyên đảm bảo thể trạng cho gà.

Dầu cá
Dầu cá là chất cung cấp chất dầu cần thiết cho gà thay lông. Đây là thức ăn giúp gà thay lông mượt

Các loại dầu cá, vitamin A nên cho gà uống 1 tuần 2 lần hoặc tuần 3 lần. Mỗi lần khoảng 1 viên là quá đủ. Tới khi hoàn tất quá trình thay lông thì chúng ta nên dừng hoặc giãn cách quá trình sử dụng. Ví dụ như tuần 1 viên hoặc 2 viên là đủ.

Như vậy, qua đây chúng ta đã biết được cho gà ăn gì muốn gà lông mượt rồi nhé. Nên nhớ rằng loại thức ăn, lượng thức ăn và cách cho ăn là quan trọng nhất. Tiếp theo đó là điều kiện chăm sóc và một số chú ý bên dưới.

Muốn gà thay lông mượt cần chú ý điều gì?

Ngoài việc cho gà ăn gì để lông mượt thì cũng cần chú ý tới chế độ chăm sóc một cách hợp lý. Và phòng bệnh cho gà trong việc này. Hãy đọc 1 số chú ý bên dưới nhé.

Chú ý gà ăn không tiêu

Do khi thay lông thì gà cần một lượng thức ăn khác so với thức ăn thông thường. Do vậy cần chú ý theo dõi gà một cách cẩn thận tình trạng gà ăn không tiêu. Để tránh trường hợp ăn nhiều nhưng không tiêu hoá được. Dẫn tới không có dưỡng chất trong quá trình thay lông.

Tẩy giun cho gà trước khi thay lông

Nên chú ý tẩy giun cho gà nhằm đảm bảo sức khoẻ. Các loại giun sán khiến gà gầy còm và không tiêu hoá được thức ăn. Chúng có thể gây ra 1 số bệnh khác cho gà.

Thức ăn tươi nên dạng chín hoặc tái

Các loại thức ăn lạ nên làm chín hoặc tái để giúp gà dễ tiêu hoá hơn. Và nếu cho ăn lần đầu tiên cần đảm bảo số lượng nhỏ để gà quen với thức ăn này.

Nhổ nhưng lông thay lâu

Với những lông thay lâu thì cần rất nhiều thời gian. Do vậy cần tiến hành nhổ những lông này để đảm bảo quá trình thay lông thuận tiện. Giúp lông gà mượt mà hơn rất nhiều.

Chú ý tắm nắng cho gà nếu muốn gà lông mượt

Tắm nắng cho gà thường xuyên đảm bảo cho gà hấp thụ tốt các loại vitamin và dưỡng chất. Nhất là nắng buổi sáng. Nên kết hợp với hệ thống bãi cát sạch cho gà đằm mình là tốt nhất.

Xem thêm video vua hầu tái xuất

Chuyên mục
Kinh nghiệm nuôi gà

Cách ngâm rượu nghệ cho gà chọi săn chắc mình đồng da sắt

Ngâm rượu nghệ cho gà chọi giúp vẻ bề ngoài của những chú gà trông oai phong hơn, mạnh mẽ hơn. Đây là phương pháp được nhiều sư kê áp dụng cho những con gà chiến của mình. Mỗi người đều có những bài thuốc, cách vào nghệ cho gà chọi khác nhau. Tuy nhiên vẫn có điểm chung giữa những phương pháp này. Nếu bạn là người mới nuôi thì đừng bỏ qua bài viết này nhé!

Ngâm rượu vào nghệ cho gà chọi là gì?

Ngâm rượu vào nghệ là phương pháp om bóp gà giúp da gà dày hơn và đẹp hơn. Chúng được om bóp hàng ngày bằng hợp chất bao gồm 2 thành phần chính là rượu và nghệ. Nhờ đó giúp gà khoẻ hơn, lì đòn hơn và da dày hơn.

Ngâm rượu nghệ cho gà
Cách ngâm rượu vào nghệ cho gà an toàn hiệu quả

Tuỳ từng sư kê mà hợp chất này bổ xung các chất khác nhau như lá bưởi hoặc tinh chất quế hoặc nhiều chất khác. Mỗi người có kinh nghiệm khác nhau nên không giống nhau hoàn toàn cách vào nghệ cho gà.

Gà bao nhiêu tuổi nên ngâm rượu vào nghệ?

Do đây là một hình thức tôi luyện của những chú gà đá, gà chọi để sẵn sàng ra trận nên chỉ áp dụng với những chú gà trưởng thành. Những con gà này đã phát triển hết các tiềm năng trên cơ thể nên chúng cần tới những bài vào nghệ nâng cao thể trạng. Giúp cho chúng có sức chịu đựng tốt trong những trận chiến căng thẳng.

Ngâm rượu nghệ cho gà
Cách ngâm rượu vào nghệ cho gà hiệu quả.

Những con gà hết độ tuổi phát triển từ khoảng 8 tháng cho tới 1 năm tuổi là đã sẵn sàng cho quá trình vào nghệ. Áp dụng thường xuyên sẽ giúp cho gà luôn khoẻ mạnh và sung sức.

Những chú gà tờ, vẫn còn đang tuổi lớn hoặc những chú gà mới ốm dậy hoặc vừa mới tham gia trận chiến chưa nên áp dụng. Bởi chúng không đem lại tác dụng về mặt thể chất cho gà. Nếu cố tình áp dụng có thể kìm hãm sự phát triển của gà cũng như khiến gà ốm thêm.

Tác dụng của việc ngâm rượu vào nghệ cho gà

Không phải tự nhiên các sư kê mất công trong việc vào nghệ cho gà. Chúng là bài thuốc, kinh nghiệm của vô số sư kê với hàng chục năm kinh nghiệm. Những tác dụng của việc ngâm rượu vào nghệ cho gà như sau.

Nâng cao thể trạng của gà

Ngâm rượu nghệ cho gà
Thể trạng gà tốt hơn, da dày hơn sẽ giúp gà chọi chinh chiến ác liệt hơn.

Khi được ngâm rượu vào nghệ những chú gà khoẻ hơn, sức khoẻ dẻo dai và lì đòn hơn. Nhờ lớp da liên tục được làm dày lên bằng nhiệt độ nóng và tinh chất rượu nghệ. Có thể tham gia những trận đá gà từ sáng tới tối mà không bị đuối lực trước đối thủ.

Nhanh hồi phục vết thương hở

Tinh chất trong nghệ tươi, nghệ đỏ giúp các tế bào da nhanh tái tạo và thay thế cho tế bào cũ. Do vậy các vết thương nhanh chóng được chữa lành. Từ đó giúp gà có thể hồi phục và tiếp tục tập luyện cho trận chiến mới. Những chú gà sau những trận chiến căng thẳng thường xuyên được vào nghệ đỏ để hồi phục sức khoẻ.

Tăng vẻ đẹp cho gà

Oai phong lẫm liệt khi chú gà được vào nghệ đỏ vàng khè. Chúng như được khoác lên mình một chiếc áo mới. Từ đó nâng cao vẻ đẹp thẩm mỹ. Giúp tạo dáng tốt hơn, nâng cao giá trị của chú gà.

Nguyên liệu vào nghệ cho gà chọi

Mỗi người đều có bài thuốc ngâm rượu nghệ cho gà khác nhau. Nhưng nhìn chung thì chúng đều bao gồm như sau:

Nghệ

Ngâm rượu nghệ cho gà
Các loại nghệ khi om và vào nghệ cho gà chọi

Là chất chính trong bài thuốc om bóp này. Có thể sử dụng nghệ vàng hoặc nghệ đỏ hoặc nghệ già. Tuy nhiên nghệ đỏ được nhiều người tin dùng hơn vì chất lượng hơn. Nghệ giúp nhanh liền da và làm da gà dày hơn.

Rượu

Sử dụng các loại rượu trắng có nồng độ cồn khoảng 40 độ. Giúp tác dụng lên phần da gà và khiến chúng nhanh bay hơi. Không lưu lại độ ẩm trên da.

Lá bưởi

Tinh dầu lá bưởi trong hợp chất cũng giúp những chú gà được om bóp thư thái đầu óc hơn. Cũng có tác dụng lên bề mặt của da gà chọi.

Quế

Tinh dầu quế cũng có tác dụng gần tương tự như tinh dầu bưởi.

Cách ngâm rượu rượu nghệ cho gà chọi hiệu quả

Sau khi đã chuẩn bị hết các nguyên liệu thì ta tiến hành vào nghệ đỏ cho gà chọi. Cách làm như sau.

Dã nát và trộn các thành phần với nhau

Nghệ chúng ta đem dã nát nhất có thể. Sau đó hoà với rượu, quế và muối hạt tạo thành 1 dung dịch gồm nước. Chúng ta để chừng 10-20 phút để dung dịch này ngấm đều nhau. Chú ý nên đạy kín chậu hoặc bát đựng để tránh rượu bay hơi.

