Tin tức

Chuyên mục
Tin tức

Gà tây ở khách sạn hạng sang chờ Trump xá tội

Gà tây Corn và Cob được đưa từ bang Iowa đến Washington và nghỉ tại khách sạn cao cấp trước khi tới Nhà Trắng để Tổng thống Trump xá tội.

Hai con gà tây có mặt tại thủ đô Washington hôm 22/11, được trải thảm đỏ chào đón như những ngôi sao tại khách sạn Willard, cách Nhà Trắng không xa. Chúng sau đó được nhân viên khách sạn đưa lên một phòng hạng sang gồm hai giường.

Trong cuộc họp báo sáng 23/11, ông Ron Kardel, chủ tịch Liên đoàn Gà Tây Quốc gia, cho biết hai con gà được đặt tên là Corn và Cob. Chúng được chính ông Kardel, một nông dân nuôi gà tây và trồng ngô, đậu nành đời thứ 6, chăm sóc.

Nhà Trắng xác nhận Tổng thống Donald Trump sẽ chủ trì lễ xá tội gà tây vào ngày 24/11 tại Vườn Hồng theo truyền thống nhân dịp Lễ Tạ ơn. Một cuộc bình chọn trực tuyến đã được mở ra trong vòng 24 giờ để người Mỹ bầu cho Corn hay Cob sẽ là con gà được Trump xá tội.

Tuy Trump chỉ xá tội cho một con gà, cả Corn hay Cob đều sẽ “lành lặn” rời Nhà Trắng và quay về sống tại trang trại ở trường đại học bang Iowa để đón khách tham quan từ ngày 5/12.

Hai con gà tây trong phòng khách sạn Willard, Washington, hôm 22/11. Ảnh: ISU CALS.
Hai con gà tây trong phòng khách sạn Willard, Washington, hôm 22/11. Ảnh: ISU CALS.

Lễ xá tội cho gà tây vào dịp Lễ Tạ ơn là một truyền thống lần đầu được tổ chức vào năm 1947. Tuy nhiên phải đến năm 1989, George H. W. Bush mới trở thành Tổng thống Mỹ đầu tiên chính thức xá tội cho gà tây.

Do đại dịch Covid-19, buổi lễ năm nay sẽ diễn ra với quy mô nhỏ hơn, theo quy tắc giãn cách xã hội, tất cả người tham dự phải đeo khẩu trang và những người tiếp xúc gần với Trump sẽ được xét nghiệm trước.

Tổng thống Trump tỏ ra rất hào hứng trong 3 lễ xá tội gà tây mà ông từng chủ trì. Năm ngoái, ông gọi hai con gà tây Bread và Butter là những thành viên của “gia đình gà tây quý tộc”.

Năm 2018, Trump đã dùng cuộc bầu chọn giữa hai con gà Peas và Carrots để ám chỉ việc kiểm lại phiếu bầu cử giữa kỳ ở bang Florida, với kết quả cuối cùng nghiêng về đảng Cộng hòa.

Trump đùa rằng chúng đã được quyết định bằng “một cuộc bỏ phiếu công bằng và minh bạch”. Ông cũng mỉa mai Carrots “đã từ chối nhận thua và yêu cầu kiểm phiếu lại, dù điều đó không làm thay đổi kết quả”.

Lễ Tạ ơn là một truyền thống được người Mỹ tổ chức, với ý nghĩa ban đầu là mừng vụ mùa và tạ ơn Chúa ban cho cuộc sống no đủ, an lành. Lễ Tạ ơn rơi vào ngày thứ năm lần thứ tư của tháng 11 (được tổ chức vào ngày 26/11 năm nay) và là ngày lễ chính thức cho tất cả người lao động ở Mỹ.

Chuyên mục
Tin tức

Bí mật kỳ thú về gà chọi: Uống nhân sâm, ăn thịt bò

Chọi gà là trò chơi dân gian có sức sống mãnh liệt tự nhiên nhất mà không cần nhà nước hỗ trợ bảo tồn.

Xem đá gà được ví hấp dẫn, cảm xúc trồi sụt như trên sàn chứng khoán. Chọi gà gây nghiện không chỉ vì có yếu tố cá cược mà nó mang tới cho người xem nhiều cảm xúc kỳ thú, mãn nhãn, mãn nguyện.

Đá gà thường gắn với đánh bạc, cá cược nên người chơi gà không bao giờ muốn lộ diện. Qua hơn chục năm chơi gà, họa sĩ  Lê Hưng chia sẻ, anh từng chơi nghiệp dư  rồi lên chuyên nghiệp, sau nhiều lần thua cháy túi  tới vài chục triệu đồng, cộng với  điều kiện nhà mới chật chội anh đã từ bỏ thú chơi. Cũng có thể vì đã ra khỏi nghề nên Hưng mới đồng ý kể tỉ mỉ về trò chơi biến tấu đỏ đen này.

Điều dân gà không bao giờ kể

Sinh ra tại Quốc Oai (Hà Tây) ở nơi “gặp gà chọi dễ hơn gặp gà ta”, Lê Hưng kể từ năm 8-9 tuổi đã thích gà. Lớn lên ra Hà Nội đi học, đi làm, anh vẫn dành nhiều thời gian nuôi, luyện và đem gà đi đá mỗi khi có dịp. Giống như nhiều người Hà Nội mê gà, Hưng đổ đất lên sân thượng, nuôi hàng chục con. Vào ngày nghỉ các chú gà được chủ vác ra bãi cỏ, công viên để chạy bộ cho săn chắc. Thực tế cho thấy nuôi gà trên sân thượng không bao giờ khỏe. Nuôi theo kiểu các cụ cho uống sương và chân tiếp mặt đất mới thuận tự nhiên. Xưa thức ăn cho gà chủ yếu là cơm, châu chấu ngày nay để “chiến kê” săn chắc chủ cho ăn thóc khô, thóc ngâm qua đêm, thịt bò, tránh ngô gây béo. Mức sống cao lên, thực đơn bồi dưỡng giữa hai hồ (hiệp đấu 20-30 phút) là thịt bò, cà chua băm, người miền Trung cho “đấu sĩ” uống nước sâm Hàn Quốc, nước pha mật ong, thịt cóc, lươn, tắc kè băm… Có nhà mua cả máy cho gà tập chạy. Thuốc om bóp giúp da dày chống bị thương làm từ bã chè ngâm nước giải hoặc vỏ cậy gạo.

Một chú gà tơ từ trại đúc (nơi nhân giống gà), được chăm nuôi đến hạng từ 2,7kg-3,2kg. Gà tơ được chọn theo dòng. Có nhiều cách chọn, nhưng cơ bản con gà ôm phải chặt tay, vảy chân đều, lông mịn óng, mặt nhỏ, mắt tinh.  Ngoài ra tướng đứng, tướng đi, tướng gáy cũng quan trọng.

Gà tơ cần cho đánh mở mỏ với một chú gà phu (gà chuyên đánh thử) để biết có đáng được chơi hay không. Sau trận đầu, người ta sẽ cắt tai gà tơ cho gọn gàng. Tập một hồ gà phải được nghỉ một tuần. Nếu bắt đánh sớm nó sẽ nhát đòn, phí mất “chiến kê”. Vào trận đá, gà được ghép theo cân nặng, chiều cao (ghép trạng). Con nào nặng hơn phải chấp đối thủ bằng cách chịu bịt mỏ hoặc bịt cựa (tùy theo thỏa thuận. Giữa trận gà được móc đờm, xoa bóp, nghỉ ngơi.

Xưa kia, mỗi hồ (hiệp đấu) kéo dài 20 phút, nay thành 30 phút, giữa 2 hồ nghỉ 10 phút. Kể cả thời có đồng hồ rồi, người ta tính giờ bằng cách buộc đồng xu vào sợi chỉ, treo lên que hương có cách vạch khấc. Que hương cháy đến vạch, sợi chỉ đứt, đồng xu rơi xuống mặt đĩa kêu keng một cái là hết một hồ.

