Gà bị hen khẹc khiến cho gà khó thở gây ảnh hưởng tới hô hấp của gà. Trong cổ họng gà lúc nào cũng trong tình trạng có đờm, khò khè khó thở. Về lâu về dài có thể khiến gà bị tổn lực, hao lực và không thể hoạt động bình thường. Vậy các chủ gà phải làm sao khi gà bị hen khò khè? Bài viết này Daga68 live sẽ giúp giải quyết vấn đề gà bị lên đờm do hen nhé.
Gà bị hen khẹc là bệnh gì?
Gà bị hen khẹc là bệnh lý thường hay gặp ở gà nuôi hiện nay. Đây là một loại bệnh liên quan tới đường hô hấp trên gà do virut Mycoplasma gallicepticum gây nên. Chúng gây ra khó chịu cho gà khi đờm xuất hiện trong miệng và trong họng của gà. Đờm gây ra cảm giác vướng víu khó chịu trong cổ họng khiến gà luôn trong trạng thái khò khè và vảy mỏ. Ngoài ra, đờm cũng giảm không gian trong cổ họng của gà gây hô hấp khó khăn, khó thở.
Triệu trứng gà bị hen khẹc khò khè
Cũng giống như nhiều trường hợp bệnh hô hấp khác trên gà. Các chủ gà có thể dễ dàng nhận biế được gà của mình bị hen khẹc, khò khè khó thở bằng các triệu chứng bên ngoài.
Gà khó thở
Những con gà bị hen cũng giống như người khi khó khăn trong việc hô hấp. Các chất đờm chất đầy trong cổ họng khiến cho không khí khó có thể đi qua vào phổi được. Khi đó nhận biết gà bị hen bằng việc thở rất mạnh và khó khăn.
Gà bị khò khè
Nếu lắng nghe kỹ tiếng gà thở ra hít vào thì có nghe tiếng khò khè trong miệng hoặc cổ họng gà. Chúng chính là âm thanh không khí chui qua các chất đờm, nhầy gây ra. Nếu như tiếng khò khè này càng rõ tức là của chúng ta đã bị hen càng nặng.
Gà vẩy mỏ
Một triệu chứng nữa có thể nhận biết gà bị ho hen khẹc đó là hành động vẩy mỏ của chúng. Hành động này xuất phát từ việc ngứa, rát buồn trong cổ họng do đờm. Chính vì thế khi chúng vẩy mỏ là để loại bỏ những chất đờm này trong cổ họng.
Nguyên nhân gà bị hen ngáp khẹc
Có khá nhiều nguyên nhân dẫn tới việc gà chọi bị hen hoặc khò khè khó thở. Nhưng nguyên nhân chính vẫn là do thể chất của gà và môi trường xung quanh.
Thể chất sức khoẻ gà kém
Một phần nguyên nhân khiến những con gà chiến, gà chọi bị hen khẹc khò khè là do thể chất của gà. Khi thể chất gà yếu sẽ dẫn tới cơ thể chúng dễ bị nhiễm các bệnh liên quan tới hô hấp. Ngoài ra, chúng còn có thể dễ mắc các bệnh truyền nhiễm khác phổ biến trên gia cầm.
Chuồng trại kém vệ sinh
Môi trường xung quanh của gà cũng là yếu tố mà các chủ nuôi cần quan tâm. Khi điều kiện vệ sinh kém dẫn tới việc sinh ra các vi khuẩn, nấm mốc độc hại. Chúng làm cho gà không thể chống chọi được với các loại vi khuẩn này. Xâm nhập qua đường hô hấp hoặc ăn uống khiến gà bị nhiễm hen. Từ từ sẽ dẫn tới sinh ra đờm và khó thở.
Nuôi nhốt ở nơi thoáng gió
Việc nuôi nhốt ở nơi thoáng gió dẫn tới nhiệt độ bị thay đổi đột ngột. Khiến cho gà không thể thích nghi được với sự thay đổi này. Và hệ hô hấp yếu kém sức đề kháng. Dẫn tới bị ho hen và khò khè khó thở.
Bị lây từ con gà bị bệnh khác
Đàn gà nuôi có thể nhanh chóng bị lây nhiễm hen cho nhau khi tiếp xúc với cá thể bị bệnh hoặc các chất thải của chúng. Đây là một bệnh lây truyền khá nhanh nên cần phải cẩn thận khi phát hiện cá thể gà có triệu chứng bị bệnh.
Gà bị hen khẹc cho uống thuốc gì?
Khi gà đã có những triệu chứng của bệnh hen, khó thở thì việc chữa trị sẽ gặp khó khăn hơn. Khi đó có thể kết hợp thay đổi chế độ ăn uống, điều kiện sinh hoạt và bổ xung thuốc kháng sinh cần thiết. Nên nhớ rằng không có một loại thuốc nào có thể trị dứt điểm gà bị hen khẹc. Quá trình chữa khỏi cần một thời gian dài kết hợp với các chất kháng sinh, thể trạng và những điều kiện bên trên.