Bôi dung dịch này lên các phần da hở của gà

Những phần da hở trên gà như cổ, đùi, ức… là những bộ phận cần được om bóp vào nghệ nhất. Đơn giản đây là những điểm mà gà dễ bị tấn công và tổn thương.

Sử dụng khăn lau hoặc chổi sơn lông mềm quết nhẹ nhàng lên các phần này. Đảm bảo quết đều lên và tránh rơi vào mắt, mũi, miệng của gà. Trong quá trình bôi có thể gà sẽ dãy vì chất này rất nóng trên da. Do vậy hãy kẹp gà vào đùi và tiến hành cẩn thận.

Cho gà tắm nắng

Sau khi đã vào nghệ đỏ cho gà chọi thì chúng ta cho chúng phơi nắng để chất này ngấm dần trên da. Đối với những con gà mới ngâm nghệ thì thời gian có thể ngắn hơn gà đã vào nghệ nhiều lần. Lần đầu tiên thì chỉ nên cho chúng phơi nắng tầm 3-4h mà thôi.

Làm sạch cho gà

Kết thúc quá trình tắm nắng tới quá trình làm sạch cho gà. Tiến hành dùng khăn mềm sạch cùng nước nóng để làm sạch hợp chất này. Lau chùi nhẹ nhàng để chúng được làm sạch hoàn toàn. Các lỗ chân lông không bị bít kín đảm bảo cho gà được khoẻ mạnh.

Chú ý điều gì khi ngâm rượu vào nghệ cho gà

Phần cuối cùng trong bài viết cách ngâm rượu nghệ cho gà chọi đó chính là cách xử lý cũng như các chú ý cần thiết. Nếu bạn là người mới hoặc lâu năm cũng có thể mắc phải những sai lầm này.

Độ tuổi ngâm rượu vào nghệ

Nên chú ý gà tơ quá thì không nên áp dụng cách này. Chỉ nên áp dụng khi gà đạt từ 8 tháng hoặc 1 tuổi trở lên. Đối với gà mới ốm hoặc mới đá về cũng không nên áp dụng.

Thời tiết khi tiến hành

Không nên om bóp gà bằng nghệ khi trời lạnh. Chúng có thể khiến gà bị cảm lạnh. Khi đó các lỗ chất lông co lại nên việc này có thể cũng không có nhiều tác dụng.

Tần suất vào nghệ cho gà

Nên vào nghệ cho gà khoảng 4-7 ngày/lần. Như vậy lớp da của gà cũng có khả năng hồi phục hoặc lên những lớp da mới dày hơn. Đối với những con gà chuẩn bị đi chiến đấu chúng ta nên tạm dừng ngâm rượu vào nghệ.

Xem thêm tiểu sử Xám Messi

Chuyên mục
Kinh nghiệm nuôi gà

Cách cắt tỉa lông gà chọi đẹp nhất an toàn cho gà

Cắt tỉa lông gà chọi là một quá trình tưởng chừng như đơn giản nhưng lại khá quan trọng. Chúng giúp cho gà chọi thuận tiện hơn trong sinh hoạt cũng như các trận chiến. Không gây ảnh hưởng tới sức khỏe của gà. Vì thế mà bất cứ sư kê nào cũng có thể tỉa lông gà cho chiến kê của mình một cách nhanh nhất. Bài viết này của “daga68 live” sẽ cung cấp các thông tin liên quan tới cắt tỉa lông cho gà an toàn.

Vì sao cần cắt lông gà chọi?

Cắt tỉa lông gà chọi
Tăng thêm tính thẩm mỹ cho gà chọi khi cắt tỉa lông

Cắt tỉa lông gà chọi không chỉ đơn giản là yếu tố thẩm mỹ mà chúng còn mang lại nhiều lợi thế hơn trong các trận chiến căng thẳng. Một số bộ phận lông gà không cần thiết sẽ được loại bỏ nhằm phục vụ từng mục đích nhất định của chủ nhân.

Thuận tiện hơn khi chiến đấu

Những lớp lông được loại bỏ sẽ giảm bớt 1 phần vướng víu cho gà khi chiến đấu. Tuy rằng cũng có 1 phần chúng ngăn cản các đòn đá bằng độ đàn hồi của mình. Tuy nhiên những phần lông này có thể khiến gà nhanh bỏ chạy. CHúng bị bứt từng lông 1 sẽ tạo cảm giác khó chịu hơn cho gà so với 1 cú mổ hoặc 1 cú đá. Dần dần sẽ làm giảm nhuệ khí của gà và khiến chúng bỏ chạy, chịu thua.

Ngoài ra, lớp lông khi được loại bỏ sẽ để lộ phần da. Phần da này sẽ được làm dày lên và đỏ lên thông qua quá trình om bóp cho gà. Tăng cường sức chiến đấu tốt hơn. Nếu để nguyên lông thì có thể lớp thuốc sẽ không thấm sâu và đều vào bên trong da được.

Giúp gà tỏa nhiệt tốt

Đối với những chú gà bình thường thì việc chúng có thể chịu nóng hoặc chịu lạnh là điều bình thường. Nếu chúng ta tác động thay đổi có thể ảnh hưởng rất nhiều tới chúng. Lông gà chính là lớp áo bảo vệ giúp chúng điều hòa thân nhiệt. Chúng ta không nên tác động bằng cách tỉa lông gà. Tương tự đối với chó mèo cũng như vậy. Nhiều người tin rằng khi chúng ta cắt lông của động vật sẽ khiến chúng mát mẻ hơn. Tuy nhiên điều này là chưa hoàn toàn đúng.

Đối với những con gà chọi có cường độ vận động lớn thì mới cần tỏa nhiệt làm mát nhanh chóng. Vì thế việc cắt lông gà chọi là điều nên làm để chúng mát mẻ hơn trong các trận chiến. Tuy nhiên đi đôi với đó cũng là khả năng điều hòa thân nhiệt sẽ giảm đi. Chúng ta cần phải bảo vệ chúng bằng cách chăm sóc và để ý tốt hơn.

Tăng thêm tính thẩm mỹ

Một chú gà chọi đẹp khi có bộ lông mượt mà xen kẽ các vùng da đỏ lừ chất. Để làm được điều này chính là nhờ loại bỏ những lớp lông bên ngoài. Khiến phần da được om bóp trở nên đẹp hơn tinh tế hơn. Nhờ đó mà tăng thêm tính thẩm mỹ, vẻ đẹp cho gà một cách hiệu quả.

Giảm thiểu các loại bọ, mạt

Mạt gà là một trong những kẻ thù của những chú gà. Cắt tỉa bớt lông gà chọi sẽ giảm thiểu được nơi cư chú của chúng. Giảm thiểu khả năng sinh sản và nhân lên của mạt gà một cách tốt nhất. Qua đó bảo vệ sức khỏe của gà một cách đảm bảo.

Thời điểm tiến hành cắt lông gà chọi

Không phải độ tuổi nào cũng có thể tiến hành cắt tỉa lông gà chọi. Chúng ta cần đảm bảo gà đã hoàn thành quá trình thay lông thì bắt đầu tiền hành. Khi đó tất cả các phần lông của gà đã được hoàn thiện. Tạo ra phom dáng, hình khối cho chủ nhân có thể hình dung. Lúc này chúng ta vừa cắt tỉa vừa có thể om bóp hoặc vần hơi, vần đòn, vào nghệ cho gà.

Gà hoàn thành quá trình thay lông 1 từ khoảng thời gian 10-12 tháng tuổi tùy từng cá thể gà. Chúng ta có thể theo dõi để kiểm soát quá trình thay lông. Sau đó lựa chọn thời điểm cắt lông gà chọi vào mùa đông hoặc hè tùy ý.

Cách tỉa lông gà đòn đẹp đúng cách

Dưới đây Daga68 sẽ hướng dẫn cách tỉa lông gà hợp lý và đúng cách. Vừa đảm bảo tính thẩm mỹ, thuận tiện cho gà và đảm bảo sức khỏe.

Cắt tỉa lông đầu cổ

Cắt tỉa lông gà chọi
Cắt tỉa lông gà chọi đẹp phần đầu cổ.

Chúng ta tiến hành cắt tỉa lông từ trên xuống dưới. Phần lông đầu cổ được tiến hành cắt tỉa đầu tiên. Khi đó phần lông tại đây tương đối đã khô. Chúng không còn là những lông ống đang mọc nữa nên yên tâm.

Vị trí cắt lông chúng ta cắt mặt bên trên của đầu gà và cổ gà. Chúng ta bớt lại phần lông trên đỉnh đầu và bên dưới hầu gà. Do còn non nên lớp lông này sẽ được giữ lại để bảo vệ gà tránh việc bị đòn đau rất tới gà vỡ đòn. Phần lông còn lại này sẽ được cắt tỉa khi gà lớn hơn và được vần đòn vần hơi đầy đủ.

Tiến hành cắt lông tới phần chân của lông. Yên tâm lớp lông này sau khi om bóp chúng sẽ ít mọc hơn hoặc mọc với mật độ thấp hơn.