Chuyện gian lận khá phổ biến, nhiều chủ gà không từ thủ đoạn hiểm ác để hạ đối thủ. Họ nhét diêm sinh vào bụng một con châu chấu và nhờ một đứa trẻ con ngồi gần gà đối thủ, búng cho nó ăn. Con gà ăn diêm dinh trở thành “gà mìn”, “gà hẹn giờ”. Hiểm hơn, chủ gà cho gà nhà mình (đang được nhiều người đặt cược) ăn diêm sinh. Sắp đến lúc gà mìn chạy hoảng, chủ gà bỗng phản kèo đặt tiền sang gà đối thủ. Anh ta thí một con gà và thu bộn tiền.

 Phong trào nuôi gà chọi trên sân thượng nở rộ tại đô thị
Phong trào nuôi gà chọi trên sân thượng nở rộ tại đô thị

Thị trường thuốc tăng lực, kích thích (doping) của Thái Lan ngày càng nở rộ khiến trò đá gà không còn giá trị thưởng thức như truyền thống. Ngày trước, con gà nào bị phát hiện dùng doping sẽ bị khử ngay tại xới. Ngày nay tất cả đều dùng thuốc tăng lực (một dạng thuốc kích thích), thành ra tăng lực đấu với tăng lực.

Dân chuyên nghiệp nhận xét, đá gà miền Bắc và Nam là hai phái khác hẳn nhau. Dân Bắc chơi gà đòn, thưởng thức đòn thế, sức khỏe, độ lì của từng chiến kê. Các thế đánh mà người người xem chờ đợi gồm hầu, kiềng, mé, đầu, mặt, dọc chạy xe, đấm. Gà cựa Nam chơi kiểu bạo lực thần tốc, có khi trận đấu diễn ra trong 1-2 phút đã kết thúc nếu buộc dao vào cựa.

Cựa sắt được buộc lên gà
Cựa sắt được buộc lên gà

“Đúc gà” phát tài, mừng hay lo?

Trước Tết nguyên đán 1-2 tháng là mùa bán hàng bận rộn nhất trong  năm của các trại gà chọi miền Trung. Khách hàng hầu hết từ các tỉnh phía Bắc và Trung Quốc. Khoảng năm bảy năm  gần đây, gà Thừa Thiên Huế, Phú Yên,  Bình Định được chuộng bởi khí hậu các tỉnh này nóng, gà hừng hừng quanh năm. Gà miền Bắc thường thay lông vào thời tiết mùa đông mưa lâm thâm, nên cơ thể không được khỏe.

Anh Nguyễn Tấn Hậu chủ trại gà chọi tại Phù Cát, Bình Định cho biết, mỗi ngày trại xuất hàng chục con ra Bắc. Khách xem gà qua trang facebook của trại, thỏa thuận giá và “hàng” được đóng gói gửi xe đến tận tay. Cách đây bốn năm, anh Hậu từng sở hữu trại gà ở Đắk Lắk, sau nhận thấy khí hậu nắng quá khiến máy ấp trứng làm việc không hiệu quả, anh chuyển về Bình Định. Bình Định có giống gà đất võ Tây Sơn nổi tiếng, khí hậu ôn hòa, nhiều hộ dân đã bỏ nuôi heo, bò chuyển sang nuôi gà chọi, đời sống khá giả lên nhiều. Các trại gà vùng lân cận đến tuyển trứng và gà tơ từ vườn nhà dân, đưa về nhân giống, đào tạo thành “chiến kê”. Trại gà của anh Hậu luôn có vài trăm con các lứa lớn nhỏ và 100 con đang  tập luyện để xuất quân.

Anh Hậu cho biết một số trại ở Phú Yên có nguồn khách Trung Quốc đặt số lượng lớn 200-300 con /tuần. “Vì nhu cầu lớn, họ sẵn sàng phá giá. Mình ở đây bán 250-500 nghìn / 1 con họ sẵn sàng trả 1 triệu / 1con nếu lứa gà đẹp, ưng ý”. Vì nhu cầu lớn, các chủ trại cho gà ăn cám để lớn nhanh. Gà Phú Yên thường bị khách miền Bắc chê béo, chậm thành ra gà Bình Định vẫn giữ giá.

Một số Việt kiều về nước cũng tìm đến tận Bình Định mua trứng giống số lượng lớn mang đi Mỹ. Bên đó, cũng có trại ấp, cung cấp hàng cho dân đá gà. Nghe nói khách mua không chỉ là Việt kiều mà cả người Thái, Campuchia, Trung Quốc…

Người chơi gà khá mê tín, ngoài các ưu điểm về tướng mạo, họ còn chọn màu lông (đỏ, xám hoặc ô) theo phong thủy hợp tuổi với mình. Có người tậu gà ô (đen) thua suốt, sau chỉ tìm gà đỏ, xám và ngược lại.

Mặc dù bị cấm, đá gà (ăn tiền) vẫn tồn tại, các trại đúc gà vẫn nhân giống không kịp nhu cầu. Bị cấm tại các vườn hoa công cộng, dân đá gà rủ nhau ra bãi sông quây xới. Họ đánh bạc bằng mồm, tín chỉ, về nhà trả tiền sau nên không dễ để bắt. Khó kiểm soát ở chỗ chủ gà ngày càng đông, nhất là giới công chức đô thị.

Dân chơi gà thường giữ gà mái để giữ “dòng” vì gà thường giống mẹ. Họ thà để ăn (trong trường hợp không dùng nhân giống) chứ ít khi bán gà mái nhất là gà mái “tổ”.

Chuyên mục
Tin tức

Cảnh sát trưởng Philippines tử vong vì cựa sắt gà chọi

Một cảnh sát trưởng Philippines thiệt mạng trong cuộc truy quét cuộc chọi gà trái phép sau khi bị lưỡi dao ở chân gà trống cắt đứt động mạch đùi.

Tai nạn xảy ra hôm 26/10 tại thị trấn San Jose, tỉnh Bắc Samar, miền trung Philippines khi trung úy Christian Bolok nhặt lên một con gà chọi để làm bằng chứng vụ chọi gà trái phép. Lưỡi dao được gắn vào chân gà đâm trúng đùi trái của trung úy.

Trung úy 38 tuổi được đưa tới bệnh viện thành phố Catarman nhưng các bác sĩ cho biết anh đã tử vong do mất máu.

“Đó là một tai nạn đáng tiếc và một điều xui xẻo mà tôi không thể lý giải được. Tôi không thể tin được điều đó khi lần đầu tiên nhận được thông báo. Đây là lần đầu tiên trong 25 năm làm cảnh sát, tôi mất một người vì cựa sắt của gà chọi”, Arnel Apud, cảnh sát trưởng tỉnh Bắc Samar, hôm nay cho hay.

Một giải chọi gà được tổ chức tại Manila, Philippines năm 2020
Một giải chọi gà được tổ chức tại Manila, Philippines năm 2020

Ba người đã bị bắt và hai con gà trống chọi bị tịch thu cùng hai bộ cựa sắt. Trung úy Bolok là cảnh sát trưởng ở thị trấn San Jose.

Chọi gà là một thú vui phổ biến ở Philippines và những con gà trống chiến thường được lắp thêm cựa sắt, giống như một lưỡi dao sắc, để tăng tính sát thương. Những người tham gia sẽ đặt tiền cược vào cuộc chiến và thường một trong hai con vật sẽ bị tấn công đến chết.

Người dân Philippines coi chọi gà là môn thể thao vua, chỉ xếp sau bóng rổ. Tuy nhiên, chọi gà đã bị cấm cùng các sự kiện thể thao và văn hóa khác trong đại dịch Covid-19 để ngăn đám đông lớn tụ tập và lây lan bệnh truyền nhiễm.

Chuyên mục
Tin tức

Đá Gà Online Là Gì? Tìm Hiểu Cách Thức Hoạt Động Của Đá Gà Trực Tuyến

Đá gà Online (Hay còn gọi là đá gà trực tiếp trên mạng) là gì? Đặc điểm của loại hình đá gà ăn tiền này và làm sao để tham gia đá gà trực tuyến hiện đang là câu hỏi đang được khá nhiều người quan tâm hiện nay. Hôm nay, Daga68 live sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi đó trong bài viết sau đây.

