Kinh nghiệm nuôi gà

Chuyên mục
Kinh nghiệm nuôi gà

Gà chọi ít gáy có phải bị bệnh không? Cách chữa trị như nào?

Nhiều kê sư gặp trường hợp gà gáy như điên, gáy liên tục,… cũng có trường hợp gà ít gáy, hầu như chỉ gáy vài tiếng trong ngày và gần như không “mở miệng” nữa. Vậy đây có được xem là “bệnh” hay không? Làm thế nào để chữa gà chọi ít gáy? Tham khảo ngay bài viết sau đây của trực tiếp đá gà casino nhé.

Gà chọi ít gáy có phải dấu hiệu của bệnh?

Gà chọi ít gáy có phải bệnh hay không thì còn tùy thuộc vào những triệu chứng đi kèm. Chẳng hạn như gà ủ rũ, bỏ ăn, lầm lì, nhát, đi phân loãng, miệng hôi,… thì tình trạng ít gáy được xếp vào “bệnh”.

Ngược lại nếu gà chọi ít gáy không có bất cứ triệu chứng nào bất thường, chúng vẫn ăn ngon ngủ khỏe, không có vấn đề gì,… thì chả có gì đáng lo ngại cả.

Gà có con gáy nhiều cũng có con…. ít gáy
Gà có con gáy nhiều cũng có con…. ít gáy

Người cũng có người ít nói, người nói nhiều, gà cũng vậy, cũng có con gáy như điên nhưng cũng có con ít gáy. Nó là dấu hiệu hết sức bình thường. Đôi khi những con “lầm lầm lì lì” như vậy lại là “thần kê dị tướng” đó chứ chả đùa.

Làm thế nào khi gà chọi ít gáy?

Trước tiên thì tình trạng gà chọi ít gáy đến từ nhiều nguyên nhân, có thể là gà bị bệnh, gà chưa căng, do tính cách của chúng,…. Và tùy vào từng trường hợp mà chúng ta có cách giải quyết khác nhau. Cụ thể:

– Do bệnh: Khi đau ốm người ta thường ít nói, gà cũng vậy thôi, nên trước tiên cần xác định nguyên nhân bệnh và cho uống thuốc tương ứng. Nếu trước kia gà gáy bình thường và dạo gần đây mới ít gáy thì 100% là do bệnh, nên xem xét các đấu hiệu bất ổn của chúng.

– Gà chọi ít gáy do chưa căng: Ý chỉ những con gà còn nhỏ, chưa hăng,.. việc ít gáy là đương nhiên. Cách xử lý rất đơn giản, cứ nuôi dưỡng bình thường, đến khi trưởng thành mà tình trạng này vẫn kéo dài thì thử cho vần mái xem sao. Gà đến tuổi “phối giống” khá hăng, nó sẽ kêu suốt ngày để tìm kiếm bạn tình, đôi khi đến lúc đó bạn lại mong chúng ít gáy lại.

Gà chưa căng ít gáy là bình thường
Gà chưa căng ít gáy là bình thường

 

– Do bản tính: Nếu như sức khỏe chúng không có vấn đề gì thì bạn cũng không cần bận tâm quá nhiều, đôi khi lại là gà tài. Cứ nuôi dưỡng đến khi lớn rồi cho vần thử 1 hồ để đánh giá là biết ngay.

– Do hoảng sợ: Ngoài ra tình trạng gà chọi ít gáy cũng có thể do chúng “hoảng sợ”. Nếu thấy biểu hiện bấn loạn, liên tục va vào chuồng, thấy người là nhảy bổ lên, hung hăng,… thì nên nuôi nhốt chúng ở khu vực cách xa những chú gà chiến khác.

Có thể bạn không tin, nhưng trong thế giới của gà, thông qua tiếng gáy chúng hoàn toàn có thể biết được đó có phải là đối thủ của mình không. Việc nuôi gà nhỏ tuổi ở gần những chiến kê trưởng thành, suốt ngày nghe những tiếng gáy vang dội,… sẽ khiến chúng sản sinh nên tâm lý sợ hãi, lo lắng và kéo theo đó là ít gáy.

Đôi khi gáy ít lại là dấu hiệu của “thần kê dị tướng”
Đôi khi gáy ít lại là dấu hiệu của “thần kê dị tướng”

 

Kết luận

Bạn đã nắm được nguyên nhân gà chọi ít gáy cũng như cách xử lý chưa? Tùy từng trường hợp và áp dụng phương pháp phù hợp. Nhiều kê sư thường dựa vào tiếng gáy, âm vang để đánh giá gà tốt – gà có tài, vậy nên những chú gà ít gáy được xem như “gà xấu không nên nuôi”, nhưng trên thực tế không phải như vậy. Đôi khi nó lại là dấu hiệu cho thấy thần kê dị tướng, nên đừng vội bỏ lỡ.

Xem thêm :

Xem trực tiếp đá gà tre

Đăng ký tài khoản chơi đá gà SV388 – VNBET99

Chuyên mục
Kinh nghiệm nuôi gà

Cách chữa trị gà đá bị hốc nhanh chóng hiệu quả

Gà đá bị hốc là một trường hợp không quá phổ biến khi đá gà trực tiếp. Vì vậy, các sư kê thường bối rối và phân vân khi gặp phải trường hợp này. Gà chiến bị hốc khi đá do rất nhiều nguyên nhân và người chơi phải có cách chữa trị kịp thời để tránh trường hợp gà bị đứt hơi và chết.

Gà đá bị hốc khi giao chiến, nguyên nhân là do đâu? 

Đầu tiên, các sư kê và người chơi gà cần phải xác định được tình trạng gà như thế nào là bị hốc. Gà bị hốc hay còn được gọi là bị đứt hơi, là tình trạng gà thở dốc liên tục, há hốc mồm để thở do đuối sức, mệt mỏi. Thậm chí, một số gà chiến vì quá đuối sức, thở hốc mà phải bỏ chạy khi đang đá nhau.

Thực tế, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng gà bị hốc. Nguyên nhân đầu tiên là do cách chăm sóc của người nuôi. Gà đá không được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, chuồng trại không sạch sẽ sẽ rất dễ khiến gà thở hốc. Những chú gà này thường có thường có thân hình gầy gò, xanh xao và yếu sức.

Tuy nhiên, những gà chiến được chọn tham gia đá gà trực tiếp dù được cho ăn đầy đủ dinh dưỡng, nuôi nhốt tốt, thân hình đầy đặn, săn chắc nhưng cũng không tránh khỏi bị hốc. Các chuyên gia về gà đã chỉ ra hai nguyên nhân quan trọng là do gà chưa được luyện tập tốt hoặc gà bị thừa cân.

Gà bị hốc khi đá là điều mà không một sư kê nào mong muốn
Gà bị hốc khi đá là điều mà không một sư kê nào mong muốn

 

Đối với những chiến kê chưa được luyện tập tốt, chưa có nhiều kinh nghiệm chiến đấu thì sức lực của chúng thường khó trụ lại lâu dài trên đấu trường. Thông thường, chỉ sau một hiệp, chúng đã thấm mệt và đuối sức. Nếu tiếp tục chiến đấu sẽ khiến gà thở hốc và thậm chí là bỏ chạy.