Cắt lông vùng hông và nách

Phần lông nách cần cắt trước tiên bởi chúng cản trở quá trình làm mát và tản nhiệt của gà. Những phần lông tại đây đều là lông nhỏ nên chúng ta có thể cắt nhiều hơn, sạch hơn so với các bộ phận khác.

Phần lông vùng hông chúng ta cũng tiến hành cắt tương tự. Phần lông vùng này cũng không có nhiều tác dụng nên chúng ta có thể cắt tùy ý từ hông cho tới phần đuôi. Chú ý không cắt phần lông mã có thể ảnh hưởng vẻ đẹp của gà.

Cắt lông bụng và lườn

Cắt tỉa lông gà chọi
Cắt bỏ lông phần bụng và lườn gà.

Như chúng tôi đã nói thì với việc những chú gà tơ vẫn cần lớp lông bảo vệ nên chúng ta hạn chế cắt phần lông từ vùng ức ngực của gà. Còn lông 2 bên lườn có thể cắt tỉa để giảm thiểu nhiệt độ dễ dàng.

Cắt lông đùi gà chọi

Phần lông đùi này cũng không có nhiều tác dụng nên chúng ta có thể tùy ý cắt ít hay nhiều. Tiến hành cắt từ phần đùi tiếp giáp hông tới phần đầu gối của gà. Sau khi cắt hết thì tùy chúng ta có thể om bóp vào nghệ cho gà đều được.

Phần lông mã, lông đuôi, lông cánh

Tất cả các phần lông gà này chúng ta không nên cắt tỉa. Những sư kê lâu năm họ không bao giờ cắt lông gà chọi với những phần lông này. Bởi chúng ảnh hưởng rất nhiều tới khả năng giao chiến của gà. Lông cánh và lông đuôi của gà ảnh hưởng tới quá trình bay nhảy, giữ thăng bằng. Tạo nên những lợi thế trong những trận chiến sinh tử.

Cách cắt tỉa lông gà tre

Cắt tỉa lông gà chọi
Về cơ bản thì gà tre không cần cắt tỉa lông nhiều.

Về cơ bản thì những chú gà tre không cần cắt tỉa lông. Bởi gà tre đẹp về bộ lông mà chúng ta cắt tỉa thì thực sự không khác gì lấy đi lớp áo của chúng. Tuy nhiên để kích thích quá trình thay lông của gà và giúp chúng thay lông nhanh hơn thì có thể sử dụng. Cắt tỉa hoặc nhổ những phần lông này để chúng ra lông, thay lông được đều hơn và tăng thêm vẻ đẹp của chúng.

Khi cắt lông gà chọi cần chú ý điều gì?

Dưới đây là những chú ý mà các sư kê cần phải biết khi tiến hành cắt lông cho gà chọi nhé.

  • Hạn chế cắt lông gà vào mùa đông. Có thể ảnh hưởng tới khả năng giữ ấm của gà.
  • Cắt quá nhiều cũng có thể ảnh hưởng tới vẻ đẹp của gà.
  • Không nên cắt lông cánh và lông đuôi.
  • Khi cắt lông cần đảm bảo chế độ chuồng trại được che chắn nhiệt độ ổn định.
  • Chế độ cho ăn đảm bảo quá trình sinh trưởng và phát triển.
  • Nên kết hợp ngay với vần đòn, vần hơi, vào nghệ để da gà đỏ hơn, dày hơn.

Dưới đây là những hướng dẫn cách cắt lông gà chọi một cách nhanh mà hiệu quả. Các sư kê có thể áp dụng cho chú gà chiến kê của mình một cách dễ dàng nhất.

Xem thêm cách băng cựa gà chuẩn sát thương cao

Chuyên mục
Kinh nghiệm nuôi gà

Bí kíp cách băng cựa gà chuẩn sức sát thương cao

Cách băng cựa gà đúng sẽ giúp không chỉ giúp cựa chắc chắn mà còn tăng độ sát thương của cú đá. Khiến cho đối thủ nhanh chóng bị hạ gục và giành chiến thắng. Ngược lại người không biết cách lên cựa gà có thể bị rơi hoặc tự gây ra sát thương cho bản thân gà. Vì thế mà hết sức cẩn thận đối với cả gà và các sư kê. Tùy từng giống gà mà cách băng cựa gà lại khác nhau. Bài viết này sẽ giúp các sư kê biết cách quấn cựa làm sao cho hiệu quả.

2 cách băng cựa gà chuẩn nhiều người sử dụng

Băng cựa gà tùy thuộc vào giống gà và tính chất của trận chiến. Với những trận vần gà thông thường thì làm sao hạn chế được vết thương từ cựa gà. Ngược lại với những đá gà tho mo hoặc đá gà tre thì cần băng thêm cựa để tăng sát thương. Cụ thể hướng dẫn ở bên dưới đây.

Cách băng cựa gà chọi

Cách băng cựa gà
Băng cựa và chọn cựa không cẩn thận sẽ gây sát thương cho chính mình

Ở ngoài miền Bắc thì các trận chiến có cựa gà thường không quá thông dụng. Vì thế nếu một chú gà chọi có cựa quá dài có thể đó lại là bất lợi. Nếu muốn đá công bằng thì cần băng cựa gà lại để giảm sức sát thương. Hoặc các trận chiến tập luyện vần gà không muốn gây ra những vết thương nặng cho gà đối thủ.

Với cách quấn cựa gà chọi thì dễ hơn. Đơn giản chúng ta chỉ cần làm giảm đi sát thương của chiếc cựa. Vì thế chỉ cần lấy rẻ quấn vài vòng xung quanh bên cựa. Sao cho khi sờ vào không còn cảm thấy cứng nữa là được. Sau đó lấy băng dính đen quấn chặt lại là xong. Khi hết trận có thể tháo rời cho gà sinh hoạt bình thường.

Cách băng cựa gà tre chuẩn

Ngược lại với gà chọi thì những chú gà tre vốn đã có cựa dài sẵn nên việc bịt chúng lại là điều không thể. Hơn thế nữa người ta còn chế ra những loại cựa sắt để tăng thêm tính sát thương. Chỉ 1 giây lơ là là có thể kết thúc mạng sống của gà đối phương ngay lập tức.

Cách băng cựa gà
Cựa gà bằng sắt kích thước lớn

Chú ý khi lên cựa gà tre hoặc gà nòi, gà tre lai thì đảm bảo an toàn cho chính gà và chủ nuôi. Không để cựa tự làm gà bị thương. Ngoài ra chúng còn phải giúp gà chiếm lợi thế hơn trong các trận chiến.

  • Sử dụng băng tan để tăng thêm độ dính nhưng cũng đảm bảo dễ tháo lắp.
  • Chúng ta quấn cựa sao cho hướng cựa sắt chếch vào nhau. Tức là 2 cựa sắt này hơi quay vào bên  trong của gà. Khi đó sẽ hiệu quả nhất trong các cú đá móc, đá giao.
  • Nếu thấy cựa bị lỏng thì đừng quên dùng một vật gì đó êm để chêm cho chắc chắn. Thứ thường dùng nhất là các đầu lọc của thuốc lá. Rất êm mà dễ kiếm tại các sới gà.
  • Chúng ta nên quấn cựa gà theo đường thẳng và đường chéo. Sao cho các đường quấn này tự làm chặt với nhau. Tránh trường hợp đang đá thì bị rơi, rách.
  • Khi đã quấn xong thì chúng ta để gà đi lại tự nhiên xem 2 cựa này có kích với nhau không. Có đi lại thoải mái hay không trước khi cho vào trận chiến.

Lên cựa gà chuẩn cần chú ý  điều gì?

Khi muốn lên cựa gà tre chuẩn cần chú ý một số thứ. Đảm bảo khả năng dành chiến thắng cho các sư kê một cách tốt nhất.

Chọn loại cựa tương ứng phù hợp

Đảm bảo chọn đúng loại cựa mà mình cần sử dụng. Hiện tại có 2 loại cựa phổ biến nhất là cựa dao và cựa xiên. Mỗi loại cựa phù hợp với từng trận chiến khác nhau. Vì thế mà chủ nhân cần biết cách chọn và sử dụng phù hợp với trận chiến. Trong đó cựa dao nguy hiểm hơn nên cần hết sức cẩn thận.

Chiều cao của gà đá

Khi tìm cách băng cựa  gà thì không thể để ý chiều cao của gà. Từ đó chọn loại cựa phù hợp. Với chiều cao thấp không nên chọn cựa quá dài. Có thể tự gây thương tích cho chính gà của mình. Và ngược lại với những chú gà nòi lớn hơn.

Cách băng cựa gà
Lên cựa gà theo chiều cao của gà

Đảm bảo sự thoải mái

Khi quấn cựa gà hoặc lên cựa gà trên cây thì đều phải đảm bảo sự thoải mái. Trong việc đi lại bình thường cũng như trong các trận chiến. Nếu quấn quá chặt có thể làm gà khó chịu mà sao nhãng trong cả trận chiến. Dẫn tới việc xác xuất dành chiến thắng thấp hơn.