đá gà online
Xem đá gà online tại Daga68 live

Đá gà Online là gì?

Đá gà Online (đá gà trực tiếp trên mạng) là một hình thức cá cược được ưa chuộng ở rất nhiều nước Châu Á và trong số đó có Việt Nam. Cùng với lối chơi đá gà truyền thống như trước đây thì để bắt kịp với cuộc sống hiện đại, giải quyết các bài toán về thời gian, vấn đề địa lý thì loại hình đá gà trực tuyến, đá gà trên mạng đã ra đời. Nhưng lại đi kèm với vấn đề “Làm sao để tham gia đá gà trực tuyến? Bên cạnh đó, ở tại Việt Nam có những nhà cái nào uy tín để có thể chơi đá gà theo một cách an toàn và đảm bảo không xảy ra các tình trạng liên quan đến lừa đảo?

Ưu điểm nổi bật của đá gà online

1. Thoải mái thời gian

Ở Việt Nam nói riêng và khu vực châu Á nói chung thì chọi gà đã xuất hiện từ lâu đời như một nét truyền thống của một bộ môn giải trí dân gian. So với trước đây thì người xem hoặc tham gia chơi đá gà phải đến trực tiếp tại các trường gà nhỏ, lẻ mở ra trong mỗi dịp lễ hội để thi đấu. Tuy nhiên, xã hội càng đi lên càng gắn liền với khối lượng công việc càng tăng khiến cho thời gian giải trí càng ngày càng thu hẹp. Do đó, sẽ không còn có thời gian đi lựa chọn, chăm sóc từng chú gà hay tham gia trực tiếp vào các đấu trường gà.

2. Cách hoạt động đơn giản, dễ dàng tham gia

Người chơi gà sẽ thỏa mãn được đam mê của mình thông qua loại hình đá gà trực tuyến. Chỉ cần với một thiết bị kết nối với mạng Internet, một tài khoản cá nhân và một tài khoản ngân hàng để giao dịch là có thể thoải mái xem, chơi cá cược vô cùng nhanh, gọn, tiện lợi. Khi đã có tài khoản trong tay bạn tham gia chơi bằng cách lựa chọn trận đấu, chiến binh Banker hoặc Player theo kinh nghiệm chơi gà, chọn gà sao cho chọn được chiến kê xuất sắc nhất để có thể giành phần thắng về cho mình. Kết thúc trận đấu, nếu thắng tiền sẽ tự động cộng vào tài khoản ngân hàng của bạn nên rất là an toàn.

Không chỉ an toàn và tiện lợi mà đá gà trực tuyến ngày nay sử dụng công nghệ hình ảnh hiện đại sẽ mang đến những chất lượng video sắc nét chân thực tạo cảm giác như bạn đang hòa mình không khí sôi động chứa nhiều cung bậc cảm xúc trong trường gà. Điều quan trọng tiếp theo mà bạn phải làm chính là tìm một nhà cái tin cậy để gửi gắm những phút giây giải trí quý báu của mình.

Chuyên mục
Kinh nghiệm nuôi gà Tin tức

Gà chọi bị yếu chân chữa như thế nào?

Gà chọi bị yếu chân sẽ ảnh hưởng khá nhiều tới khả năng đánh đấm của gà. Sẽ không thể tham gia những trận chiến khốc liệt nữa. Về mặt thẩm mỹ chúng cũng sẽ khiến gà chọi mất đi vẻ đẹp oai phong của mình. Dần dần tình trạng yếu chân nặng dần và có thể mất khả năng đi lại. Vậy khi gà yếu chân thì nên chữa như thế nào? Hãy lắng nghe lời khuyên của Daga68 live này nhé!

Gà chọi bị yếu chân
Gà chọi bị yếu chân đá thường hay bị ngã

Triệu chứng gà chọi bị yếu chân

Dễ dàng nhận biết được các triệu chứng của gà bị yếu chân khi quán sát hình dáng của chúng. Từng bước đi, hành động đều phản ánh tình trạng bệnh của gà.

  • Gà đứng không vững, dễ lảo đảo trên từng bước đi. Khi cơ chân không đủ khỏe thì không thể nâng đỡ cơ thể hoặc hoạt động như ý muốn.
  • Gà đi bình thường nhưng khoảng vài bước lại đứng lại lảo đảo và có vẻ mệt mỏi.
  • Gà đi cà nhắc hoặc thập thễnh bước đi không đều nhau.
  • Gà đánh đấm không có lực, nhẹ phều không đủ gãi ngứa cho gà đối phương.
  • Tình trạng nặng hơn gà không thể đi lại hoặc lê lết 1 chân. Đây là lúc bệnh gà nặng nhất và có thể dẫn tới tình trạng bị liệt.
  • Gà đá hay bị ngã thường xuyên dẫn tới mất đi lợi thế trong trận chiến.

Nguyên nhân dẫn tới gà bị yếu chân

Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn tới tình trạng này. Tùy từng nguyên nhân mà cách chữa trị và hậu quả của nó sẽ khác nhau.

  • Gà bị đau chân do va đập hoặc do các trận đánh căng thẳng khốc liệt mà chưa khỏi.
  • Gà tơ chưa được vần đòn, vần hơi cẩn thận nên yếu chân.
  • Chất dinh dưỡng cung cấp cho gà không đủ để gà phát triển.
  • Do bị bệnh liên quan tới chân như đậu, lậu đế…
  • Do di truyền từ các thế hệ gà bố mẹ ông bà trước để lại.

Mỗi nguyên do đều có cách xử lý khác nhau. Vì thế khi gà bị té hoặc yếu chân thì nên tìm hiểu nguyên nhân để tìm cách chữa trị.

Cách chữa gà chọi bị yếu chân như thế nào?

Chúng ta cần xác định rõ tình trạng của gà, các triệu chứng bệnh và nguyên nhân sẽ tìm ra được cách chữa trị hiệu quả. Hạn chế cho việc gà bị yếu chân, hay ngã.

Gà bị yếu chân do bị ngã

Xác định được vết thương trên chân gà là như thế nào. Từ đó tìm cách vệ sinh vết thương và xử lý. Nếu gà gãy chân có thể bó bột cho gà. Tuy nhiên điều này chỉ nên áp dụng với những con gà chiến cực kỳ kết. Chi phí chụp X quang và bó bột cho gà chắc chỉ khoảng 500k. Ở người chụp X quang 50k/lần đối với tay chân chắc gà cũng tương tự.

Do gà chưa vần đòn còn yếu

Khi nhận thấy gà đá hay bị ngã thì có thể nó chưa được vần đòn vần hơi hợp lý. Hoặc cũng có thể do chúng bị mất gân dẫn tới tình trạng này. Vì thế mà chúng ta phải lên phương án tập luyện phù hợp nhất. Tùy thuộc vào chế độ ăn và thể chất của gà mà áp dụng vần đòn vần hơi hợp lý

Sử dụng các loại phương pháp, om bóp vào nghệ cho gà nhằm nâng cao thể trạng gà. Chi tiết có thể xem thêm cách vào nghệ cho gà tại đây nhé.

Chất dinh dưỡng gà chưa đảm bảo

Có thể nhận biết điều này qua thể trạng và hình dáng của gà. Nếu như gà vẫn béo tốt thì chúng sẽ không vấn đề gì cả và là một nguyên nhân khác. Tuy nhiên nếu gà gầy gò ốm yếu thì có thể do chế độ ăn chất dinh dưỡng. Đảm bảo khẩu phần ăn và chất dinh dưỡng cần thiết cho gà phát triển. Ngoài ra chế độ nuôi nhốt cũng ảnh hưởng tới chúng khá nhiều.

Bổ xung thêm nhiều những thực phẩm cho gà như chất tanh, thịt bò, lươn trạch, trứng cút lộn. Những chất dinh dưỡng này bổ xung hợp lý đảm bảo chân gà khỏe hơn, đá có lực hơn và ít khi bị té gió.

Gà yếu chân do bị bệnh

Tình trạng gà yếu chân yếu gối do bệnh là điều không hiếm. Tuy nhiên cũng tùy từng loại bệnh mà cách xử lý khác nhau.