Hoặc những chiến kê mập mạp cũng là đối tượng rất dễ bị hốc. Tuy thân hình có vẻ “đồ sộ” hơn những đối thủ khác, nhưng gà thừa cân thường không có dai sức, nhanh mệt và bị hốc khi đá.

Cách khắc phục gà đá bị hốc khi đá hiệu quả

Gà bị hốc tuy không khó chữa trị, nhưng nếu không biết cách chữa trị kịp thời, khiến tình trạng hốc kéo dài sẽ gây đứt hơi và chết. Do đó, các sư kê cần phải chữa trị và khắc phục tình trạng hốc cho gà ngay hôm nay.

Cách chữa gà đá bị hốc bằng cam thảo

Hiện nay, dân gian thường truyền nhau bài thuốc trị hốc bằng cam thảo. Đây là một loại thảo dược có tác dụng rất tốt trong việc điều trị ho và các triệu chứng về đường hô hấp ở người. Đồng thời, nó cũng được các sư kê kiểm chứng là tốt cho gà bị hốc chỉ sau khoảng 20 ngày.

Bạn hãy sử dụng khoảng 6 – 7g cam thảo đun sôi với ½ lít nước. Sau đó, bạn hãy dùng kim tiêm rút khoảng 5cc hỗn hợp này cho gà uống 3 lần/ ngày. Bạn cứ cho gà uống nước cam thảo liên tục cho đến khi hết 20g sẽ đạt kết quả tốt. Đồng thời, trong giai đoạn chữa hốc cho gà, bạn nên sử dụng các loại thức ăn mềm, rau xanh để gà dễ tiêu hóa và tránh bị nghẹn.

Ngoài ra, các sư kê cũng cần phải tăng cường luyện tập cho gà để tăng kỹ năng chiến đấu và giúp gà dai sức. Như vậy, gà không chỉ chấm dứt hốc mà còn có thể đánh bại đối phương dễ dàng.

Uống nước cam thảo giúp trị hốc cho gà hiệu quả
Uống nước cam thảo giúp trị hốc cho gà hiệu quả

Cách chữa gà đá bị hốc khi đá do thừa cân

Đối với trường hợp gà bị hốc khi đá gà trực tiếp do thừa cân, thì người nuôi nên tiến hành các biện pháp ép cân phù hợp. Lưu ý, bạn phải ép, giảm cân cho gà từ từ mới hiệu quả. Nếu thực hiện nóng vội sẽ khiến gà dễ bị đuối sức, kiệt sức.

Ngoài ra, trong khi ép cân, bạn nên không luyện gà quá nhiều, không áp dụng các bài tập quần gà, xổ gà. Bởi gà hoạt động nhiều thường rất dễ đói dẫn đến tình trạng ăn nhiều hơn, trong khi đó, việc giảm khẩu phần ăn khi ép cân là không phù hợp đối với gà luyện tập nhiều. Ngược lại, bạn nên tăng cường cho gà ăn lòng đỏ trứng. Loại thực phẩm này không chỉ giàu dinh dưỡng mà còn giúp gà no lâu hơn.

Bạn nên ép cân cho gà khi gà thừa cân để tránh bị hốc khi đá
Bạn nên ép cân cho gà khi gà thừa cân để tránh bị hốc khi đá

 

Tóm lại, bạn đã biết nên làm gì khi gà đá bị hốc trong khi đá chưa? Những cách làm trên đây chắc chắn sẽ mang lại cho bạn những chiến kê tốt mã và khỏe mạnh nhất. Hy vọng rằng anh em kê sư đã có thêm những thông tin hữu ích cũng như kỹ năng cần thiết để nuôi gà đá tốt hơn. Chúc bạn thành công!

Xem thêm : 

Hướng dẫn đăng ký tài khoản chơi đá gà SV388 online

Chuyên mục
Kinh nghiệm nuôi gà

Gà chọi bị mất gân là do đâu? cách khắc phục tốt nhất

Gà bị mất gân – gân yếu sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc di chuyển, đi lại và đòn đánh. Khi tham gia đá gà trực tiếp, tỷ lệ thắng sẽ không cao. Vậy làm thế nào để nhận biết gà mất gân và cách chữa gà chọi bị mất gân như thế nào? Cùng tham khảo ngay bài viết sau đây.

Gà bị mất gân – gân yếu nguyên nhân do đâu?

Theo các kê sư chơi gà đá lâu năm, có kinh nghiệm nhất định trong nuôi gà chia sẻ, có 5 nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng gà bị mất gân – gân yếu, cụ thể:

– Do tiêm phòng: Khi nuôi gà khó tránh khỏi bị bệnh, một số bệnh bắt buộc phải tiêm thuốc vào phần cơ đùi, việc thực hiện quá nhiều với tần suất cao có thể khiến gà bị mất gân. Hay lạm dụng thuốc kháng sinh cao cũng là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này.

– Om chườm không đúng cách: Sau khi gà đi đá về, các kê sư thường tiến hành om bóp, chườm nóng – lạnh để làm giãn cơ, chữa lành các vết thương. Tuy nhiên nếu thực hiện không đúng cách cũng sẽ dẫn đến mất gân – yếu gân.

Gà đá quá sớm là nguyên nhân dẫn đến mất gân – gân yếu
Gà đá quá sớm là nguyên nhân dẫn đến mất gân – gân yếu

 

– Gà đá quá sớm: Thời điểm tốt nhất để gà ra trường là cỡ 9 – 10 tháng tuổi, sớm nhất là 8 tháng tuổi. Nhiều anh em gà chưa hoàn thiện đủ thể chất đã cho nhấp thử vài hồ, điều này khiến chúng bị quá tải dẫn đến mất gân.

– Đạp mái: Nguyên tắc trong chơi gà đá đó là cản mái, vì một lần đạp mái là chiến kê sẽ mất rất nhiều sức lực. Tuy nhiên việc không kiểm soát quá trình này có thể gây ra mất gân. Ông bà nói chẳng sai, đúng là “tốt mái thì hại trống”.

– Di truyền: Một vài trường hợp gà bị mất gân – yếu gân do di truyền, khó có thể chữa trị được.

Cách chữa gà chọi bị mất gân – gân yếu

Việc tìm hiểu nguyên nhân sẽ giúp kê sư tránh được những đời sau, hơn nữa cũng lên phác thảo phương pháp điều trị hiệu quả. Trong cách chữa gà chọi bị mất gân sau đây, bận thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: kiểm tra

Khi thấy gà đá có dấu hiệu di chuyển khó khăn, đi tập tễnh, chân yếu hẳn sau khi đi trường hay tập luyện,… thì trước tiên thả nó vào một không gian rộng rãi, để nó tự do di chuyển, đi lại.

Có thể thả nó chung với gà non, nhưng tuyệt đối tránh gà mái và những gà đá cùng chạng, nó có thể dẫn đến những mâu thuẫn không đáng có.