Quấn cựa khác cách lên cựa

Quấn cựa để giảm thiểu sát thương của cựa gà đối với người chơi miền Bắc. Còn lên cựa, băng cựa là cách tăng sát thương của gà đối với người chơi gà miền Nam. Vì thế mà các sư kê nên biết để tìm cách băng cựa gà chuẩn nhất nhé.

Xem thêm cách om gà chọi đúng kỹ thuật

Chuyên mục
Kinh nghiệm nuôi gà

Cách Om Gà Chọi Đỏ Đúng Kỹ Thuật Sư Kê Nên Biết

Om gà mang tới cho chiến kê sức khỏe và sự dẻo dai cao độ. Không chỉ trong những trận chiến mà còn khá quan trọng trong cuộc sống của gà. Vừa giúp gà đẹp hơn lại vừa giúp gà khỏe hơn. Nâng cao giá trị và lợi thế của gà khi kinh doanh cũng như chiến đấu. Đây là việc làm thường xuyên và hầu như ai nuôi gà cũng phải biết để thực hiện cho gà của mình. Nếu bạn chưa biết nhiều về kỹ thuật om gà thì hãy để Daga68live – trực tiếp đá gà hướng dẫn nhé.

Om gà chọi là gì?

Cách om gà
Cách om gà để có chiến kê khỏe, dai sức

Om gà chọi là kỹ thuật sử dụng các bài thuốc tác động tới cơ thể gà thông qua việc thẩm thấu qua da của gà. Các bài om gà nâng cao sức khỏe, thể trạng và vẻ đẹp của gà một cách đáng kể. Giúp da gà chọi dày hơn, đỏ hơn, sức chịu đòn tốt và dẻo dai hơn trong các trận chiến của mình.

Om gà chọi có tác dụng gì?

Không phải ngẫu nhiên mà hầu như ai nuôi gà đều phải biết cách om gà. Nhiều người tin rằng chúng có thể tác động tốt tới sức khỏe của gà. Thực tế cũng chứng minh rõ ràng những chú gà chọi được om bóp cẩn thận đều có sức khỏe cực tốt. Dưới đây là những lợi ích của việc om gà chọi thường xuyên.

Da gà chọi dày hơn

Nhờ tác dụng của các loại thuốc bên trong nước om gà kết hợp với nhiệt độ cao khiến độ dày của da gà tăng lên. Từ đó giúp tăng khả năng chống chịu của gà trong các trận chiến. Hạn chế bị mất sức, mất máu đối với các đối thủ cứng đầu hoặc trận chiến thời gian kéo dài.

Om gà chọi giúp da gà đỏ

Tự nhiên da gà không có màu đỏ như vậy. Chúng cần trải qua quá trình om bóp cẩn thận và kỹ càng, dài lâu. Lớp da từ màu vàng trắng bình thường nhanh chóng chuyển sang màu đỏ. Vừa nâng cao khí chất của gà vừa giúp gà đẹp hơn. Qua đó có giúp gà có giá hơn vì vẻ đẹp thẩm mỹ cao hơn.

Cách om gà
Om gà khiến da dày và đỏ

Chiến đấu dai sức, chịu đòn tốt

Làn da dày sẽ giúp gà dai sức và chịu đòn tốt. Một phần lực tác động của gà đá được da gà hấp thụ. Tăng cường sự đàn hồi và giảm thiểu lực đá. Từ đó hạn chế những chấn thương vào bên trong cơ thể của gà. Da dày cũng giúp chúng hạn chế bị rách, xước và mất máu trong chiến đấu.

Nâng cao sức khỏe của gà

Gà được om bóp rượu thường xuyên sẽ được nâng cao sức khỏe. Hạn chế gặp phải các bệnh thông thường của gà về mặt hô hấp cũng như da bên ngoài. Đặc biệt khi thời tiết thay đổi đột ngột cũng khó có thể làm chúng bị ốm, ủ rũ hoặc biếng ăn.

Ngoài ra khi gà mới đi chiến về hoặc mới ốm dậy thì việc om bóp gà chọi cũng giúp sức khỏe gà dần dần hồi phục. Từ đó lấy lại sức khỏe để có thể tập luyện và sẵn sàng chiến đấu tiếp.

Vị thuốc om gà chọi bao gồm những gì?

Tất nhiên bài thuốc om gà chọi sẽ cần những vị thuốc để có thể tăng thêm hiệu quả sử dụng. Tùy từng bài thuốc om gà chọi khác nhau sẽ có những vị thuốc khác nhau. Điều này phụ thuộc vào từng bài thuốc và kinh nghiệm của từng người. Dưới đây là những nguyên liệu cơ bản nhất mà bài thuốc om gà nào cũng có.

Nghệ

Nguyên liệu cơ bản của bất cứ bài thuốc om gà chọi nào. Chúng có nhiều tinh chất giúp cơ thể gà, da gà tốt hơn. Nhờ những tinh chất này khiến cho vết thường gà mau lành hơn và chất axit khiến da gà dày hơn. Tùy theo từng nhu cầu sử dụng mà có thể sử dụng nghệ trắng hoặc nghệ đỏ để làm bài thuốc.

Rượu

Là chất dẫn xúc tác của các bài thuốc om gà. Nhờ cơ chế nhanh thẩm thấu và bay hơi của chúng mà giúp các chất trong vị thuốc có thể phát huy nhanh tác dụng. Hơn nữa nồng độ cồn trong rượu cũng giúp sát trùng vết thương khá tốt. Nên sử dụng rượu trắng vì nó không bị pha tạp các chất khác và nồng độ cồn ổn định. Không nên sử dụng các loại rượu tây, rượu màu không rõ nguồn gốc.

Chè

Sử dụng cả chè khô hoặc chè tươi đều được. Tinh chất của chè cũng khiến cho thể trạng của gà được tốt hơn.

Ngải cứu, xả, vỏ bưởi, quế

Quế cũng là loại thuốc được nhiều người dùng để om gà

Các nguyên liệu này có thể xuất hiện riêng lẻ trong từng bài thuốc om gà hoặc xuất hiện cùng nhau. Một số trường hợp còn cho thêm tinh chất quế để tăng thêm hiệu quả. Tất cả chúng được đun nóng và sôi lên nhằm có thể chiết được những tinh dầu bên trong các nguyên liệu. Giúp giãn nở lỗ chân lông từ đó thẩm thấu vào bên trong.

Nên om gà chọi khi nào là tốt nhất?

Khi gà đã đủ cứng cáp thì chúng ta tiến hành om bóp cho gà chọi. Điều này sẽ giúp gà có thể phát triển tối đa được thể chất của chúng một cách tốt nhất. Tránh tình trạng khi om bóp quá sớm có thể khiến gà không thể đạt được như kỳ vọng.

  • Độ tuổi om gà chọi hiệu quả nhất là khi gà đã bắt đầu gáy căng. Điều này báo hiệu chúng đã phát triển hoàn thiện toàn bộ cơ thể. Tiến hành cắt lông gà chọi và chuẩn bị om gà chọi tơ lần đầu tiên.
  • Gà sau khi ốm dậy cũng nên om bóp để nâng cao sức khỏe. Hiểu đơn giản thì cách om này khá giống với các bài thuốc xông hơi của con người khi bị ốm sốt mà muốn nhanh khỏi.
  • Gà trước và sau những trận đánh căng thẳng. Nếu như trước trận nâng cao sức khỏe thì việc om bóp sau trận sẽ giúp các cơ, gân cốt có thể hoạt động thoải mái nhất. Nhanh chóng hồi phục các vết thương trên cơ thể gà.

Cách om gà chọi đúng cách như thế nào?

Sau khi đã nắm rõ được những vị thuốc om gà chọi và những kiến thức liên quan. Chúng ta tiến hành bắt đầu om và xử lý để tiến hành om bóp cho gà chọi. Hãy chú ý những điều sau đây nhé.

Chuẩn bị nước om gà chọi

Cách om gà
Chuẩn bị nước om gà

Tùy từng bài thuốc om gà mà nguyên liệu sẽ khác nhau. Nếu bạn biết được bài thuốc nào thì sử dụng bài thuốc đó nhé.

  • Cho tất cả những vị thuốc trên vào xoong nồi rồi đun sôi lên. Nên chuẩn bị 1 xoong cũ bỏ đi chỉ chuyên sử dụng để làm nước om gà chọi.
  • Khi đã đun sôi 1 thời gian khoảng 10-15 phút để các tinh chất có thể thẩm thấu hòa vào nước om hiệu quả.
  • Để nguội đi một chút và có thể dùng chúng để om gà chọi đỏ đẹp, khỏe mạnh.
  • Những lần sau có thể chỉ cho thêm nước vào và đun sôi là có thể dùng được. Mỗi lần om bóp chúng ta chỉ nên sử dụng trong khoảng từ 2-4 ngày. Đun sôi quá nhiều lần có thể khiến các tinh chất bị biến đổi.