  • Gà bị lậu, kén ở bàn chân thì chúng ta kiểm tra xem kỹ. Nếu phát hiện thấy lậu đế thì tiến hành vệ sinh và loại bỏ phần đậu này. Sau đó hàng ngày tiến hành vệ sinh cho chúng. Khi gà lậu đế nên có các không gian sạch sẽ về phần nền cho chúng. Tránh trường hợp gà bị nhiễm trùng từ vết thương ở chân.
  • Gà bị gió dẫn tới yếu chân, liệt chân cũng sảy ra khá nhiều. Chúng ta có thể dùng dầu gió hoặc rượu ngâm để tác động lên vùng cơ đó. Làm chúng nóng lên và tăng khả năng hồi phục. Tuy nhiên cũng cần chú ý phân biệt gà bị liệt chân do té gió hay do bệnh virus Herpes. Nếu là virus này có thể chữa khỏi nếu như phát hiện sớm. Nếu phát hiện muộn thì không thể xử lý được.

Gà bị yếu gối

Nguyên nhân của việc này có thể là do va đập hoặc bị một bệnh lý liên quan tới xương khớp. Nếu là do va đập dẫn tới gà bị yếu gối thì có thể chườm lạnh để các cơ nhanh hồi phục. Còn nếu do bệnh lý xương khớp thì hơi khó xử lý.

Bài tập cho gà chọi bị yếu chân

Song song với cách xử lý kết hợp chế độ ăn uống luyện tập sẽ giúp gà khỏe hơn. Hạn chế tình trạng gà chọi bị yếu chân hay gà đá hay bị té một cách hiệu quả. Dưới đây là một số bài tập cho khách hàng tham khảo.

Tập chân và đầu gối khỏe

Bài tập này giúp nâng cao toàn diện cơ và chân gà. Ngoài ra toàn bộ cơ thể gà cũng trong tình trạng tập luyện tốt nhất. Các bộ phận sẽ phải tập như chân hoặc cánh.

Chúng ta tiến hành lấy tay luồn vào lườn gà và tung lên khoảng 20cm so với mặt đất. Sau đó để chúng tự rơi xuống và đứng thăng bằng bằng sức của chúng. Lần đầu tiên chúng ta chỉ nên tập khoảng 10-20 lần. Và nên chia ra làm 2-3 hiệp cho đảm bảo. Sau đó thì mỗi ngày tăng lên cường độ và độ cao hơn.

Biến thể của bài tập cho gà đá hay bị té này là để chúng giữ cân bằng. Chúng ta để cho gà đậu lên tay và tung lên sao cho chúng bám được trên tay và tự giữ cân bằng trên chúng. Khi đó toàn bộ hệ thống cơ đùi, cơ chân của gà được tập luyện đảm bảo. Và tiếp túc tăng cường độ tập luyện sau khi đã quen sau đó.

Chạy lồng chạy bộ

Nếu như bác nào thường xuyên nuôi gà thì chắc chắn biết được loại lồng chạy bộ này. Chúng bao gồm 2 lồng to và nhỏ được lồng vào nhau. Bên trong thả 2 con gà và không để chúng có thể đánh, cắn nhau được. Cứ như vậy chú gà bên ngoài sẽ chạy xung quanh lồng để tìm cách đánh gà bên trong. Sẽ giúp cho gà tăng được khả năng lực chân, các cơ bắp khác nhau. Khi mới bắt đầu thì chúng ta sẽ chỉ nên cho chạy mỗi ngày từ 10 phút thôi. Sau đó tăng cường độ lên vào những ngày sau.

Chuyên mục
Kinh nghiệm nuôi gà Tin tức

Gà bị liệt chân cho uống thuốc gì nhanh khỏi?

Gà bị liệt chân sẽ khiến khả năng di chuyển của gà bị ảnh hưởng. Từ đó ảnh hưởng tới sự sinh trưởng và phát triển của gà. Ngoài ra, khi bị liệt chân thì tính thẩm mỹ của chúng cũng giảm đáng kể. Cho dù đó là gà nuôi lấy thịt hay nuôi gà đá thì cũng coi như là bị hỏng không thể làm gì khác. Vậy gà bị bệnh liệt chân nguyên do là gì? Làm sao chữa bệnh liệt chân ở gà hiệu quả? Hãy lắng nghe lời khuyên từ Daga68 live nhé!

Gà bị liệt chân
Gà bị liệt chân khiến ảnh hưởng rất nhiều tới cơ thể của gà.

Gà bị liệt chân là bệnh gì?

Gà bị liệt chân là loại bệnh thường gặp ở gà và gia cầm nói chung. Loại bệnh này do virus Herpes gây ra. Chúng gây ra các rối loạn vận động trong các tổ chức thân kinh ngoại biên và các cơ quan nội tạng. Về lâu về dài sẽ dẫn tới bại liệt. Nguyên nhân là do sinh ra các tế bào limpho tạo ra các khối u trong cơ thể của gà.

Tùy theo sức đề kháng của gà và độc tính của virus mà sự tác động khác nhau. Từ đó sinh ra các trường hợp bệnh mãn tính hoặc cấp tính tùy theo từng loại và sức khỏe của gà.

Triệu chứng gà bị liệt chân

Tùy tình trạng bệnh mà sẽ có những triệu chứng khác nhau. Tuy nhiên cũng có những triệu chứng rất khó phân biệt với các loại bệnh khác.

Mãn tính

Dễ dàng nhận biết được gà bị bệnh bại liệt chân khi quan sát chúng. Triệu chứng rõ ràng nhất đó chính là gà kém hoạt động, cánh, đuôi rủ xuống. Dần dần đi lại khó khăn và không thể đi lại được nữa. Ngoài ra, 1 biểu hiện nữa có thể dễ nhận biết khác đó là viêm mắt. Khi thấy mắt gà chảy nước, chảy mủ và thị lực kém dần. Dẫn tới việc kiếm ăn trở nên khó khăn hơn.

Cấp tính

Có 1 triệu chứng khó phân biệt hơn đó chính là hiện tượng chết đột ngột. Tuy nhiên việc chết đột ngột có khá nhiều lý do, bệnh lý khác nên cũng khó có thể phân biệt được rõ ràng.

Độ tuổi gà nào dễ mắc bệnh liệt chân?

Mỗi thể mãn tính, cấp tính sẽ có những độ tuổi dễ mắc phải riêng. Đó có thể do thể trạng của từng độ tuổi ảnh hưởng tới sức khỏe, phòng chống của gà.

Gà con 4-8 tuần tuổi

Đây là giai đoạn gà con, gà tơ nhỏ nên rất dễ bị mắc phải. Tuổi đời chỉ khoảng 2 tháng chưa đủ sức lực nhiều để có thể chống chọi với bệnh liệt chân ở gà. Ở độ tuổi này gà thường mắc phải thể cấp tính của bệnh này.

Gà 4-8 tháng tuổi

Khi gà đã lớn hơn cứng cáp và sức chịu đựng tốt hơn thì tình trạng chết đột ngột sẽ giảm xuống. Khi đó chúng sẽ chỉ bị bệnh bại liệt hoặc đau mắt mà thôi. Đây chính là triệu chứng của thể mãn tính.

Chữa gà bị liệt chân cho uống thuốc gì?

Hiện nay bệnh gà bị liệt chân không có thuốc đặc trị bệnh hữu hiệu. Tức là khi gà đã bị bệnh thì không thể chữa khỏi khi gà còn nhỏ và dễ bị tử vong. Nếu gà lớn hơn thì tỉ lệ sống cũng cao hơn nhưng sẽ bị liệt chân dẫn tới việc nuôi lấy thịt hoặc gà đá sẽ không được. Do vậy khi gà đã bị bệnh thì không nên cố tìm cách chữa trị nữa mà thay vào đó nên cách ly, tiêu hủy để tránh chúng có thể lây lan ra các cá thể khác trong đàn nuôi.

Phòng bệnh gà liệt chân như thế nào?

Do không có thuốc chữa bệnh liệt chân ở gà một cách hiệu quả nên việc phòng bệnh là hết sức quan trọng.