Thường xuyên kiểm tra chân gà
Thường xuyên kiểm tra chân gà

 

Bước 2: Om bóp

Sử dụng rượu thuốc để om bóp cho gà đá 1 lần/ ngày vào buổi sáng hoặc buổi tối. Thực hiện bước này liên tục trong vòng nửa tháng. Ngoài ra nên kết hợp thêm một số bài tập hỗ trợ gân để gà phục hồi từ từ.

Om bóp chân cho chiến kê
Om bóp chân cho chiến kê

 

Bước 3: Tập luyện

Anh em đừng hiểu lầm, ở bước này không phải là huấn luyện để gà ra trường, mà là phục hồi chân, giúp gân cứng cáp hơn. Một số bài tập tốt cho gà bị mất gân – gân yếu như:

– Ôm phần lườn gà, nâng lên ở độ cao khoảng 30cm, sau đó thả rơi tự do. Thực hiện bài tập này trong 10 lần/ ngày và liên tục trong 5 – 7 ngày. Sau đó tăng dần số lượng lên, có thể là 50 – 100 lần/ ngày.

– Ôm phần lườn trước của gà, sau đó hất lên rồi để gà rơi tự do. Số lượng luyện tập cũng tương tự như phần trên, bắt đầu từ 10 lần/ ngày trong 5 – 7 ngày, sau đó tâng dần lên 50 – 100 lần/ ngày.

Phương pháp tập luyện cho gà mất gân – yếu gân
Phương pháp tập luyện cho gà mất gân – yếu gân

Cứ áp dụng liên tục, đồng thời kiểm tra tư thế tiếp đất của chiến kê, xem gối có khụy không, nếu nhận thấy sự thay đổi tích cực từng ngày nghĩa là nó mang lại hiệu quả, cứ kiên nhẫn thực hiện đến khi gà khỏe hẳn thì thôi.

Trong trường hợp gà mất gân do đạp mái nhiều thì cách giải quyết duy nhất là cản mái, để chúng trải qua ít nhất 3 vụ lông sau đó mới đưa vào quy trình tập luyện rồi ra trường. Riêng với trường hợp gà bị mất gân – gân yếu do di truyền thì khả năng chữa trị không cao. Nên tốt nhất anh em nên loại bỏ ngay từ đầu, đừng cố gang chữa làm gì, dù có khá lên 1 chút thì sau khi đá 1 trận cũng quay trở về con số 0. Thay vào đó nên đầu tư vào những chiến kê có tài sẽ tốt hơn.

Kết luận

Cách chữa gà chọi bị mất gân trên thực tế không khó, quan trọng là kê sư phải có sự kiên trì thực hiện thì mới hiệu quả.

Xem thêm : 

Đăng ký tài khoản chơi đá gà online

Chuyên mục
Kinh nghiệm nuôi gà

Phương pháp trị bệnh nấm họng ở gà chọi hiệu quả

Bệnh nấm họng ở gà chọi ( còn được gọi là nấm họng đường tiêu hóa ) Thuộc vào một trong những loại bệnh có triệu chứng phức tạp như ở vùng miệng, thực quản, diều, dạ dày tuyến, ruột. Bệnh nấm họng xảy ra trên mọi lứa tuổi của gà nên có nhiều nguy cơ  trong suốt quá trình chăn nuôi. Cùng Đá gà 68 tìm hiểu về bệnh này nhé.

Trong miệng của gà có mảng bám của nấm
Trong miệng của gà có mảng bám của nấm

 

Nguyên nhân gây bệnh nấm họng ở gà chọi :

Bệnh nấm họng ở gà chọi này được gây ra bởi tác động của men Candida albicans làm ảnh hưởng trực tiếp đến hệ tiêu hoá cũng như hô hấp dẫn đến tình trạng nhiễm trùng da cũng như làm giảm hệ miễn dịch trên cơ thể gà. Tùy vào tình trạng của gà có thể lây nhiễm từ nhiều nguyên nhân khác như:

  1. Các dụng cụ máng ăn hoặc nguồn nước bị nhiễm khuẩn
  2. Thức ăn không đạt chuẩn vệ sinh hoặc chất lượng nên có thể bị nhiễm
  3. Thuốc kháng sinh được trộn trong thức ăn hoặc nước uống sử dụng trong thời gian dài không được thay, tạo điều kiện cho nấm phát triển trong đường tiêu hóa khi gà uống phải

Triệu chứng của bệnh :

  1. Miệng, thực quản: Nhiễm trùng miệng, hôi miệng (hơi thở hôi); miệng có lớp mảng bám màu trắng có thể nhìn thấy được, giảm ăn. Niêm mạc miệng, thực quản có thể bị loét.
  2. Diều: Bên trong diều có thể xuất hiện lớp mảng bám hoặc các nốt mụn màu trắng. Trong diều chứa nước nhầy, hôi, chua và vật có thể bị nôn ộc ra thức ăn có chất nhầy hôi thối, có mùi chua.
  3. Dạ dày tuyến: sưng hoặc bị xuất huyết ở vùng niêm mạc
  4. Ruột: Vùng ruột non của gà bị bệnh nấm họng thường bị viêm chứa nhiều dịch nhầy. Đồng thời thể trạng bên ngoài của gà ủ rũ, kém ăn, trọng lượng giảm, chậm lớn.
Diều gà có nhiều nốt màu trắng mọ
Diều gà có nhiều nốt màu trắng mọc

Phác đồ điều trị bệnh nấm họng ở gà chọi:

 Cách chữa bệnh nấm họng ở gà chọi thủ công:

  • Đầu tiên sẽ dùng que hoặc đầu tăm bông cứng cọ sạch các mảng bám bẩn trên họng con gà ( nên nhẹ nhàng tránh làm tổn thương manh tới gà ) rồi dùng muối sinh lý để rửa qua.
  • Sau đó lau sạch khô rồi bôi thuốc xanh tylen vào toàn bộ chỗ bị nấm họng vừa được làm sạch nên nhẹ nhàng vì lúc này gà đang bị đau ở những chỗ bị n
  • Cho gà bị bệnh nấm họng uống thuốc đậu gà kết hợp với một số loại men vi sinh, điện giải giúp tăng sức đề kháng cho gà và hấp thụ thuốc tốt hơn.
  • Thay tất cả thức ăn,thay chất độn chuồng , nếu thức ăn hoặc chất độn chuồng cũ bị nhiễm

Cách điều trị bệnh nấm họng gà chọi bằng thuốc kháng sinh:

Ngoài cách chữa trị thủ công được chia sẻ ở trên thì bệnh nấm họng ở gà chọi còn có thể được chữa trị bằng một số loại kháng sinh được các chuyên gia thú y khuyên dùng. Các loại thuốc điều trị bao gồm có:

  • Fungicid 20g (thuốc Nystatin)
  • Vitamin ADE 20g
  • Super Vitamin 20g
  • Flumequin 20

Cho 4 loại thuốc trên hòa với 15 lít nước cho 100kg trọng lượng gà uống trong 1 ngày. Dùng liên tục trong 4-5 ngày liên tiếp kết hợp với việc theo dõi tình trạng của gà

Cách phòng bệnh và hạn chế sự xuất hiện của bệnh nấm họng ở gà chọi:

Phòng bệnh tốt nhất để hạn chế khả năng xuất hiện bệnh nấm họng ở gà có các biện pháp phòng tránh như sau:

  • Thường xuyên vệ sinh máng ăn, máng uống tránh làm thức ăn rơi vãi khiến bệnh nấm họng ở gà chọi dễ xuất hiện hoặc tái phát sau quá trình điều trị.,
  • Thức ăn đầy đủ chất dinh dưỡng và trộn thuốc BIO-FUNGICIDE ORAL hoặc BIO-NEO. UV NYSTA để phòng nhiễm nấm họng .
  • Khử trùng, dọn dẹp chuồng trại theo định kỳ,.
  • Phun xịt Sulfat đồng 1% để sát trùng chất độn chuồng
  • Phun hoặc rắc Fungicid vào nền chuồng hàng tuần theo tỉ lệ 20g/1m/ 1 lần
  • Định kỳ 20 ngày cho gà uống Đồng Sunfat 1 lần với liều 1g/10 lít. Chỉ cho uống trong 2 giờ, nếu thừa thì đổ đi.
Phun thuốc phòng nấm
Phun thuốc phòng nấm

 

Ngoài căn bệnh nấm họng ở gà thì anh em cũng nên tìm hiểu thêm một vài căn bệnh nguy hiểm khác như: Newcastle, bệnh bạch lỵ ở gà, bệnh thương hàn gà, bệnh APV, bệnh Coryza trên gà, gà bị nấm phổi,… để có thêm kinh nghiệm về cách phòng tránh dịch bệnh cho chiến kê của mình. Chúc các bạn thành công trong việc chăm sóc những chiến kê con cưng!
Chuyên mục
Kinh nghiệm nuôi gà

Phơi nắng cho gà chọi – phương pháp chăm sóc tuyệt vời sư kê nên biết

Để sở hữu một chú chiến kê dũng mãnh, thân hình dẻo dai, sức bền tốt thì người nuôi gà cần phải kết hợp rất nhiều phương pháp chăm sóc. Trong đó phơi nắng cho gà chọi là một trong những cách tập luyện cho gà được nhiều sư kê áp dụng thường xuyên trong mọi giai đoạn sinh trưởng. Vậy phơi nắng cho gà đá có tốt không? Cách tắm nắng cho gà chọi như thế nào? Hãy cùng đá gà 68 tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Gà chọi phơi nắng có tốt không?

Mặt trời là nguồn cung cấp Vitamin D miễn phí cho cơ thể của gà đó là canxi để xương chúng luôn chắc khỏe, mỗi ngày chúng ta nên tắm nắng cho gà tầm 10 đến 15 phút vào buổi sáng. Ánh nắng mặt trời luôn cung cấp một lượng chất cần thiết giúp quá trình trao đổi chất, hấp thụ vitamin của gà diễn ra nhanh và hiệu quả.

Những con gà chọi được nuôi thả tự do luôn nhanh nhẹn, linh hoạt hơn so với những con gà nuôi chuồng, do chúng được tiếp xúc những luồng ánh sáng tự nhiên này. Cho nên có thể nói phơi nắng rất tốt cho gà chọi.

Chúng ta có thể thấy qua ví dụ những chú gà chọi ở vùng đất Ninh Thuận. Các sư kê luôn đánh giá vùng đất này như là một nơi có “thiên thời địa lợi nhân hòa” để tạo ra những chú gà nòi có khả năng đấu chọi tuyệt vời.

  Cách nuôi gà đá bị rót trở thành gà “ĐÁ SUNG”

Vì ánh nắng mặt trời đã giúp các chú chiến kê ở nơi đây ngay từ lúc bé đã có có một bộ xương chắc khỏe, lông dày mượt, thân hình săn chắc…những yếu tố này giúp hình thành nên những thần kê, linh kê hiếm có ở tương lai.

Tác dụng khi gà phơi nắng

Gà đá khi được phơi nắng sẽ giúp ích rất nhiều trong quá trình nuôi gà, giúp gà tăng trưởng cả về mặt thể chất cũng như tinh thần.

  • Ánh nắng sẽ giúp gà chọi làm sạch cơ thể, loại bỏ bọ mạt. Công tác vệ sinh cũng sạch sẽ hơn khi gà sinh hoạt tại vùng có ánh nắng.
  • Gà sẽ hấp thụ được ánh nắng nắng mặt trời giúp chuyển hoá, trao đổi đổi chất tốt hơn, da đỏ, xương cứng cáp.
  • Tắm nắng sẽ làm cho gà tiêu hao năng lượng khi hoạt động dưới trời nắng giúp cơ thể chúng săn chắc hơn.
  • Việc phơi nắng cho gà chọi khiến chúng có tinh thần thoải mái, sức khoẻ nâng cao
  • Kích thích tinh hoàn sản sinh ra nhiều testosterone khiến gà đá có lông đẹp và sáng.
  • Tăng cường hệ thống miễn dịch để gà đá giúp chúng luôn khỏe mạnh.
  • Giúp hệ tiêu hóa thức ăn của gà đá tốt hơn.
  • Giảm rủi ro bệnh tật, cải thiện sức khỏe của gà chọi.

Hướng dẫn phơi nắng cho gà chọi đúng cách

Như đã nói ở trên, không phải khoảng thời gian nào cũng phù hợp để tắm nắng cho gà chọi. Để mang lại hiệu quả cao nhất, các sư kê cần thực hiện theo các tiêu chí sau:

Trước khi cho gà chọi phơi nắng, nên phun trà vào người chiến kê, sau đó lau qua với nước sôi nhẹ. Dưới ánh nắng mặt trời, nó sẽ hấp thu vào da gà hiệu quả. Vừa giúp săn chắc, vừa đem lại làn da mướt.

  Cách ngâm rượu nghệ cho gà chọi săn chắc, đỏ da

Chỉ cho gà phơi nắng trong khoảng thời gian buổi sáng, từ 7h – 8h30. Vào mùa thu và mùa đông, có thể kéo dài sang 9h. Hoặc có thể kết thúc sớm vào mùa hè. Chỉ cần cảm nhận ánh nắng không quá gắt thì có thể cho gà phơi nắng.

Mỗi lần phơi chỉ áp dụng 1h đồng hồ. Mỗi tuần phơi 2 lần. Tuyệt đối không cho gà đá phơi nắng quá lâu, dễ bị say nắng.

Một số vấn đề cần lưu ý

Ngoài ra cần lưu ý, sau khi gà phơi nắng xong, không cho tắm ngay. Mà phải để nghỉ ngơi trong bóng râm, rồi mới tiến hành tắm rửa như thường.

Ngoài việc tắm nắng cho gà đá thì các sư kê cũng cần phơi chuồng ngoài nắng để diệt vi khuẩn, nấm mốc trong chuồng nuôi. Tất nhiên sư kê cũng cần vệ sinh chuồng một cách thường xuyên.

Như vậy cách phơi nắng cho gà chọi như thế nào là đúng cách? Tất cả đã được chúng tôi giải đáp chi tiết ở bài viết trên. Hy vọng bạn đã hiểu quy trình phơi nắng cùng công dụng của phương pháp hữu hiệu này.