Chuẩn bị gà chọi để om

  • Đối với gà chọi tơ lần đầu được om bóp thì nên xử lý cắt tỉa lông lá cẩn thận. Đảm bảo những vị trí da cần độ dày đều được cắt tỉa lông.
  • Đối với gà chọi mới ốm dậy cần đảm bảo sức khỏe hồi phục tốt. Tránh việc gà ốm quá nặng không nên om gà.
  • Không om gà đối với những chú gà có vết thương hở quá nhiều. Chúng có thể tác động lên vết thương khiến chúng trở nên nặng, nhiễm trùng.

Tiến hành om gà

  • Sau khi đã để nước om gà chọi nguội đi một chút chúng ta lấy khăn mặt bông sạch để tiến hành om bóp. Khăn dạng sợi bông sẽ giúp giữ nước trong chúng tốt hơn.
  • Mới đầu nên sử dụng một chút một để gà có thể quen dần với cách om gà chọi tơ này. Đối với gà mới ốm dậy có thể cũng chưa quen. Chúng sẽ giúp gà chọi bình tĩnh hơn, tránh việc hốt hoảng bay loạn xạ.
  • Dùng khen nhẹ nhàng lướt qua các vị trí để gà quen hơn như hầu, cổ, vai, dưới cánh.
  • Sau khi đã lướt qua một lượt thì tiếp tục các vị trí cuống cổ, cần, vai. Mỗi vị trí chỉ nên lướt qua khoảng từ 1-3s lúc đầu.
  • Những vị trí tiếp theo đó là ngực, lườn, mào khu vực đầu cổ. Đây cũng là lúc chúng ta có thể vệ sinh cho gà khỏi nấm mốc.
  • Những vị trí nách dưới cánh, dưới hậu môn, trên lưng.
  • Chân cẳng, đùi và khu vực liên quan.

Thời gian một lần om gà

Thông thường các sư kê thường duy trì om gà từ 15 cho tới 30 phút. Lặp đi lặp lại các bước trên để cơ thể gà có thể ngấm được các tinh chất từ nước om gà. Chúng ta nên lướt qua một lượt trước khi om vào từng chi tiết của gà. Nếu gà tơ hoặc gà bị ốm có thể giảm thời gian om gà đi một chút và tăng dần nếu thể trạng gà khỏe mạnh.

Cách om gà chọi tơ không nên quá thường xuyên. Chúng ta nên giãn cách để lớp da có thể thích ứng. Mới đầu có thể lớp da sẽ bị bong tróc ra do chưa quen với các tinh chất trong bài thuốc om gà. Dần dần chúng sẽ đỏ hơn, dày hơn. Một tuần có thể om gà từ 2 cho tới 3 lần.

Đối với gà chọi chiến thì thường om gà sau các lần ốm dậy hoặc trước các trận đánh từ 2-3 ngày. Sau đó nghỉ ngơi thư giãn sau trận đánh từ 2-3 ngày tiếp tục om bóp tránh mốc, phục hồi sức khỏe.

Om gà chọi chiến cần chú ý điều gì?

Cách om gà chọi đúng cần đảm bảo về cả kỹ thuật cũng như nguyên liệu và thời điểm om bóp. Kết hợp được 3 yếu tố này chắc chắn sẽ khiến gà có thể đột phá thể lực và vẻ đẹp bên ngoài. Tuy nhiên dưới đây là những chú ý để om gà chọi đúng cách.

Gà đủ sức khỏe, độ tuổi

Hãy đảm bảo gà chọi đủ sức khỏe và độ tuổi để tiến hành om bóp. Gà quá tơ quá non hoặc đang bị ốm thì chúng ta không nên om bóp. Vô tình ảnh hưởng tới sinh trưởng và phát triển của gà.

Gà không bị vết thương nặng

Những vết thương nặng cần được xử lý kỹ càng và lên da non hoàn thiện thì mới có thể tiến hành om bóp vần gà. Vì khi om bóp tác động trực tiếp tới làn da gà bằng tinh chất và nhiệt. Nếu vẫn còn vết thương hở sẽ khiến vết thương lâu lành hơn.

Duy trì nhiệt độ thuốc om gà chọi

Cách om gà
Duy trì nhiệt độ thuốc

Các bài thuốc om gà chọi đỏ đẹp nên được duy trì nhiệt độ ngay trong lúc om. Tức là chúng ta nên để chúng vẫn còn nóng ấm và vừa với sức chịu đựng của gà. Không nên để nước quá nóng hoặc quá lạnh đều không còn tác dụng.

Thời điểm om gà chọi trong ngày

Nên om gà chọi chiến vào khoảng từ 9h cho tới 13h chiều. Đây là khoảng thời gian đẹp ánh sáng không quá gắt và tốt cho sức khỏe của gà. Không nên om gà quá sớm hoặc quá muộn trong ngày. Nếu quá sớm cơ thể gà chưa thích nghi được. Còn nếu quá muộn gà dễ bị cảm lạnh và sinh ra bệnh.

Nên phơi gà sau khi om

Sau khi om bóp gà chọi thì chúng ta nên phơi gà để các dưỡng chất có thể thẩm thấu và tự bay hơi. Đây cũng là cách giúp gà có thể khô lông nhanh hơn. Tránh tình trạng om gà xong nhốt vào nơi ít ánh nắng có thể sinh ra nấm mốc, bệnh tật.

Bài thuốc om gà cho từng loại gà

Có từng bài thuốc riêng, vị thuốc riêng cho gà chọi khác nhau. Ví dụ bài thuốc om cho gà chọi tơ, bài thuốc om cho gà chọi chiến hoặc gà bị ốm. Tùy từng cá thể gà, thể trạng sức khỏe mà lựa chọn phù hợp. Hãy căn cứ vào gà của mình mà chọn cách om gà chuẩn nhất nhé.

Xem thêm cách vô mồi cho gà đá cựa sắt

Chuyên mục
Kinh nghiệm nuôi gà

2 Cách vô mồi cho gà đá cựa sắt sung tới PIN

Cách vô mồi cho gà là việc quan trọng. Chúng quyết định lực của gà có thực sự tốt hay không. Tạo nên cái nền tảng về sức mạnh cho gà sung tới pin trong những trận chiến căng thẳng. Vì thế không chỉ có chân đẹp, vảy đẹp dáng đẹp mà cách cho ăn, cách vô mồi cũng thực sự cần thiết. Nếu không đủ dưỡng chất thì gà có thể sin ra ốm yếu, bệnh tật. Bài viết này của Daga68 sẽ hướng dẫn cho khách hàng biết cách vô mồi cho gà đá cựa sắt một cách tốt nhất.

Hướng dẫn cách vô mồi cho gà đá sư kê nên biết

Không chỉ đơn giản là lượng thức ăn mà cả chất lượng, số lượng và cách vô mồi cũng thực sự quan trọng. Không nên cho ăn bừa bãi có thể ảnh hưởng tới thể chất, hệ tiêu hóa của gà.

Cách vô mồi cho gà bằng thức ăn

Đơn giản nhất là việc vô mồi cho gà bằng các loại thức ăn. Tùy từng loại thức ăn mà liều lượng, cách cho ăn, thời điểm cho ăn khác nhau. Dưới đây là các loại thức ăn từ phổ biến cho tới dễ kiếm cho các sư kê sử dụng nhé.

Thịt bò

Loại thức ăn cung cấp rất nhiều năng lượng. Hỗ trợ cực tốt trong việc tăng cơ bắp và sức mạnh. Đây là loại thức ăn không chỉ gà mà con người cũng thực sự yêu thích. Nhất là các vận động viên tập luyện cường độ cao hoặc tập gym sử dụng.

Cách vô mồi cho gà
Thịt bò

Thịt bò nếu có điều kiện thì nên cho ăn 1 miếng nhỏ mỗi ngày hoặc cho ăn cách nhật. Như vậy vừa đảm bảo cho gà không bị ngấy và thừa chất. Đặc biệt ăn thịt bò không bị béo phì như những loại thực phẩm khác.

Có nhiều người bảo nên nhúng qua nước sôi để loại bỏ sán. Tuy nhiên điều này không thực sự đúng. Bởi cần phải đun chín hoàn toàn mới có thể loại bỏ sàn. Mà trong cơ thể gà cũng rất nhiều sán rồi nên việc có thêm cũng không vấn đề gì cả. Chúng ta sẽ xử lý sán sau này.

Khi vô mồi cho gà đá cựa sắt bằng thịt bò hoặc các loại thức ăn khác nên cho ăn vào buổi trưa là tốt nhất. Không nên cho ăn vào buổi sáng hoặc buổi chiều. Buổi sáng thì hệ tiêu hóa của gà chưa sẵn sàng ăn đồ tươi. Còn buổi chiều thì vào buổi đêm sẽ khó tiêu hơn.

Trứng cút lộn

Nhiều sư kê quyết định vô mồi cho gà đá bằng trứng cút lộn. Cũng cực kỳ giàu dưỡng chất mà dễ kiếm dễ sử dụng. Vì thế mà lựa chọn loại mồi cho gà này cực kỳ tốt. Đối với trứng cút lộn thì chúng ta không nên cho ăn thường xuyên. Số lượng cho ăn chỉ khoảng 3 – 4 quả là tốt nhất.