Tiêm vắc xin

Đây là cách hữu hiệu nhất để phòng bệnh. Đối với gà con thì việc tiêm vắc xin sẽ tạo ra những kháng thể giúp gà có thể chống chịu với bệnh một cách tốt nhất. Đối với gà con thì cần tiêm vắc xin ngay cho gà 1 ngày tuổi để phòng bệnh.

Dọn dẹp chuồng trại

Dọn dẹp thường xuyên chuồng trại giúp không gian thoáng hơn, sạch sẽ hơn. Loại bỏ các mầm bệnh có thể ẩn chứa trong phân, lỗ chân lông của lông gà.

Nuôi riêng lẻ từng loại gà

Chúng ta không nuôi chung gà không cùng độ tuổi bởi sức đề kháng và chịu đựng của chúng khác nhau. Nên tách riêng ra gà thịt, gà đẻ trứng, gà con để đảm bảo sự sinh trưởng và phát triển của chúng tốt.

Tiêu hủy cách ly nhanh

Khi đã phát hiện cá thể gà bị bệnh bại liệt chân thì nên cách ly và tiêu hủy. Không nên nuôi nhốt chung hoặc cố chữa trị. Do không có thuốc trị bệnh gà liệt chân hiệu quả nên cần cách ly, tiêu hủy sớm để bảo vệ đàn còn lại.

Khử trùng chuồng trại

Sau khi nuôi và xuất 1 lứa xong thì chúng ta nên khử trùng chuồng. Nhằm loại bỏ hoàn toàn những mầm bệnh còn xót lại. Đặc biệt là khi có dịch thì nên nghiêm chỉnh chấp hành nguyên tắc này. Nên rắc vôi bột trong khắp khu chuồng trong vòng ít nhất 1 tháng. Chúng sẽ đảm bảo được vệ sinh, loại bỏ các mầm bệnh còn xót lại.

Chuyên mục
Kinh nghiệm nuôi gà Tin tức

Bệnh đậu gà và cách điều trị hiệu quả trong 2 tuần

Bệnh đậu gà mang tới những thương tổn cho gà tại các vùng đầu mặt rất dễ nhận biết. Nếu không được chữa trị sớm thì khả năng khà bị toi là rất cao. Không những thế khả năng lây lan nhanh của bệnh này khiến cho tình trạng lây nhiễm dễ lan rộng. Từ đó gây khó khăn cho việc quản lý đà gà và tộc độ phát triển của chúng. Bài viết này Daga68 live sẽ giúp các sư kê có thể hiểu thêm thông tin về bệnh này và cách phòng tránh nhé.

Bệnh đậu gà
Bệnh đậu gà hay còn gọi là bệnh Marek ở gà.

Bệnh đậu gà là bệnh gì?

Bệnh đầu gà là bệnh tạo nên các khối u nhọt trên phần đầu mặt, mào gà và dễ dàng lan ra các vùng cơ thể khác. Khi mắc bệnh này thì gà có thể mù mắt hoặc tử vong do các mụn chín gây chảy mủ. Chất mủ này có thể làm loét các niêm mạc mắt gà dẫn tới tình trạng mù lòa. Tình trạng lây bệnh và diễn biến nhanh có thể khiến gà tử vong chỉ trong 7 đến 10 ngày do các biến chứng như viêm phổi, mù mắt, kém ăn.

Nguyên nhân gây bệnh đậu gà

Bệnh đậu gà do virus thuốc nhóm pox viruses gây ra. Đây là một chủng loại virus có sức sống khá khỏe ngoài môi trường. Chúng có thể tồn tại trong khoảng 40-60 ngày trong nhiều điều kiện khác nhau như nóng ẩm, lạnh, ẩm ướt, khô hanh.

Ngoài ra virus này còn có thể tồn tại trong các vật trung gian truyền bệnh như muỗi tới hơn 50 ngày. Đó chính là vì sao mà chúng có khả năng lây lan rất nhanh nếu như 1 cá thể nhiễm bệnh nuôi nhốt với những cá thể khác.

Ngoài ra, bệnh đậu gà con có thể lây qua các vết thương hở. Vì thế nếu gà chưa bị bệnh có các vết thương mà tiếp xúc với dịch của gà nhiễm bệnh hoặc virus thì khả năng bị lây nhiễm là rất cao.

Triệu chứng của bệnh đậu gà

Dễ dàng nhận biết bệnh đậu gà khi chúng có những biểu hiện ra bên ngoài qua vùng đầu mặt. Tuy nhiên khi chúng chưa phát bệnh thì lại không có triệu chứng nào cả. Tuy nhiên vẫn có thể chữa trị được khi bắt đầu thấy triệu chứng đầu tiên.

Dạng ướt

Thường xuất hiện ở những vùng đầu mặt, niêm mạc miệng, mắt, thanh quản… Cũng là những nốt, bọng nước lớn và sẫm màu dần lên. Về sau chúng tạo thành các vảy và bám vào các vùng niêm mạc này. Chúng gây cho gà sự khó chịu khi ăn uống thở. Đó chính là lý do vì sao gà thường khò khè hoặc vảy mỏ để loại bỏ cảm giác khó chịu này.

Với biểu hiện bên ngoài thì những đột đậu này lớn lên và sau đó bị vỡ ra sinh ra các loại mũ, nhớt… Chúng làm cho các viêm mạc bị lở loét và đặc quánh lại. Khiến cho mặt và đầu gà bị sưng, biến dạng. Về lâu dài sẽ bị chết do gà không ăn uống được bình thường..

Dạng khô

Đây là dạng bệnh không gây quá nhiều nguy hiểm cho gà nên gà vẫn có thể sống và sinh trưởng được. Những mụn bọc xuất hiện tại các vùng da không lông của gà. Đó có thể là mào, mặt, chân… Mới đầu chúng chỉ là những nốt mụn nhỏ lấm tấm màu hồng nhạt. Sau đó chuyển dần sang màu tím và đóng vảy. Do là dạng khô nên chúng không sinh ra các dịch mũ có thể gây nguy hiểm như dạng 2.

Kinh nghiệm chữa bệnh đậu gà

Gà bị bệnh đậu không quá khó khăn trong việc chữa trị. Chỉ cần phát hiện sớm và sử dụng những loại thuốc chuyên dụng là có thể xử lý dễ dàng. Cả gà con và gà lớn cũng có thể áp dụng cách này một cách hiệu quả.

Để chữa bệnh đậu gà một cách hiệu quả nhất đó là dùng thuốc Xanh Methylen. Chỉ cần bôi vào các vùng đầu mặt nhiễm bệnh của gà thường xuyên định kỳ là có thể giảm triệu chứng của bệnh nhanh chóng. Kết hợp với việc bổ xung kháng sinh giúp sức chống chịu của gà tốt hơn. Đây là một trong những cách hữu hiệu nhất trong việc chữa bệnh đậu gà. Chỉ sau khoảng 2-3 ngày là các sư kê có thể cảm nhận

Ngoài ra còn 1 số cách khác nhưng không thực sự hiệu quả như bôi mực bình thường vào các vết thương của gà hoặc nặn bằng tay. Tuy nhiên nên hạn chế cách này nếu số lượng gà lớn hoặc có thể gây mất vệ sinh cho người nuôi.

Phòng bệnh đậu gà như thế nào?

Chữa bệnh đậu cho gà không khó và việc phòng bệnh cũng như vậy. Chúng ta cần tuân thủ các biện pháp vệ sinh cũng như cách ly cho gà một cách nhanh chóng nếu như phát hiện bệnh.

Dùng vacxin

Sử dụng vắc xin là một trong những cách phòng bệnh đậu gà hiệu quả nhất. Chúng sẽ giúp gà sản sinh ra những kháng thể cần thiết để chống lại bệnh này. Nên sử dụng vắc xin bệnh đậu gà cho gà con từ 7-10 ngày tuổi. Như vậy sẽ hạn chế được tình trạng phát bệnh cho gà sau này.