Hy vọng với những thông tin mà đá gà 68 chia sẻ trong bài viết, anh em sẽ có thêm những kiến thức thật bổ ích. Nhất là với những sư kê lần đầu bắt tay vào quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng chiến kê.

Xem thêm : 

Xem đá gà tre trực tiếp cực hấp dẫn

Chuyên mục
Kinh nghiệm nuôi gà

Những vấn đề thường gặp ở các trường gà và sơ cứu nhanh chóng

Trong quá trình thi đấu gà chiến có thể bị thương nặng hoặc nhẹ. Nếu vẫn có thể tiếp tục trận đấu thì cơ hội chia đều cho mỗi bên. Vai trò của kê sư lúc này cực kỳ quan trọng, bạn có thể áp dụng những phương pháp sơ cứu gà khi ra trường dưới đây để hỗ trợ cho chiến kê một cách tốt nhất. Vậy những tình trạng nào thường thấy khi chiến kê tham gia đá gà trực tiếp? Tham khảo ngay!

Sơ cứu gà khi ra trường bị khớp mỏ

Đây là một trong những vấn đề nghiêm trọng nhất mà gà chiến gặp phải khi thi đấu. Việc dùng sức ở mỏ quá nhiều hoặc bị đối thủ tấn công vào khu vực này có thể xảy ra tình trạng khớp mỏ. Nếu không cố định tạm thời lại gà sẽ mất đi một vũ khí, giảm thiểu cơ hội chiến thắng.

Để khớp mỏ cho gà, anh em cần chuẩn bị sẵn cuộn chỉ nhợ, dùng chỉ may quần áo cũng được, nhưng sợi chỉ quá mỏng khi sử dụng phải gấp 3 – 4 lần rất dễ bị rối.

Sơ cứu gà khi ra trường bị khớp mỏ
Sơ cứu gà khi ra trường bị khớp mỏ

 

Trong quá trình sơ cứu gà khi ra trường bị khớp mỏ, cần ít nhất 2 người. Cụ thể: một người ôm gà, để nó hướng mặt – đối diện với người còn lại. Người ôm gà sẽ dùng ngón tay trỏ xỏ ngang giữa miệng gà, nhằm cố định khớp mỏ trên. Tay còn lại gì giữ gà lại để nó không giẫy giụa.

Người ngồi đối diện có nhiệm vụ khớp mỏ cho gà. Đầu tiên bạn lấy sợi chỉ nhờ dài khoảng 1.2m để phía sau mào gà và đảm bảo mỗi bên 60cm. Tiếp đó vòng ra phía trước và thắt nút lại để cố định. Đừng làm quá lỏng sẽ rớt trong quá trình thi đấu, nhưng cũng đừng làm quá chật, sẽ khiến gà đau đớn hơn.

Phần dây thừa ở hai bên phải gút tròn lại rồi luồn sợi chỉ bên trái qua tiếp tục gút tròn. Sau đó đưa lên trên mỏ gà, cầm hai đầu dây kéo lên để cố định phần mỏ. Thực hiện tương tự như bên còn lại.

Sơ cứu gà khi ra trường bị rớt mỏ

Gà bị rớt mỏ được đánh giá là ít khi xảy ra, tuy nhiên các kê sư vẫn nên chuẩn bị sẵn những kiến thức để hỗ trợ cho gà chiến một cách tốt nhất.

Dưới đây là một vài nguyên nhân dẫn đến tình trạng gà bị rớt mỏ trong quá trình thi đấu. Cụ thể:

– Trước đó gà đã có dấu hiệu bị xói mỏ qua bội – do cà nhiều vào thành chuồng, phần da quanh mỏ bị rách, sau đó có dấu hiệu lành nhưng mỏ vẫn không bám dính như trước. Khi ra trường đá vài đường thì bị rớt.

– Gặp phải đối thủ chuyên đá “ngọn mặt” thì tình trạng bị rớt mỏ là không thể tránh khỏi.

Sơ cứu gà khi ra trường bị rớt mỏ
Sơ cứu gà khi ra trường bị rớt mỏ

 

Đối với cách sơ cứu gà khi ra trường bị rớt mỏ thì anh em có thể dùng mỏ “sơ cua” hoặc mỏ bị rớt ra của nó để cố định lại. Trước tiên bạn nên lấy phần lông ở nách hoặc háng – lông nang để cố định ở phần da, rồi mới thực hiện công đoạn khớp mỏ như ở trên.

Tuy nhiên anh em nên xác định rõ tinh thần, vì gà bị rớt mỏ, cách sơ cứu chủ yếu chỉ là cầm máu, chứ gà không thể sử dụng mỏ để mổ hay cắn/ quắp đối phương được nữa. Vậy nên tỷ lệ chiến thắng tất nhiên cũng sẽ không cao.

Sơ cứu gà khi ra trường bị trúng đòn cáo

Gà bị trúng đòn cáo hay còn được gọi là gà bị đá quáng bỏ chạy. Nếu gà của bạn thuộc dạng “thứ dữ” thì khi trúng đòn chỉ bị quáng tạm thời, nó sẽ nhanh chóng nhập trận và giao chiến tiếp. Nhưng nếu bị trúng đòn quá nặng thì cần phải có sự can thiệp của kê sư. Lúc này cách nài nước đóng vai trò rất quan trọng.

Đầu tiên bạn cho gà uống một ngụm nước nhỏ, sau đó phun sương từ phía sau, gồm từ mào xuống chấn sỏ, rồi từ gáy xuống dây chằng. Tiếp tục cho uống một ngụm nước nhỏ nữa rồi cho ra đá như bình thường.

Sơ cứu gà khi ra trường bị trúng đòn cáo
Sơ cứu gà khi ra trường bị trúng đòn cáo

 

Lưu ý: gà đang bị quáng đừng cho uống nước quá nhiều hay ngụm lớn vì có thể khiến gà bị ngợp.

Sơ cứu gà khi ra trường bị nhem mắt

Gà bị nhem mắt khi bị đối thủ mổ trúng viền hoặc mắt, khiến dịch nhờn rỉ ra rồi dính hai mí mắt lại với nhau. Cách xử lý rất đơn giản, đầu tiên bạn dùng khăn khô lau sạch chất nhờn đi, thoa một lớp vaseline lên viền mắt của gà, hà hơi vào mắt gà để làm dịu. Sau đó dùng khăn ướt quất nhẹ vào đuôi gà và thúc nó đi. Đảm bảo gà nhìn thấy đối thủ trong lúc điều trị để tăng độ hưng phấn cũng như nhanh chóng nhập cuộc.

Trong trường hợp bị nặng một vài kê sư sẽ lấy kim chỉ may mí mắt của gà để chúng có thể tiếp tục trận đấu. Xong chúng tôi không khuyến khích phương pháp này vì cần phải có tay nghề, đôi khi làm không khéo lại khiến gà chảy máu nhiều hơn.

Sơ cứu gà khi ra trường bị nhem mắt
Sơ cứu gà khi ra trường bị nhem mắt

 

Phía trên chỉ là một vài cách sơ cứu gà khi ra trường mà thôi. Còn rất nhiều trường hợp có thể xảy ra như gà bị trứng cựa, trúng huyệt,…. Vậy nên hy vọng rằng một vài thông tin phía trên sẽ hỗ trợ và giúp ích cho anh em khi mang gà đi trường. Chúc mọi người thành công, giành ưu thế!