Chúng ta nên cho ăn cách nhật như vậy sẽ đảm bảo khó bị béo phì khi cho ăn nhiều. Trước khi thời gian đá cựa sắt diễn ra từ 1-3 tháng bắt đầu cho ăn một cách hiệu quả nhất. Và cũng giống như thịt bò thì nên cho ăn vào buổi trưa để đảm bảo khả năng tiêu hóa.

Nếu không tìm được trứng cút lộn thì trứng vịt lộn cũng là loại mồi mà chúng ta có thể thay thế. Tuy nhiên giảm thiểu số lượng xuống còn 1 quả cho mỗi lần ăn. Tuần 3 quả trứng vịt lộn là tốt nhất.

Lươn trạch

Trong thịt của lươn trạch có một lượng lớn vitamin và khoáng chất cực tốt. Rất thích hợp làm mồi cho gà đá hiệu quả. Đây cũng là loại mồi dễ kiếm mà các sư kê có thể mua, đi bắt quanh nhà. Cách vô mồi cho gà đá đối với lươn cũng khá đơn giản. Không cần chế biến cầu kỳ cứ chặt nhỏ ăn thành từng miếng là tốt nhất. Mỗi lần chỉ cần cho ăn 1 con lươn nhỏ hoặc khoảng từ 4-5 miếng.

Cách vô mồi cho gà
Lươn trạch

Đối với loại thức ăn này cũng không nên cho ăn thường xuyên. Nên chia ra cách nhật hoặc tuần 3-4 lần cho ăn là cực kỳ tốt. Thời điểm cho ăn và hấp thụ tốt nhất là buổi trưa, nắng lên là phù hợp. Không nên cho ăn vào buổi sáng hoặc buổi tối. Như vậy sẽ giảm thiểu lượng thức ăn được hấp thu.

Sò huyết

Loại thức ăn tương đối đắt đỏ và khó kiếm hơn. Tuy nhiên dưỡng chất của chúng lại cực kỳ nhiều. Giúp cho gà đá cựa sắt luôn tới pin và sung mãn. Hàm lượng dưỡng chất bên trong sò huyết có thể làm gà trống sung mãn hơn. Không phải ngẫy nhiên mà rất nhiều người muốn tăng cường sinh lý đều chọn sò huyết.

Cách vô mồi cho gà
Sò huyết

Cách vô mồi cho gà đá cựa với sò huyết nên cho ăn từ 4-5 ngày hoặc khoảng từ 1-2 tuần trước khi đá. Cho ăn thường xuyên 1 ngày 1 lần hoặc 2 ngày/lần là hiệu quả.

Rau xanh

Cuối cùng không thể thiếu được là rau xanh. Loại thức ăn không thể thiếu được của tất cả những con gà. Có tác dụng đem tới vitamin và các chất cần thiết cho gà. Giúp hệ tiêu hóa của gà luôn khỏe mạnh và chất lượng. Giúp hạn chế tình trạng xót ruột ở gà. Cân bằng lại các chất khoáng, đạm được bổ xung quá nhiều. Những loại rau xanh mà các sư kê có thể tham khảo đó là rau muốn, xà lách…

Cách vô mồi cho gà đá bằng thuốc

Song song với các loại thức ăn thì việc sử dụng các loại thuốc tăng lực cũng được nhiều người sử dụng. Cách vô mồi cho gà đá bằng thuốc có hiệu quả nhanh chóng hơn, dễ dàng hơn nhưng ngược lại cũng có thể ảnh hưởng tới gà. Vì thế mà các sư kê nên cân nhắc lựa chọn các loại thuốc cho gà cưng của mình.

Cách vô mồi cho gà
Thuốc B15+3

Các loại vitamin là cực kỳ cần thiết cho gà. Ngoài các loại vitamin B12, B15 được hấp thụ qua thức ăn thì việc bổ xung bằng dạng viên nén dễ dàng hơn nhanh hơn. Số lượng sử dụng theo khuyến cáo của nhà sản xuất in trên bao bì. Một số loại vitamin được đóng dưới dạng lỏng. Cho uống trực tiếp hiệu quả nhanh hơn. Đối với gà đá cựa sắt, gà chọi thì khoảng từ 0,5 cho tới 1 cc. Còn đối với gà tre thì ít hơn. Giảm 1/2 liều lượng so với gà chọi.

Vô mồi cho gà đá cần chú ý điều gì?

Các loại thuốc kích thích cho gà này thường xuất phát từ bên Thái Lan. Do vậy cả về nguồn gốc, công dụng đều là truyền miệng mà thôi. Vì thế mà các sư kê quyết định cách vô mồi cho gà đá bằng thuốc cần cân nhắc sử dụng. Chúng có thể ảnh hưởng cả về sức mạnh lẫn sinh lý của gà nữa đấy nhé.

Các loại thức ăn, mồi cho gà cần lựa chọn đúng loại, số lượng và thời điểm cho ăn sẽ là tốt nhất. Nên tăng cường thể chất của gà vào khoảng từ 1-2 tháng trước thời điểm đánh trận. Như vậy sẽ được thể chất và tinh thần tốt nhất. Không nên kéo dài cách vô mồi cho gà với nhiều loại thức ăn. Như thế có thể khiến gà tăng cân quá nhanh.

Với những kinh nghiệm mà Daga68 chia sẻ hy vọng các sư kê đã có những kiến thức về cách vô mồi cho gà đá. Lựa chọn loại mồi, thức ăn và thời điểm cho ăn sẽ ảnh hưởng nhiều nhất. Giúp gà đá cựa sắt, gà chọi luôn cực sung và tới pin.

Xem thêm cách vào nghệ cho gà

Chuyên mục
Kinh nghiệm nuôi gà

Cách Vào Nghệ Cho Gà Chọi Giúp Da Dày Hơn, Đỏ Hơn

Cách vào nghệ cho gà chọi giúp chiến kê khỏe hơn, sức lực sung mãn hơn. Ngoài ra chúng còn giúp da gà dày và đỏ lên tăng thêm tính thẩm mỹ, sức chịu đòn của gà. Tạo được lợi thế trong những trận chiến và cũng trực tiếp tăng giá trịa của gà. Đây là những công việc cần thiết mà bất cứ sư kê nào cũng nên biết hiện nay. Nếu bạn chưa biết cách vào nghệ cho gà thì hãy xem những hướng dẫn của Daga68 nhé.

Cách vào nghệ vàng cho gà chọi
Cách vào nghệ vàng cho gà chọi

 Cách vào nghệ cho gà chọi là gì?

Vào nghệ là một công đoạn giúp tăng lực cho gà chọi khá hiệu quả. Sử dụng nghệ tươi kết hợp với rượu và những thành phần khác tác động trực tiếp lên da gà. Giúp nâng cao sức khỏe, sức đề kháng và giúp da gà dày lên. Hấp thụ lực đá từ những cú đánh của gà đối thủ. Từ đó tăng thêm sự dẻo dai, sức chịu đòn để dành chiến thắng trong những trận đấu đá gà.

Tác dụng của việc vào nghệ cho gà

Dưới đây là những tác dụng chính của công việc này. Không phải ngẫu nhiên mà giới chơi gà từ Bắc vào Nam đều phải vào nghệ cho gà. Bất kể đó là gà chọi đòn, đá cựa hay gà tre.

Giúp da gà đỏ hơn

Cùng với om gà chọi thì vào nghệ cũng giúp cho da gà đỏ hơn. Việc da gà đỏ hơn cũng giúp chúng khỏe mạnh hơn. Thông qua màu da sẽ dự đoán phần nào được tình hình sức khỏe của gà. Chúng cũng giúp chủ nhân thích thú hơn khi chăm sóc.

Nâng cao vẻ đẹp

Những chú gà chọi được om bóp, vào nghệ cẩn thân đều rất đẹp mắt. Chưa biết đá đấm như thế nào nhưng màu đỏ săn chắc cũng khiến người nhìn mê hơn. Chúng sẽ giúp gà đẹp hơn, oai vệ hơn. Nếu không sử dụng làm gà đá thì cũng có thể để chúng làm gà cảnh cũng rất tuyệt vời.

Nâng cao sức khỏe

Nhờ việc vào nghệ cho gà đòn mà chúng khỏe mạnh hơn. Hạn chế được các bệnh cảm ốm vặt thông thường. Các lỗ chân lông luôn luôn thông thoáng không bị bí bách. Dẫn tới những chất bẩn, độc hại của cơ thể được bài tiết qua lỗ chân lông dễ hơn rất nhiều. Đó cũng là nguyên lý cho hiện tượng đánh gió cảm của con người khi các lỗ chân lông bị bịt kín gây mệt mỏi.