Vệ sinh chuồng trại

Loại bỏ các mầm bệnh này gây ra khi chúng có thể sống rất lâu trong môi trường bình thường. Sử dụng vôi bột rắc khoảng 7-10 ngày trước khi nuôi lứa mới. Luôn để cho khu vực nuôi nhốt luôn thông thoáng và hạn chế độ ẩm cao. Như vậy sẽ hạn chế, tiêu diệt được những virus còn xót lại. Ngoài ra, chuồng trại sạch sẽ cũng hạn chế ruồi muỗi trong khu vực chuồng nuôi.

Tiêu diệt muỗi và các động vật hút máu

Virus gây bệnh đậu gà có thể sống hơn 50 ngày trong cơ thể muỗi. Đây là nguồn lây bệnh rất thường gặp bởi chuồng trại gà ẩm thấp muỗi xuất hiện rất nhiều. Thường xuyên phun muỗi để tiêu diệt động vật này. Ngoài ra, vệ sinh chuồng trại sạch sẽ biến mất môi trường sống của chúng.

Cách ly cá thể nhiễm bệnh

Do bệnh đậu gà có thể lây nhiễm thông qua các vết thương hở nên cần cách ly ngay những cá thể nghi nhiễm bệnh. Đưa chúng sang một điều kiện nuôi nhốt xa với những con khác trong đàn. Điều này sẽ giúp cho bệnh đậu gà không thể lây lan và trong tầm kiểm soát.

Bệnh đậu gà có lây sang người không?

Chưa có bằng chứng nào khẳng định bệnh này lây sang người. Tuy nhiên khi tiếp xúc chúng ta vẫn hết sức cẩn thận. Sử dụng găng tay, khẩu trang và rửa tay cần thiết khi tiếp xúc với cá thể gà nhiễm bệnh. Ngoài ra khi gà bị bệnh thì cũng không nên ăn các sản phẩm của chúng như trứng hoặc thịt. Để đề phòng trường hợp xấu có các biến chứng sảy ra nhé.

Chuyên mục
Kinh nghiệm nuôi gà Tin tức

Chữa gà bị khô chân như thế nào trong thời gian ngắn?

Gà bị khô chân là một bệnh khá thường gặp ở gà mà các sư kê, chủ trang trại cần để ý. Không chỉ đơn giản là bệnh khô chân mà có thể chúng còn mắc nhiều bệnh khác nữa. Dẫn tới việc bỏ ăn, gầy gò, mất nước. Về lâu về dài có thể ảnh hưởng tới gà bị khô chân teo lườn, xệ cánh và khiến gà chọi bị chết. Do vậy, việc cần làm đầu tiên chính là theo dõi gà thường xuyên và nhận ra được gà bị bệnh sớm nhất. Cùng Daga68 live tìm hiểu về căn bệnh này nhé!

Gà bị khô chân
Gà bị bệnh khô chân teo lườn xệ cánh thường gặp ở gà chọi, gà nuôi.

Nguyên nhân gà bị khô chân

Gà bị khô chân có khá nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn tới tình trạng này. Trong đó có thể tiềm ẩn những bệnh khác nữa mà chủ nhân không nhận ra.

Gà khô chân khi còn nhỏ

Không chỉ có gà trưởng thành mà những con gà nhỏ cũng có thể bị khô chân. Đối với những chú gà nuôi bởi mẹ thì tình trạng này ít hơn. Do chúng nhận được sự chăm sóc tuyệt vời của gà mẹ. Còn đối với những chú gà được úm theo đàn thì bị khô chân nhiều hơn. Nguyên nhân có thể là do mật độ gà úm quá lớn. Dẫn tới không đủ nước để cho gà uống.

Gà khô chân khi trưởng thành

Tình trạng khô chân sảy ra ở gà chọi trưởng thành cần hết sức chú ý. Nguyên nhân chính vẫn là mất nước. Tuy nhiên hãy loại trừ khả năng do thiếu nước uống. Đó có thể là nguyên nhân gây mất nước bên trong bản thân gà trưởng thành bởi những bệnh như tiêu chảy hoặc newcastle…. Những bệnh này đều có thể gây mất nước cho gà từ bên trong khi mắc phải.

Triệu chứng gà bị khô chân

Do đây là bệnh biểu hiện ra bên ngoài nên rất dễ nhận ra. Các sư kê có thể nhận thấy dễ dàng bệnh gà bị khô chân khi quan sát bên ngoài.

Gà ủ rũ xù lông

Tình trạng gà ủ rũ xù lông cũng có thể là triệu chứng của gà bị khô chân. Chúng khiến cho gà mệt mỏi không muốn vận động và thường xuyên đứng yên một chỗ. Triệu chứng này của gà cũng có thể chúng bị bệnh gà rù,đi ngoài, hen khẹc, dây….

Gà bị teo lườn, xệ cánh

Để ý gà nếu gặp tình trạng teo lườn thì cũng nên chú ý. Một bên chân bị khô nên việc di chuyển bên chân đó cũng khó khăn hơn. Dẫn tới tình trạng teo lườn gà khi ít được vận động. Ngoài việc teo lườn thì tình trạng xệ cánh cũng là triệu chứng mà sư kê cần chú ý.

Gà bỏ ăn, ỉa chảy, phân trắng

Do gặp vấn đề về tiêu hoá nên gà bỏ ăn, chán ăn. Quan sát kỹ thì thấy gà ỉa chảy và phân trắng. Đó có thể là nguyên nhân bệnh về tiêu hoá như ăn không tiêu, đi ỉa, giun sán…

Gà 2 chân teo tóp, co quắp

Triệu chứng rõ ràng nhất đó chính là 2 chân gà trở nên teo tóp và có quắp. Về lâu về dài thì chân ngày càng teo hơn dẫn tới tình trạng chân có quắp. Lâu không xử lý coi như hỏng cái chân đó luôn.

Gà bị bệnh khô chân uống thuốc gì?

Khi gà bị khô chân gầy thì cũng không nên quá lo lắng. Nếu nhận ra sớm chữa trị thì khả năng gà phục hồi sẽ rất tốt. Rất nhiều chủ kê lo lắng chưa biết gà bị khô chân uống thuốc gì và có chữa trị được không. Dưới đây là những cách chữa bệnh gà khô chân một cách hiệu quả.

Chữa khô chân ở gà con

Đa phần nguyên nhân gây khô chân ở gà con mới nở là do mật độ úm. Việc phân bố mật độ úm không hợp lý dẫn tới gà dễ bị khô chân. Hãy bổ xung lại thêm nước uống hoặc mật độ úm hợp lý để đảm bảo nước uống cho gà. Hạn chế việc gà con bị khô chân từ nhỏ gây ảnh hưởng khi trưởng thành.

Tăng cường các chất điện giải vitamin

Bổ xung thường xuyên các chất điện giải vào nước uống. Nhất là khi nhiệt độ vào mùa hè nóng bức thì các chất điện giải sẽ giúp bù nước rất tốt. Sử dụng các loại Gluco-c, vitamin ADE 15 để tiến hành cung cấp các chất điện giải cần thiết cho gà.

Bổ xung thêm các loại kháng sinh

Bổ xung với liệu lượng vừa đủ các loại kháng sinh sẽ giúp gà có sức khoẻ tốt. Hạn chế được tình trạng gà bị bệnh khô chân. Tuy nhiên không nên bổ xung thường xuyên hằng ngày vào nước uống. Nên sử dụng định kỳ để đảm bảo chúng không ảnh hưởng tới cơ thể gà.

Những loại thuốc kháng sinh có thể trộn vào thức ăn nước uống cho gà hiệu quả. Có thể dùng Florfenicol 4% để trộn tực tiếp vào thức ăn nước uống. Hoặc nếu bạn không biết thì có thể ra các cửa hàng thuốc thú y để người ta tư vấn thêm nhé.

Bổ xung men tiêu hoá

Nếu như tình trạng xuất phát từ bệnh tiêu hoá. Khiến cho gà bị phân lỏng, phân xanh trắng thì nên sử dụng men tiêu hoá. Chúng sẽ giúp hạn chế gà ăn không tiêu và tiêu hoá thức ăn dễ dàng hơn. Dẫn tới bổ xung đủ dưỡng chất cho gà hiệu quả.