Chuyên mục
Kinh nghiệm nuôi gà

Gợi ý cách đặt tên cho gà chọi nghe là nhớ

Cũng giống như con người, chiến kê luôn cần có một tên gọi riêng để phân biệt giữa các con với nha và đồng thời biệt danh này cũng thể hiện tình yêu, sự tin tưởng của chủ kê dành cho nó. Vậy cái tên nào chỉ cần nghe tới là đối phương đã phải “phiêu hồn bạt vía”? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về cách đặt tên cho gà chọi trong bài viết dưới đây.

“Cái tên nói lên tất cả”, bởi thế mà việc đặt tên cho gà chọi luôn là một điều quan trọng mà bất kỳ sư kê nào cũng nên lưu ý. Sẽ có những người nuôi gà căn cứ vào các đặc điểm ngoại hình của gà để đặt tên. Hoặc cũng có những chú gà được đặt theo các yếu tố kỹ năng nổi bật hay, thậm chí là dựa vào tên gọi địa phương đó để tại nên những cái tên “độc nhất vô nhị”.

Dưới đây, chúng tôi sẽ đưa ra cho bạn những tiêu chuẩn để “điểm mặt gọi tên”, giúp bạn đặt cho chiến kê của mình một cái tên phù hợp nhất nhé.

Dùng sắc màu lông để đặt tên cho gà

Với những người có tính cách giản dị, đơn giản, thấy gì nói đó thì họ thường sẽ căn cứ vào những đặc điểm ngoại hình để đặt tên cho gà chiếc.

Đặc biệt là dựa vào màu lông, bởi vậy mà có những cái như con Điều, con Chuối, con Ngũ Sắc, con Xám Tía, con Mồng dâu ra đời. Lông nào tên đấy, chẳng phải nghĩ ngợi đấu xa mà ngay lập tức chiến kê đã sở hữu một tên gọi “mộc mạc” nhác.

Gà xám tía
Gà xám tía

Ngoài ra để tên gọi này không bị trùng lặp trong một vùng thì họ sẽ xưng danh với nhau theo cách mang tên chủ nhân vào ví dụ như con Ô của ông Năm, con Xám của ông Bá…

Lấy tên chủ kê đặt tên cho gà

Với những linh kê, thần kê đánh đâu trúng đó, nổi danh trên khắp các diễn đàn chọi gà, các video trên mạng xã hội thì tên gọi của chúng thường trùng với của chủ nhân. Điều này không chỉ giúp chú gà có một biệt danh đặc sắc mà còn giúp người hâm mộ nhớ đến chủ nhân của chúng nhiều hơn.

Những năm trước, ở vùng đất Thủ Đức đến Bình Dương những cái tên như “gà Năm Sô”  “mái Chín Cầu” “mái Thợ Bạc”… trở thành những chủ đề bàn tán quen thuộc của giới đam mê gà chọi.

Người ta đến xem chọi gà, chỉ cần nói ra cái tên là người dân xung quanh đó chỉ tận tường đường vào nhà chủ gà chọi.

Dùng tên địa phương đặt tên cho gà nòi

Con gà Tía Quỳnh Phụ nổi tiếng
Con gà Tía Quỳnh Phụ nổi tiếng

Những chú chiến kê được gọi theo tên địa phương thường là những con mang sức mệnh “mang chuông đi đánh xứ người. Chúng đạt được những thành tích ấn tượng đến nỗi chiến tích của chúng không chỉ được sư kê ở địa phương công nhận mà còn được những người chơi gà chọi nơi khác phải thán phục.

Theo đó, tên gà theo địa phương thường không phải do chủ kê đặt mà do người hâm mộ ở những địa phương khác đặt cho. Ví dụ như gà Cám Khổ cầu Kho, gà Ngũ Sắc xóm Thuốc… là những con gà mà tiếng tăm của chúng được vang xa khắp cả nước ta, hiếm có cái tên nào “dám” trùng lặp.

Gọi tên gà chọi bằng thế đá

Dùng thế đá của gà để đặt tên
Dùng thế đá của gà để đặt tên

Trong quá trình thi đấu, mỗi con gà luôn nắm giữ cho mình những thế đá riêng biệt, tạo nên dấu ấn cho chúng trên sàn đấu. Cũng dựa vào đó, chủ kê sẽ đặt tên cho con cưng của họ dựa vào “phong cách” đá này.

Với những con có thế đá sỏ sẽ được gọi tên là con Sỏ, những con đá đòn ngang đòn dọc thì có tên là con Ngang, con Dọc…

Trên đây là toàn bộ những gợi ý về cách đặt tên cho gà chọi. Hy vọng bài viết của đá gà 68 đã mang đến cho bạn thông tin hữu ích, nếu bạn chưa kịp đặt cho gà chiến của mình một cái tên thật “oai phong” thì hãy dựa vào những gợi ý trên đây để tìm tên hay luôn nhé.

Xem thêm: Trực tiếp đá gà SV388 online

Chuyên mục
Kinh nghiệm nuôi gà

Hậu độ gà chọi là gì? Nhận biết đá gà bằng hậu độ gà chọi

Có rất nhiều cách để đánh giá, nhận biết gà đá hay, trong đó có thể kể đến như xem tướng tá, xem tính cách, vảy chân,… và hậu độ gà chọi là một trong số đó. Vậy nhận biết gà đá tài thông qua hậu độ như thế nào? Bài viết này trực tiếp đá gà SV388 sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn.

Hậu độ gà chọi là gì?

Hậu độ gà chọi không phải là khái niệm lạ trong giới mê gà, tuy nhiên với những ai mới tập tành chơi đá gà trực tiếp thì ắt hẳn sẽ còn rất mơ hồ về nó.

Trên thực tế, hậu độ là hàng vảy nhỏ nằm ở phía sau chân gà, chạy dọc từ cựa cho đến cẳng chân. Mỗi chú gà sẽ có hàng hậu độ khác nhau, có thể là một hàng hoặc hai hàng.

Hậu độ là hàng vảy nhỏ nằm ở phía sau chân gà
Hậu độ là hàng vảy nhỏ nằm ở phía sau chân gà

 

Hậu độ gà chọi thế nào thì tốt?

Vảy gà được chia làm nhiều hình dạng khác nhau, có vảy tốt vảy xấu, còn hậu độ gà chọi thì sao? Làm thế nào để đánh giá hàng hậu độ này tốt, nên chọn? Cụ thể:

– Vảy càng cao thì chứng tỏ gà đá hay.

– Hàng hậu độ hướng về phía trước sẽ tốt hơn.

– Hình dáng của hậu độ hình vuông sẽ tốt hơn so với hình tròn.

– Nếu gà có hai hàng hậu độ thì phải xem xem nó có song song hay không. Trong trường hợp một chân hai hàng, một chân một hàng thì tỷ lệ thắng không cao. Ông bà xưa nhận xét gà đá thuộc dạng này đá độ nhỏ thì thắng mà chơi độ lớn thì ít.