Tăng khả năng chịu đòn

Nhờ lớp da dày lên nhờ vào nghệ gà mỗi ngày mà chúng có thể tăng khả năng chịu đòn. Lớp da có độ đàn hồi và hấp thụ lực khá tốt. Những đòn đánh vào đây sẽ được giảm thiểu đi sức mạnh khiến gà cảm thấy đỡ đau hơn. Ngoài ra lớp da dày cũng hạn chế bị xước, chảy máu gây mất sức cho gà.

Thể hiện là sư kê thực thụ

Không có ai nuôi gà mà không biết cách vào nghệ cho gà chọi. Vì thế nếu bạn là một người nuôi gà, chăm gà và chơi gà thì chí ít bạn cũng phải biết cách vào nghệ hoặc chăm sóc cho gà của mình. Vừa tự chăm sóc được gà, vừa thể hiện tính chuyên nghiệp.

Khi nào nên vào nghệ cho gà được?

Gà cần đảm bảo sự cứng cáp để có thể vào nghệ. Không ảnh hưởng tới sinh trưởng và phát triển của gà. Vì thế độ tuổi lý tưởng nhất là khi chúng đã hoàn thành quá trình thay lông và đang hoàn thiện hoàn toàn cơ thể. Độ tuổi từ 10-12 tháng là phù hợp hơn cả.

Ngoài ra các sư kê cũng chú ý tới việc nên om bóp cho gà trước khi vào nghệ. Điều này sẽ giúp gà khỏe hơn, cứng cáp hơn và quen với nhiệt độ nóng bức khi vào nghệ. Vì thế mà nên biết cách om gà chọi trước khi tiến tới vào nghệ gà.

Vào nghệ cho gà chọi cần chuẩn bị những gì?

Dưới đây là những vật dụng mà bạn cần chuẩn bị cho việc vào nghệ cho gà. Chúng đều rất dễ kiếm bởi xuất hiện quanh cuộc sống của chúng ta.

Cách vào nghệ vàng cho gà chọi
Nghệ tươi
  • Nghệ tươi 3 lạng hoặc dạng bột đều được. Nên sử dụng nghệ tươi vì mình quản lý được chất lượng. Nghệ bột nếu đi mua thì hên xui thành phần của chúng có phải 100% từ nghệ hay không? Có thể dùng nghệ đỏ hoặc nghệ vàng đêu được.
  • Rượu trắng 1 cốc đảm bảo nồng độ rượu và không pha chế chất gì khác. Nếu dùng rượu tây hoặc rượu màu có thể là pha nhiều chất khác nữa.
  • Ngải cứu
  • Phèn chua 1 thìa bột canh

Chổi quét sơn nhỏ mua có 5k/cái.

Cách vào nghệ cho gà chọi

Dưới đây là những bước chế nước vào nghệ và cách quết hợp chất này lên người gà sao cho chuẩn xác.

Chế hỗn hợp vào nghệ

Sau khi đã tập hợp đủ nguyên liệu thì chúng ta dã nhỏ nghệ tươi hết sức có thể rồi trộn lẫn với nhau. Những nguyên vật liệu khác cũng làm tương tự. Sao cho hỗn hợp thu được có dạng sền sệt hơi lỏng một chút là được. Chú ý nên cho lượng rượu vừa đủ để sử dụng trong một lần hoặc một ngày là đủ. Không nên làm nhiều mà không dùng hết thì cũng không tái sử dụng lại được.

Dùng chổi quết lên thân gà

Chú ý dùng chổi quét sơn đã mua ở trên và quét nhẹ nhàng lên thân gà. Chúng ta nên làm với liều lượng nhỏ trước để gà có thể quen hơn và quan sát phản ứng của cơ thể gà. Nếu như gà không gặp vấn đề gì thì tăng liều lượng lên. Nếu như thấy chúng giãy hoặc phản ứng quá mạnh thì nên dừng lại để kiểm tra nguyên nhân.

Cách vào nghệ vàng cho gà chọi
Dùng chổi vào nghệ cho gà

Những vị trí cần phải vào nghệ cẩn thận là cổ, đùi, ức vào dưới cánh. Đây là những vị trí quan trọng để giúp gà có thể khỏe mạnh hơn, da dày hơn. Chú ý các vị trí như mắt, mũi hoặc mồm gà nhé. Không nên bôi hoặc nếu bôi thì không để chúng rơi vào đây.

Lúc này trên mình gà sẽ có một màu vàng chóe bởi dung dịch nghệ và các chất bên trên. Nghệ sẽ giúp loại bỏ các lớp da chết và chúng rất là xót nên chú ý cách bôi, quét sao cho phù hợp. Chúng ta nên để chúng phơi nắng từ 1-2 giờ trong lồng rồi tiến hành rửa ráy ra nghệ cho gà nhé.

Cách ra nghệ cho gà chọi

Sau khi đã vào nghệ thì ra nghệ là bước cuối cùng để loại bỏ lớp chất này trên da. Nếu để lâu chúng sẽ bít các lỗ chân lông lại và gây ảnh hưởng cho gà. Hơn nữa cũng có thể gây ra ẩm mốc cho gà nếu điều kiện khí hậu không thuận lợi.

Kiếm các loại lá chè xanh và ngải cứu rồi tiến hành đun nóng sôi lên để ra nghệ. Mục đích loại bỏ hết các chất bám trên da hoặc lỗ chân lông của gà. Như vậy gà sẽ khỏe hơn rất nhiều. Công việc ra nghệ cũng quan trọng không kém công việc vào nghệ. Chúng gần giống như lúc chúng ta om gà chọi nên có thể đọc bài viết CÁCH OM GÀ CHỌI để biết nhé.

Vào nghệ cho gà chọi cần chú ý điều gì?

Khi tiến hành cách vào rượu nghệ cho gà chọi đá thì cần chú ý những điều dưới đây. Nắm rõ để đem lại kết quả tốt nhất tránh việc bị phản tác dụng khi không có kiến thức.

Gà đủ độ tuổi

Như đã nói ở trên thì nên vào nghệ cho gà khi chúng tầm 9-11 tháng tuổi. Đây là thời điểm gà khá sung sức và phát triển hoàn thiện cơ thể, lông lá. Những chú gà quá tơ thì không nên bởi chưa phát triển hết có thể thui chột gà rất phí.

Gà chọi sức khỏe tốt

Nên vào nghệ khi gà khỏe mạnh, không ốm đau bệnh tật hoặc không có vết thương hở lớn. Như thế cơ thể chúng mới thích nghi với cường độ của om bóp, vào nghệ và vần vò. Nhất là gà có vết thương hở sẽ rất khó xử lý khi vào nghệ.

Gà mới đánh trận nặng

Nếu gà vừa mới đánh trận nặng thì không nên vào nghệ. Chúng ta nên đợi để chúng hồi phục là tốt nhất. Nếu vần hơi, vần đòn nhẹ nhàng thì có thể được. Nhiều người cũng vần hơi, vần đòn tầm 1-2 hồ để cắt tai cho gà bằng cách này.

Thời điểm vào nghệ trong ngày

Buổi trưa là lúc thích hợp nhất để tiến hành cách vào nghệ cho gà chọi. Đây là thời điểm nhiệt độ và ánh nắng ổn định. Chúng cũng cung cấp đủ ánh nắng để làm khô đi lớp nghệ trên da gà. Không nên vào nghệ lúc cuối buổi chiều sẽ rất khó ra nghệ. Việc đi ngủ với lớp lông ướt có thể khiến gà bị cảm lạnh.

Gà nên vào nghệ bao nhiêu lần

Cũng giống như om bóp thì nếu được có thể om bóp vào nghệ thường xuyên. Tuần /lần là con số khá đẹp. Tuy nhiên điều này phụ thuộc vào tần suất ra trận, ăn uống hoặc sức khỏe của gà nữa nhé.

Với những chia sẻ của Daga68 hy vọng các sư kê đã biết cách vào nghệ vàng cho gà chọi đá.

Xem thêm tiểu sử Mơ Nhể Cựa

Chuyên mục
Kinh nghiệm nuôi gà

CÁCH CHỮA GÀ ỐM TRONG: DÙNG THUỐC TRỢ LỰC LÀ HIỆU QUẢ NHẤT

Gà ốm trong là trường hợp phổ biến, bệnh thường xảy ra ở gà bị mất sức sau mỗi trận đấu. Nếu không có hiểu biết và chữa trị kịp thời, bạn rất dễ phải loại bỏ chiến kê của mình. Các bạn hãy cùng Daga68live tìm hiểu nguyên nhân và cách chữa trị nhé.

Gà ốm trong
Cách điều trị bệnh gà ốm trong

Nhận biết gà bị ốm trong

Khi một con gà chiến bị ốm trong, bạn rất dễ nhận thấy các dấu hiệu bất thường ở chúng. Gà bị bệnh thường ủ rũ, mất sức, da dẻ nhợt nhạt và sụt cân nhanh chóng. Nếu nhận thấy chiến kê của mình có những dấu hiệu trên, bạn cần chữa trị ngay. Nếu không, gà có thể bị tụt lực nghiêm trọng, phát bệnh nặng mà chết.