Chữa khô chân ở gà trưởng thành

Khi gà trưởng thành bị khô chân thì cách chữa trị phức tạp hơn gà con. Có thể dùng các loại kháng sinh để cho uống trong khoảng thời gian từ 4-5 ngày. Pha trực tiếp vào nước hoặc thức ăn dễ sử dụng. Các loại kháng sinh thường gặp như Dizavit-plus hoặc Pharamox, Pharcolivet… Chúng sẽ giúp gà cải thiện hơn tình trạng bệnh. Giảm thiểu gà bị bệnh khô chân teo lườn. Nồng độ các loại kháng sinh pha với nước này như sau:

  • Thuốc Dizavit-plus cứ 2g chúng ta pha với 1 lít nước. Bổ xung trực tiếp vào nước uống cho gà.
  • Pharamox pha 1g tương ứng với 1 lít nước.
  • Thuốc Pharcolivet chúng ta pha 10g với khoảng 2,5 lít nước uống

Sau đó chúng ta theo dõi tình trạng của gà để có thể điều chỉnh các loại thuốc sao cho phù hợp nhất.

Cách ly gà nhiễm bệnh

Cho dù là gà bị bệnh gì cũng cần cách ly để đảm bảo chúng không lây sang những con khác. Đặc biệt là những chiến kê hoặc nuôi nhốt số lượng lớn. Việc cách ly cũng sẽ giúp sư kê theo dõi tình trạng gà dễ dàng hơn.

Vệ sinh sát trùng chuồng trại

Vệ sinh chuồng trại nuôi gà thường xuyên. Sử dụng vôi bột rắc trước và sau mỗi đợt nuôi mới hoặc dịch bệnh. Như vậy sẽ giảm thiểu tối đa khả năng gà bị nhiễm những bệnh thông thường.

Gà bị khô chân có ăn được không?

Nói chung với những chú gà bị bệnh thì chúng ta không nên ăn mà nên tìm cách chôn tiêu huỷ kết hợp rắc vôi bột. Nhằm đảm bảo những mầm mống bệnh của gà không bị lây sang những cá thể khác hoặc ảnh hưởng tới lứa nuôi sau. Rắc vôi bột kỹ càng đảm bảo dịch bệnh luôn được kiểm soát

Chuyên mục
Kinh nghiệm nuôi gà Tin tức

Chữa gà bị sưng mắt có bọt nhanh chóng chỉ 1 tuần khỏi

Gà bị sưng mắt có bọt ảnh hưởng rất lớn tới sức khoẻ của gà cũng như tính thẩm mỹ. Nếu đó là chú gà đá chắc chắn sẽ khiến gà bị bất lợi trong những trận chiến. Vì thế các sư kê cần hết sức cẩn thận trong việc nuôi và chăm sóc gà. Nếu không may gà bị sủi mắt và có bọt trong đó thì cũng đừng nên lo lắng. Đọc bài viết này của Daga68 live để biết cách chữa trị và phục hồi nhé.

Gà bị sưng mắt
Nhận biết gà bị sưng mắt có bọt trắng trên mắt.

Triệu chứng gà bị sưng mắt có bọt

Gà bị sưng mắt triệu chứng của chúng. Nhằm phân biệt với các bệnh đau mắt khác của gà. Rồi sau đó mới tìm ra cách chữa trị phù hợp nhất.

Mới đầu khi bị bệnh thì chúng ta có thể nhận thấy gà bị sưng mắt. Mới đầu sưng 1 sau đó dần dần sẽ chuyển thành 2. Để lâu hơn nữa thì mắt gà nhắm tịt hoàn toàn và khiến gà chọi bị chảy nước mắt, sủi bọt màu trắng. Do là triệu chứng bên ngoài nên hoàn toàn có thể nhận biết được.

Ngoài ra, nếu gà bị giun, sán ký sinh trong mắt thì cũng khá nguy hiểm. Nên chú ý quan sát bên trong mắt của gà sẽ nhận ra nhanh chóng nhất.

Gà bị sủi bọt mắt là bệnh gì?

Có khá nhiều nguyên nhân khiến gà có thể bị sưng mắt có bọt mủ. Nhưng chúng ta tổng hợp lại 2 nguyên nhân chính mà rất hay gặp phải dưới đây.

Gà bị đau mắt do vi khuẩn, bụi, dị vật

Nguyên nhân đầu tiên đó chính là do vi khuẩn, bụi dị vật. Những trận đòn ác liệt có thể khiến vùng đầu, mặt của gà bị tổn thương. Dẫn tới chúng dễ bị ảnh hưởng sang mắt. Khiến chúng bị sưng và sủi bọt. Nguyên nhân ít gặp nữa đó là do bụi hoặc dị vật. Chúng vô tình rơi vào mắt của gà. Khiến mắt tự tiết ra nước để rửa trôi chúng mà chưa được.

Gà bị đau mắt sủi bọt mủ do giun sán

Nhưng con giun sán ký sinh trên mắt gà khiến chúng bị đau mắt. Về lâu về dài có thể ảnh hưởng trực tiếp tới thị giác của gà. Chúng có thể xuất hiện khi rơi trúng giun sán vào hoặc di chuyển trong cơ thể gà để lên mắt.

Cách chữa gà bị sưng mắt có bọt mủ nhanh khỏi

Gà bị bệnh sưng mắt có bọt mủ thì căn cứ vào nguyên nhân gây bệnh mà lựa chọn phương pháp điều trị hợp lý. Nếu là nguyên nhân do ngoại lực tác động thì sử dụng phương pháp khác. Còn nếu gà bị do giun sán thì chúng ta dùng phương pháp khác.

Do tác động bên ngoài

Khi đã nhận ra gà bị đau mắt do tác động bên ngoài thì các sư kê không nên quá lo lắng. Việc cần làm là tìm cách khắc phục vấn đề này. Chỉ cần sử dụng nước muối sinh lý của người để rửa sạch mắt gà và cả bên trong họng, mũi của gà. Rồi sau đó sử dụng thuốc mỡ TETRAXILIN của người để bôi vào trong mắt gà trong 2-3 ngày. Làm tuần tự như vậy sẽ vệ sinh được toàn bộ mắt, mũi miệng của gà hiệu quả. Đánh giá tốc độ hồi phục mà có các phương pháp khác nhau nữa.

Do giun sán ký sinh

Nếu do giun sán thì các sư kê cần tìm cách loại bỏ giun sán ra khỏi cơ thể của gà. Không nên dùng tay hoặc vật nào đó để tìm cách bắt chúng ra. Chúng ta cần sử dụng loại thuốc chuyên dụng để xử lý vấn đề này.

Trước tiên các sư kê cần tiến hành xổ giun sán định kỳ cho gà. Sau đó chúng ta dùng thuốc LEVAMISOLE tiêm theo liều lượng in trên bao bì của thuốc. Theo dõi tình trạng bệnh kỹ càng để biết cách tăng giảm liều lượng thuốc cho phù hợp.

Phòng chống gà bị sủi bọt mủ ở mắt như thế nào?

Phòng bệnh hơn chữa bệnh nên chúng ta cần biết cách phòng tránh cho gà. Nhằm giữ được thể trạng của gà một cách tốt nhất. Một số cách cần chú ý sau đây.

Giữ vệ sinh khu nuôi nhốt chăn thả

Vệ sinh kém khiến gà mắc nhiều bệnh khác nhau. Do vậy cần đảm bảo cho khu vực nuôi nhốt chăn thả luôn luôn sạch sẽ, thông thoáng. Vệ sinh hàng ngày hoặc hàng vài ngày 1 lần sẽ đảm bảo cho gà luôn khoẻ mạnh. Khu nuôi nhốt thông thoáng nhưng phải đảm bảo nhiệt độ ổn định. Tránh tình trạng nhiệt độ lúc quá nóng, quá lạnh ảnh hưởng tới gà.

Chế độ thức ăn hợp lý

Bổ xung các loại thức ăn giàu vitamin, khoáng chất cho gà song song với thức ăn thông thường. Những loại thức ăn tanh, rau củ quả sẽ là lựa chọn tốt nhất. Ngoài ra còn có thể sử dụng các loại thuốc, chất khoáng bổ xung bằng cách ăn hoặc uống, trộn lẫn vào thức ăn.