Có thể kết hợp kháng sinh và các loại thuốc kháng khuẩn cho gà. Pha trộn trực tiếp vào nước uống hoặc đồ ăn của gà trong vòng từ 5-7 ngày và theo dõi. Một số loại kháng sinh và thuốc đặc trị có thể kết hợp theo bộ với nhau như:
- Dùng kháng sinh CRD-Pharm hoặc Corymax-pharm, D.T.C Vit pha trực tiếp vào nước uống để gà chọi uống thường xuyên. Tùy từng loại thuốc mà liều lượng pha trên từng lít nước khác nhau. Nếu gà có triệu chứng hen nữa thì có thể sử dụng kèm thuốc Phartigum B (giảm sốt) hoặc Phar-pulmovet ( dễ thở)
- Ngoài cách pha trực tiếp vào đồ uống có thể kết hợp nhỏ mắt hoặc tiêm trực tiếp vào bắp. Tùy số lượng hoặc trọng lượng gà mà lựa chọn cách phù hợp nhất.
Trên đây là một số loại thuốc hen cho gà mà các sư kê có thể sử dụng cho gà của mình. Chú ý theo dõi cách sử dụng từ 1 tuần cho tới 2 tuần. Từ đó đưa ra phương án chữa trị, bồi bổ phù hợp nhất.
Chữa hen khẹc cho gà bằng tỏi
Ngoài các loại thuốc chữa hen cho gà bên trên mà chúng tôi đã giới thiệu. Các bạn có thể áp dụng thêm 1 phương pháp dân gian khác đó chính là sử dụng tỏi. Dùng tỏi chữa hen cho gà là 1 cách mà nhiều người sử dụng. Cách này khá đơn giản mà không quá tốn nhiều chi phí. Sử dụng nhánh tỏi đã đập dập nhét thẳng vào diều của gà. Hoặc có thể sử dụng nước ép tỏi cho uống hàng ngày.
Chữa hen cho gà bằng tỏi không những hiệu quả mà có thể ngăn ngừa chứng bệnh gà ăn không tiêu. Đây là phương thức miễn phí, an toàn và đảm bảo sức khỏe cho gà tốt hơn là dùng kháng sinh.
Phòng ngưa bệnh hen cho gà như nào?
Phòng bệnh hơn chữa bệnh nên việc phòng bệnh hen khẹc gà là việc cần phải làm trước tiên. Đối với những người nuôi gà thịt số lượng lớn thì điều này cần đặc biệt chú ý.
Nhỏ vắc xin từ nhỏ
Đối với những con gà con thì việc nhỏ vắc xin từ nhỏ là đặc biệt quan trọng. Chúng giúp gà sinh ra các kháng thể cần thiết để chống chọi với bệnh hen gà. Ngoài ra còn cần sử dụng thêm các vắc xin cúm gia cầm, newcaster hoặc đậu.
Nâng cao thể chất cho gà
Những con gà chọi khỏe mạnh sẽ giúp chống chọi với các mầm bệnh. Đặc biệt là những bệnh lây truyền tốc độ cao như bệnh hen gà này. Vì thế, nâng cao thể chất cho gà bằng cách bổ xung thức ăn đảm bảo, nguồn nước sạch. Hơn nữa kết hợp thêm các vitamin và chất điện giải cần thiết trong suốt quá trình nuôi nhốt, chăn thả.
Đảm bảo chuồng trại sạch sẽ
Luôn cần đảm bảo chuồng trại sạch sẽ để loại trừ được các mầm bệnh có thể lây truyền. Tiến hành vệ sinh, khử trùng chuồng trại thường xuyên. Loại bỏ các loại phân gà ra xa khỏi khu nuôi nhốt. Đặc biệt chuồng nuôi phải thoáng gió và đảm bảo đủ nhiệt độ.
Cách ly những cá thể gà đã nhiễm bệnh
Khi phát hiện 1 cá thể gà bị hen khẹc hãy nhanh chóng tiến hành cách ly chúng ra khỏi đàn gà. Như vậy sẽ tránh việc lây nhiễm cũng như giúp quá trình chữa gà bị hen bằng thuốc tây dễ hơn rất nhiều.
Chữa hen cho gà bằng thuốc nhanh hay chậm?
Hen gà là một bệnh cần xử lý và chữa kéo dài. Kết hợp thêm việc đảm bảo điều kiện chăn nuôi ăn uống. Không nên dục tốc bất đạt bằng cách tăng thêm liều lượng thuốc. Có thể gây nguy hại cho cơ thể gà.