Nguyên nhân khiến gà bị ốm

Theo những người có kinh nghiệm nuôi gà lâu năm, bệnh ốm trong ở gà xảy ra do nhiều nguyên nhân. Đó có thể là do không gian sống của gà bị ô nhiễm, gà bị thiếu chất dinh dưỡng,… Nhiều người thực hiện om bóp vào nghệ cho gà quá sớm cũng khiến chúng bị ốm trong, sụt kí và tụt lực. Ngoài ra, trong quá trình luyện tập, nếu bạn vần gà quá tay hoặc om gà không đúng cách cũng có thể khiến gà bị ốm.

Khi đã tìm hiểu được nguyên nhân gây bệnh ở gà, bạn cần tiến hành chữa trị ngay. Tránh để ‘“đêm dài lắm mộng”, bệnh trở nặng hơn mà hại cho gà.

Cách chữa gà bị ốm trong – phục hồi chiến kê 100%

Khi gà có dấu hiệu bị ốm trong, bạn cần lập tức chữa trị cho gà. Đầu tiên, để khắc phục tình trạng bị tụt lực ở gà, bạn cần thay đổi lại chế độ ăn uống, quá trình luyện tập cho gà. Bên cạnh đó, sử dụng một số thuốc trợ lực là cách tốt nhất để giúp gà chọi của bạn nhanh chóng phục hồi thể lực.

Chế độ ăn uống

Vẫn cho gà ăn thức ăn như bình thường, nhưng không nên cho gà ăn quá nhiều thóc, thịt, cá, lươn,… Các thức ăn sống cần được nấu chín để tránh gà mắc thêm các bệnh khác về tiêu hóa. Đồng thời, bạn cần cho gà ăn rau càng nhiều càng tốt, đặc biệt là rau giá, cà chua,… Nếu gà bị sụt cân nhiều thì có thể bổ sung thêm cám tổng hợp xen lẫn với các bữa ăn thóc để gà nhanh lại sức.

Gà ốm trong
Chế độ ăn uống cho gà ốm trong

Chế độ luyện tập cho gà

Trong giai đoạn gà bị ốm trong, cần cho gà nghỉ ngơi nhiều. Tránh luyện tập hoặc om bóp nghệ cho gà. Hàng ngày, bạn chỉ cần phun nước chè tươi, lau khô và sau đó đem phơi khô ngoài nắng ấm. Chú ý không nên để gà ngoài nắng gắt quá lâu vì có thể khiến bệnh gà nặng thêm.

Bạn nên nuôi gà bệnh trong một chuồng riêng nhưng đảm bảo sạch sẽ, ấm áp. Tránh để gà ốm ở gần những con gà chiến khỏe mạnh khác. Khi gà bắt đầu hồi phục thì cho gà chạy giàng, chạy đà. Nếu trời đẹp thì có thể cho gà nhảy khoảng 5 phút mỗi lần. Như vậy gà sẽ nhanh phục hồi hơn.

Dùng thuốc trợ lực

Nếu chỉ áp dụng 2 cách trên thì bạn sẽ tốn rất nhiều thời gian để khiến gà trở lại khỏe mạnh bình thường. Để chiến kê nhanh chóng phục hồi thể lực, bạn cần phải nhờ đến thuốc trợ lực. Cho gà uống kháng sinh enervon C và boganic, mỗi loại 1 viên/ngày. Bên cạnh đó, cứ cách nhau 1 ngày bạn tiến hành tiêm 1cc Catosal, tiêm xong 3 lần thì nghỉ.

Ngoài ra, bạn có thể bổ sung thuốc tăng cơ bắp và thuốc bổ nội tạng cho gà. Các thuốc trên bạn dễ dàng mua được với mức giá khá rẻ.

Trên đây là những thông tin và phương pháp chữa bệnh khi gà chọi bị ốm trong. Thực hiện đúng theo các quy trình trên đồng thời tiến hành khử trùng chuồng trại sạch sẽ sẽ giúp chiến kê của bạn nhanh chóng phục hồi thể lực tốt nhất. Hy vọng với những chia sẻ vừa rồi, bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức để chăm sóc tốt hơn cho chiến kê của mình. Theo dõi Daga68 để đón đọc những bài viết bổ ích khác nữa nhé.

Xem thêm bệnh thương hàn ở gà

Chuyên mục
Kinh nghiệm nuôi gà

BỆNH THƯƠNG HÀN Ở GÀ – CÁCH ĐIỀU TRỊ VÀ PHÓNG TRÁNH

Bệnh thương hàn ở gà là bệnh phổ biến thường gặp ở gà và ở mọi giai đoạn phát triển của gà. Hôm nay mình sẽ nói rõ hơn cho các bạn về nguyên nhân, phòng tránh, điều trị căn bệnh này.

Bệnh thương hàn ở gà
Bệnh thường hàn thường gặp ở gà

Nguyên nhân gây bệnh thương hàn

Bệnh thương hàn thường xảy ra khi thời tiết thay đổi đột ngột, nhất là khi nắng nóng hay mưa gió đột ngột.

Nếu gà được nuôi trong môi trường ẩm thấp, không được vệ sinh thường xuyên thì cũng có khả năng bị bệnh.

Bệnh thương hàn được xác định là do vi khuẩn Salmonella gây ra trên cơ thể của gà. Có 3 chủng bệnh chủ yếu như sau:

  • Salmonella gallinarum: gây bệnh thương hàn trên gà lớn và gà con.
  • Salmonella typhimurium: gây bệnh phó thương hàn trên gà lớn, gà con.
  • Salmonella pullorum: gây bệnh bạch lỵ ở gà con vào giai đoạn gà được 3 tuần tuổi.

Bệnh thương hàn lây truyền qua 2 hình thức là truyền dọc (từ mẹ sang con) và truyền ngang từ gà bệnh sang gà không bệnh.

Ngoài ra, bệnh cũng xảy ra nếu gà tiếp xúc chung nguồn thức ăn, nước uống cũng như các dụng cụ vệ sinh.

Đặc biệt, gà mái trong giai đoạn sinh sản là có nguy cơ mắc bệnh thương hàn cao nhất.

Triệu chứng của bệnh

Mỗi lứa tuổi gà khi mắc bệnh thương hàn sẽ có những triệu chứng khác nhau. Ngoài ra, tùy thuộc vào thể trạng, mức độ nhiễm vi rút mà gà có những biểu hiện riêng. Nhìn chung, khi gà mắc bệnh thương hàn, chúng sẽ có những triệu chứng như sau:

  • Gà yếu ớt, ủ rũ, lông xơ xác, bỏ ăn.
  • Gà đi ngoài phân trắng hoặc xanh, có đi kèm với dịch nhầy do vi khuẩn làm viêm đường ruột.
  • Phân bết dính ở phần hậu môn, có khi bít kín hậu môn của gà.
  • Đẻ trứng ít, vỏ trứng mỏng, có màu nhạt.
  • Hình dáng trứng méo mó và rất dễ vỡ.
  • Bụng gà phình to, khó tiêu, mào gà nhợt nhạt.

Cách phòng tránh và chữa trị bệnh thương hàn cho gà

Nếu là gà con thì bạn nên dùng thuốc chứa các thành phần như Oxytetracyclin, Amoxicillin, Enrofloxacin và Flofenicol khi úm.

Bên cạnh đó, kết hợp thêm men tiêu hoá sống TKS và cho gà uống hàng ngày với liều lượng 1g/l.

Nếu là gà đã trưởng thành, bạn có thể áp dụng các thuốc kể trên định kỳ hoặc mỗi khi thời tiết thay đổi.

Bên cạnh đó, bạn nên thường xuyên vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, khử trùng máng ăn và khay đựng nước uống cho gà định kỳ.

Đảm bảo khu vực nuôi gà luôn khô thoáng, sạch sẽ, không bị ẩm mốc. Sử dụng các loại vacxin định kỳ như  Hupha – Floral; E 10000 – U,… Bổ sung thuốc bổ cũng như các loại vitamin để làm tăng sức đề kháng cho gà.

Cách điều trị

Khi nhận thấy một cá thể gà nào có những triệu chứng của bệnh thương hàn, bạn cần cách ly gà bệnh ngay lập tức.

Hiện nay, trên thị trường có các loại kháng sinh có thể giúp điều trị bệnh thương hàn ở gà như EnrofloxacinFlorfenicol, gentamycin, terramycin, và colistin, flumequine, …

Sau khi mua thuốc về, bạn trộn lẫn kháng sinh vào thức ăn và nước uống cho gà trong vòng 1 tuần.

Bên cạnh đó, bạn nên cho gà uống thêm kháng thể E.coli 2 lần/ngày trong 3 ngày liên tiếp.

Đồng thời bổ sung sung thêm vitamin A, D, E, Bconplex, chất điện giải Gluco để tăng cường sức khỏe cho gà.

Trên đây là những thông tin quan trọng về căn bệnh thương hàn ở gà. Có thể nói, đây là căn bệnh khá nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.

Kính chúc anh em luôn có những chú gà khỏe mạnh