Tiêm phòng đầy đủ

Nhằm tránh gà bị sủi bọt mủ trắng ở mắt thì chúng ta cần nhớ lịch tiêm phòng đầy đủ bắt đầu tư khi là gà con. Như thế cơ thể gà khoẻ mạnh sản xuất ra những loại chất trong cơ thể gà. Tránh được những bệnh thông thường. Các loại vắc xin thuốc cần thiết như đậu, rubela… Cũng đừng quên tẩy giun sán định kỳ cho gà để đạt được hiệu quả nhé.

Chú ý theo dõi gà thường xuyên

Đối với người nuôi gà số lượng lớn hoặc nuôi gà chiến kê quý nên để ý thường xuyên. Từ các hành vi đi đứng hoặc các loại phân của chúng. Nhằm có thể nhận ra được những vấn đề trong quá trình nuôi nhốt.

Bệnh gà bị bệnh sưng mắt có bọt mủ là bệnh tương đối dễ chữa và dễ nhận biết. Tuy nhiên nếu để bệnh nặng thì càng khó khăn hơn. Lâu dài có thể ảnh hưởng trực tiếp tới thị lực của gà. Nếu nguy hiểm có thể gây mù mắt vĩnh viễn. Do vậy, cần phát hiện sớm và chữa một cách hiệu quả.

Chuyên mục
Kinh nghiệm nuôi gà Tin tức

5 lý do gà chọi ăn nhiều nhưng vẫn gầy không phải ai cũng biết

Gà chọi ăn nhiều nhưng vẫn gầy khiến các chủ kê lo lắng. Về lâu về dài có thể ảnh hưởng tới thể chất của gà. Khiến cho gà không được sung mãn trong những trận chiến. Không hấp thu được hết các dưỡng chất trong thức ăn khiến chủ nhân mất công mà thêm phần lo lắng. Vậy nguyên nhân nào khiến gà chọi ăn khoẻ nhưng không tăng cân? Hãy lắng nghe những chia sẻ của Daga68 live nhé!

Gà chọi ăn nhiều vẫn gầy
Gà có vấn đề về tiêu hóa như ăn không tiêu hoặc đi phân lỏng cũng là 1 khả năng khiến gà chọi ăn nhiều vẫn gầy.

Nguyên nhân gà chọi ăn nhiều nhưng vẫn gầy là gì?

Gà chọi ăn nhiều vẫn gầy có rất nhiều nguyên nhân, yếu tố ảnh hưởng tới chế độ ăn của gà cũng như sự hấp thụ của chúng. Nguyên nhân có thể đến từ yếu tố bên ngoài hoặc bản thân nội tại của gà. Để xác định được nguyên nhân đòi hỏi chủ nhân phải theo dõi thường xuyên để đánh giá.

Gà có vấn đề về tiêu hoá

Nguyên nhân đầu tiên dẫn tới tình trạng gà chọi gầy còm mặc dù ăn nhiều đó có thể là gà chọi ăn không tiêu. Thức ăn được nạp vào cơ thể gà nhưng không được xử lý và chuyển hoá thành chất dinh dưỡng. Dẫn tới gà chọi bị gầy còm khi nuôi. Mặc dù ăn rất nhiều nhưng không hấp thụ được hết gây lãng phí thức ăn và ảnh hưởng tới gà.

Nhận biết gà chọi ăn không tiêu có nhiều cách. Ví dụ như sờ vào diều của gà thấy diều to trong thời gian dài. Bóp nhẹ thấy vón cục hoặc nhiều biểu hiện khác. Đọc thêm về GÀ CHỌI ĂN KHÔNG TIÊU để biết thêm chi tiết nhé.

Ngoài ra những bệnh đường ruột của gà như tiêu chảy hoặc đi phân lỏng cũng là một lý do mà chủ nhân cần để ý.

Gà chọi chưa tẩy giun, sán

Cũng giống như con người thì trong cơ thể gà cũng có nhiều loại giun sán ký sinh. Với số lượng lớn chúng có thể hút hết các chất dinh dưỡng nuôi dưỡng gà. Về lâu dài có thể ảnh hưởng tới hệ tiêu hoá và tuổi thọ của gà. Vì thế đó cũng có thể là lý do gà chọi ăn nhiều nhưng vẫn gầy.

Xác định được gà chọi bị nhiêm giun không khó. Nếu chú ý quan sát phân của chúng nếu có các con sán trắng thì cần ngay lập tức tẩy giun cho gà bằng các loại thuốc chuyên dụng nhé.

Chế độ ăn, thức ăn không đúng

Việc áp dụng chế độ ăn chưa đúng cũng có thể dẫn tới tình trạng gà gầy. Ví dụ như cho ăn quá nhiều 1 loại thức ăn không đủ dưỡng chất hoặc thức ăn có vấn đề. Giống như con người ăn rất nhiều khoai sắn trước đây nhưng đều không béo được. Không bổ xung các loại thức ăn có dưỡng chất cho gà sẽ rất khó để gà có thể béo tốt.

Vì thế chủ nhân nên thay đổi nhiều loại thức ăn và theo dõi thay đổi từ gà. Áp dụng trong khoảng 1 thời gian như 1-2 tuần và đánh giá kết quả. Có thể bổ xung thêm các loại vitamin, chất sơ, chất tanh tới từ thịt, rau, trứng…

Gà chọi đang bị ốm

Gà chọi có những bệnh âm ỉ lâu ngày không bộc phát và biểu hiện ra bên ngoài. Dẫn tới việc chủ nhân không hề hay biết. Bề ngoài gà vẫn bình thường nhưng có thể ăn nhiều mà không tăng cân. Chỉ tới khi có biểu hiện thì chủ nhân mới nhận ra. Khi đó việc chữa trị cũng khó khăn hơn rất nhiều.

Chú ý theo dõi nhiều hơn tới gà nếu là gà quý, gà yêu thích. Từng thay đổi nhỏ nhất về lông, sắc mặt, hoạt bát, phân gà…để nắm bắt rõ hơn tình trạng của gà. Từ đó đưa ra được hướng xử lý.

Khắc phục tình trạng gà ăn nhiều nhưng vẫn gầy như thế nào?

Khi đã tìm ra được nguyên nhân thì việc khắc phục tình trạng này không quá khó. Hãy áp dụng những cách dưới đây để giúp gà chọi tăng cân hơn, hạn chế bị suy dinh dưỡng.

Cho ăn thức ăn đa dạng

Không quá tập trung vào từng loại thức ăn mà có thể thay đổi thường xuyên. Nhằm tìm ra được chế độ thức ăn phù hợp nhất. Chú ý theo dõi thay đổi của từng loại thức ăn cho gà để đánh giá. Không phải cứ cho ăn nhiều thịt , cá đồ tanh là đủ. Mà cần bổ xung các loại vitamin, chất sơ, chất dinh dưỡng. Tất cả tuỳ thuộc tình trạng gà, mùa trong năm và mục đích của chủ nhân.

Tẩy giun sán cho gà thường xuyên

Định kỳ xổ giun cho gà khoảng từ 1 năm tới 2-4 lần. Nhằm loại bỏ hoàn toàn giun sán ký sinh trong cơ thể gà. Đảm bảo các chất dinh dưỡng được hấp thu một cách hoàn toàn cho gà phát triển.

Thay đổi môi trường sống

Môi trường sống của gà cần đảm bảo thông thoáng nhưng cần nhiệt độ ổn định. Không được quá lạnh, quá nóng hoặc quá ẩm ướt. Như vậy gà mới có thể đạt được tình trạng tốt nhất. Thường xuyên cho gà tắm nắng, tắm cát để đảm bảo gà phát triển.

Chế độ tập luyện hợp lý

Nếu là gà chọi chiến thì cũng cần chế độ tập luyện hợp lý. Những trận vần hơi, vần đòn cần thực hiện khoa học định kỳ theo sức khoẻ gà. Không nên tập thường xuyên mà có sự giãn cách để gà có thể nghỉ ngơi thư giãn. Nhằm đảm bảo thể trạng tốt nhất cho gà phát triển.