– Ưu tiên chọn gà có hàng hậu độ đều và thẳng. Nếu một bên cao một bên thấp cũng có cơ hội thắng, nhưng sẽ trả độ.

Trong trường hợp chiến kê sở hữu hàng hậu độ tốt, được đánh giá cao nhưng không có hàng kẽm (*) thì cũng không nên chọn. Giới kê sư thường gọi chúng là gà nhập hậu, khả năng thắng không cao. Hoặc nếu hàng độ đóng quá nhiều, hậu độ đâm xuyên kẽm, hàng quách,… cũng không nên chọn.

(*) Hàng kẽm nằm phía trên cựa và hướng song song với hàng độ. Có thể nói hàng độ và hàng kẽm như một cặp đôi, luôn đi cùng nhau.

Những hàng hậu độ gà chọi thường thấy

Dưới đây là danh sách những hàng hậu độ gà chọi thường thấy, hãy thử kiểm tra xem chiến kê của bạn thuộc loại nào dưới đây nhé!

– Song khai: gồm một hàng độ và một hàng kẽm

– Độ cường: gồm hai hàng độ và một hàng kẽm

– Tam tằng: gồm một hàng độ và hai hàng kẽm

– Nhập hậu: chỉ có duy nhất một hàng độ kẽm

– Liên ba: gồm 1 hàng độ và ba hàng kẽm

Tam tằng
Tam tằng

 

Chọn gà chọi đá tốt không chỉ dựa vào hậu độ

Ngoài xem xét hậu độ, hàng kẽm thì để chắc chắn anh em nên tham khảo thêm cả vảy gà. Nếu chiến kê sở hữu hậu độ tốt mà đi kèm với vảy chấm và vảy yểm thì đừng nên bỏ gà. Trường hợp gà thiếu một trong hai loại vảy thì vẫn chấp nhận được. Nhưng nếu không có cả hai thì không nên chọn.

Gà chiến sở hữu 1 hàng vảy độ, 1 hàng kẽm và 3 vảy chấm thì được đánh giá là gà hay, nên đầu tư nuôi dưỡng vì khả năng thành tài là rất cao.

Nếu gà có thành quách nhiều, chân có hai hàng, chân còn lại điểm xuống đến cựa thì là gà quý, sở hữu đòn đánh độc lạ.

Chọn gà chọi đá tốt không chỉ dựa vào hậu độ
Chọn gà chọi đá tốt không chỉ dựa vào hậu độ

 

Kết luận

Cũng như nhiều đánh giá gà đá hay thông qua hình dáng bên ngoài, xem hậu độ gà chọi không quyết định gà chiến đá tài 100% mà còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác như giống, độ bền, đòn đánh,…. Mặc dù vậy cũng hy vọng anh em thông qua bài viết này hiểu rõ hơn về cách đánh giá gà qua hậu độ.

Xem thêm : 

Xem đá gà thomo campuchia trực tiếp

Chơi đá gà online sv388

Chuyên mục
Kinh nghiệm nuôi gà

Hướng dẫn xem đùi gà chọi – cách nhận biết gà đá có lực hay không

Xem đùi gà chọi sẽ giúp bạn đánh giá được chiến kê có tốt không, sức bền ra sao và liệu có chiến thắng khi tham gia đá gà trực tiếp. Vậy làm thế nào để có những nhận định chính xác nhất? Hãy cùng đá gà 68 tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.

Hướng dẫn xem đùi gà chọi – nhận định chiến kê có tài

Để xem đùi gà chọi đúng nhất, trước tiên ta chia làm 2 phần cơ bản là đùi và cẳng chân. Trong đó:

Xem đùi gà chọi

Đùi gà bắt đầu từ gối trở lên. Một chiến kê tốt, đùi phải dài, phần đùi trên to và rộng, phía dưới gối thắt lại, thì lực ra đòn mới nhanh – mạnh. Trong trường hợp đùi gà to bằng hoặc hơn thân, thì chứng tỏ sức đá khỏe, nhưng cú đá ở dạng tầm thấp chứ không cao – thiếu đi sự linh hoạt.

Với những chiến kê sở hữu cặp đùi sát ngực, cao và cảm giác đưa hẳn ra phía trước thì lại có sức bật ổn định, đòn đánh mạnh mẽ.

Xem đùi gà chọi để nhận biết gà đá hay – dở
Xem đùi gà chọi để nhận biết gà đá hay – dở

 

Xem cẳng chân gà chọi

Cẳng chân tính từ đùi gối trở xuống. Trái ngược với đùi, phần cẳng chân thường nhỏ và ngắn. Trong đó có:

– Cẳng tròn: màu nhám – khô, vảy áp sát vào da, sở hữu những cú đá khá đau.

– Cẳng vuông: thường không mạnh bằng cẳng tròn, nhưng nếu chiến kê sở hữu 1 cẳng vàng 1 cẳng xanh thì được gọi với cái tên Nhật Nguyệt Thư Hùng, khả năng chiến đấu cực tốt.

Có thể kết hợp thêm xem cẳng chân để cách xem đùi gà chọi thêm hiệu quả
Có thể kết hợp thêm xem cẳng chân để cách xem đùi gà chọi thêm hiệu quả

Ngoài ra kê sư có thể dựa vào vân hoặc màu chân để đánh giá. Cẳng chân gà chọi thường sở hữu các gam màu cơ bản như: vàng đốm, trắng ngà, chì đốm trắng đốm đen, vàng nghệ, xanh thẳm, xanh da trời,…. Trong số các màu chân thì gà chân trắng gà, xanh và chân chì là được đánh giá tốt nhất.

Nếu may mắn sở hữu gà chân xanh lá, mắt ếch thì được xếp vào hàng gà quý, khả năng chiến đấu cực kỳ ấn tượng.

Những yếu tố đánh giá gà chọi hay – dở

Ngoài xem đùi gà chọi thì kê sư có thể dựa vào những yếu tố khác để đánh giá, hay nói đúng hơn là củng cố cho sự nhận định của mình. Cụ thể:

Xem lườn

Phần lườn hay còn gọi là bụng gà, nó chạy dài từ ức đến đại câu. Theo như nghiên cứu thì lườn gà thường có 3 dạng, gồm: lườn tam bản, vạt lườn và lườn tàu. Trong đó lườn tàu là được đánh giá cao nhất, có thể nhận biết thông qua độ sắc cạnh và hơi cong từ bên ngoài vào.

Xem mặt gà

Mỗi chú gà chiến sẽ có khuôn mặt khác nhau, dưới đây là một vài khuôn mặt mà kê sư sẽ bắt gặp:

– Gà mặt tròn: Khả năng xuống sức nhanh, khó đấu được nhiều hồ, nhưng bù lại rất nhanh nhẹn, máu chiến.

– Gà mặt cú: Hung hăng

– Gà mặt quạ: Vừa dữ vừa hung

– Gà mặt ó: Phần lớn những chiến kê sở hữu mặt này đều rất dữ, máu chiến

– Gà mặt quỷ: Giống gà này siêu đắt, còn về khả năng chiến đấu của nó thì không quá nổi bật.

– Gà mặt điền: Được đánh giá là lỳ đòn, khả năng chiến đấu cao

– Gà mặt gốc tre: Lỳ đòn, hăng máu và rất dũng cảm, khả năng bỏ chạy khi ra đấu trường là rất ít.

Xem đùi gà chọi đừng bỏ qua mặt gà
Xem đùi gà chọi đừng bỏ qua mặt gà

 

Xem dòng giống

Đây cũng là tiêu chí mà anh em không được bỏ qua. Dòng giống tốt thì quá trình đào tạo, nuôi dưỡng sẽ dễ hơn, khả năng thành tài cũng cao hơn.

Ngược lại nuôi 1 con gà không có gì nổi bật thì rất tốn thời gian và công sức. Đôi khi còn chả mang lại lợi gì.

Kết luận

Xem đùi gà chọi sẽ phần nào giúp anh em nhận biết chiến kê có tốt không, nhưng nó không quyết định khả năng chiến thắng của chúng 100%. Bởi đôi khi nó còn được quyết định bởi may mắn hay cách huấn luyện của kê sư. Vậy nên hãy chắc chắn rằng bạn đánh giá gà chiến 1 cách tổng quát nhất để có những lựa chọn đúng đắn.

Xem thêm : 

Xem đá gà tre trực tiếp tại đây

 

Chuyên mục
Kinh nghiệm nuôi gà

Gà đá bị hốc là gì? Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả

Gà đá bị hốc là một trường hợp không quá phổ biến khi đá gà trực tiếp. Vì vậy, các sư kê thường bối rối và phân vân khi gặp phải trường hợp này. Gà chiến bị hốc khi đá do rất nhiều nguyên nhân và người chơi phải có cách chữa trị kịp thời để tránh trường hợp gà bị đứt hơi và chết.

Gà đá bị hốc khi giao chiến, nguyên nhân là do đâu? 

Đầu tiên, các sư kê và người chơi gà cần phải xác định được tình trạng gà như thế nào là bị hốc. Gà bị hốc hay còn được gọi là bị đứt hơi, là tình trạng gà thở dốc liên tục, há hốc mồm để thở do đuối sức, mệt mỏi. Thậm chí, một số gà chiến vì quá đuối sức, thở hốc mà phải bỏ chạy khi đang đá nhau.

Thực tế, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng gà bị hốc. Nguyên nhân đầu tiên là do cách chăm sóc của người nuôi. Gà đá không được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, chuồng trại không sạch sẽ sẽ rất dễ khiến gà thở hốc. Những chú gà này thường có thường có thân hình gầy gò, xanh xao và yếu sức.

Tuy nhiên, những gà chiến được chọn tham gia đá gà trực tiếp dù được cho ăn đầy đủ dinh dưỡng, nuôi nhốt tốt, thân hình đầy đặn, săn chắc nhưng cũng không tránh khỏi bị hốc. Các chuyên gia về gà đã chỉ ra hai nguyên nhân quan trọng là do gà chưa được luyện tập tốt hoặc gà bị thừa cân.

Gà bị hốc khi đá là điều mà không một sư kê nào mong muốn
Gà bị hốc khi đá là điều mà không một sư kê nào mong muốn

 

Đối với những chiến kê chưa được luyện tập tốt, chưa có nhiều kinh nghiệm chiến đấu thì sức lực của chúng thường khó trụ lại lâu dài trên đấu trường. Thông thường, chỉ sau một hiệp, chúng đã thấm mệt và đuối sức. Nếu tiếp tục chiến đấu sẽ khiến gà thở hốc và thậm chí là bỏ chạy.

Hoặc những chiến kê mập mạp cũng là đối tượng rất dễ bị hốc. Tuy thân hình có vẻ “đồ sộ” hơn những đối thủ khác, nhưng gà thừa cân thường không có dai sức, nhanh mệt và bị hốc khi đá.

Cách khắc phục gà đá bị hốc khi đá hiệu quả

Gà bị hốc tuy không khó chữa trị, nhưng nếu không biết cách chữa trị kịp thời, khiến tình trạng hốc kéo dài sẽ gây đứt hơi và chết. Do đó, các sư kê cần phải chữa trị và khắc phục tình trạng hốc cho gà ngay hôm nay.

Cách chữa gà đá bị hốc bằng cam thảo

Hiện nay, dân gian thường truyền nhau bài thuốc trị hốc bằng cam thảo. Đây là một loại thảo dược có tác dụng rất tốt trong việc điều trị ho và các triệu chứng về đường hô hấp ở người. Đồng thời, nó cũng được các sư kê kiểm chứng là tốt cho gà bị hốc chỉ sau khoảng 20 ngày.

Bạn hãy sử dụng khoảng 6 – 7g cam thảo đun sôi với ½ lít nước. Sau đó, bạn hãy dùng kim tiêm rút khoảng 5cc hỗn hợp này cho gà uống 3 lần/ ngày. Bạn cứ cho gà uống nước cam thảo liên tục cho đến khi hết 20g sẽ đạt kết quả tốt. Đồng thời, trong giai đoạn chữa hốc cho gà, bạn nên sử dụng các loại thức ăn mềm, rau xanh để gà dễ tiêu hóa và tránh bị nghẹn.

Ngoài ra, các sư kê cũng cần phải tăng cường luyện tập cho gà để tăng kỹ năng chiến đấu và giúp gà dai sức. Như vậy, gà không chỉ chấm dứt hốc mà còn có thể đánh bại đối phương dễ dàng.

Uống nước cam thảo giúp trị hốc cho gà hiệu quả
Uống nước cam thảo giúp trị hốc cho gà hiệu quả

 

Cách chữa gà đá bị hốc khi đá do thừa cân

Đối với trường hợp gà bị hốc khi đá gà trực tiếp do thừa cân, thì người nuôi nên tiến hành các biện pháp ép cân phù hợp. Lưu ý, bạn phải ép, giảm cân cho gà từ từ mới hiệu quả. Nếu thực hiện nóng vội sẽ khiến gà dễ bị đuối sức, kiệt sức.

Ngoài ra, trong khi ép cân, bạn nên không luyện gà quá nhiều, không áp dụng các bài tập quần gà, xổ gà. Bởi gà hoạt động nhiều thường rất dễ đói dẫn đến tình trạng ăn nhiều hơn, trong khi đó, việc giảm khẩu phần ăn khi ép cân là không phù hợp đối với gà luyện tập nhiều. Ngược lại, bạn nên tăng cường cho gà ăn lòng đỏ trứng. Loại thực phẩm này không chỉ giàu dinh dưỡng mà còn giúp gà no lâu hơn.

Bạn nên ép cân cho gà khi gà thừa cân để tránh bị hốc khi đá
Bạn nên ép cân cho gà khi gà thừa cân để tránh bị hốc khi đá

Tóm lại, bạn đã biết nên làm gì khi gà đá bị hốc trong khi đá chưa? Những cách làm trên đây chắc chắn sẽ mang lại cho bạn những chiến kê tốt mã và khỏe mạnh nhất. Hy vọng rằng anh em kê sư đã có thêm những thông tin hữu ích cũng như kỹ năng cần thiết để nuôi gà đá tốt hơn. Chúc bạn thành công!

Xem thêm : Đăng ký tài khoản cá cược đá gà sv388 online