Chuyên mục
Kinh nghiệm nuôi gà

Bệnh Hen Gà – CRD – Cách Điều Trị và Phòng Ngừa Hiệu Quả

Bệnh hen gà còn có tên gọi là CRD, đây là bệnh hô hấp mãn tính trên gà. Nguyên nhân bệnh này là do vi khuẩn có tên là Mycoplasma gallisepticum. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về bệnh hen gà – CRD này và cách điều trị, phòng ngừa hiệu quả cho đàn gà nhé!

1. Bệnh hen gà – CRD

Bệnh CRD hay bệnh hen gà là tên gọi của bệnh hô hấp mãn tính. CRD là từ viết tắt của tên Chronic Respiratory Disease. Bệnh này do vi khuẩn gây ra có tên là Mycoplasma gallisepticum. Khi vi khuẩn này nhiễm vào cơ thể gà sẽ gây nên khó thở, thở khò khè. Bệnh này làm cho đề kháng của gà bị giảm, tạo điều kiện để các vi khuẩn khác có thể tấn công cơ thể gia cầm, gây nên các bệnh kế phát.

Bệnh hen gà – CRD do vi khuẩn Mycoplasma gallisepticum gây ra
Bệnh hen gà – CRD do vi khuẩn Mycoplasma gallisepticum gây ra

2. Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân gây nên bệnh hen gà là do vi khuẩn có tên Mycoplasma gallisepticum. Vi khuẩn này tồn tại trong cơ thể gà và khi gà hay gia cầm bị các tác nhân gây stress tác động như sự thay đổi đột ngột của thời tiết, sức đề kháng kém. Thì chúng sẽ tán công và gây ra bệnh CRD trên gà.

Vi khuẩn này có thể sống từ 1-3 ngày sau khi ra khỏi cơ thể vật chủ. Trong dịch nhầy thì vi khuẩn gây bệnh hen gà này có thể sống được từ 4-5 ngày. Còn nếu sống trong lòng trắng của trứng sẽ lên đến 18 ngày.

3. Cách lây truyền bệnh hen gà

Bệnh hen gà này chủ yếu sẽ xuất hiện ở gà từ 2-12 tuần tuổi và những gà mái chuẩn bị đẻ trứng. Những vi khuẩn gây bệnh này sẽ phát triển mạnh ở thời tiết có độ ẩm không khí cao. Các gia cầm có thể mắc căn bệnh này là gà, vịt, chim, ngỗng,…

Bệnh này có thể lây truyền theo đường dọc là từ gà bố mẹ sang gà con qua trứng. Đây là con đường lây lan bệnh nguy hiểm nhất là với các trại chuyên cung cấp giống gà và trường đá gà Thomo.

Bệnh này có thể truyền qua các dụng cụ chăn nuôi, công nhân, sự tiếp xúc giữa gà bị bệnh với gà không bị bệnh,… Đặc biệt, trong các môi trường mà ẩm thấp, có nhiều NH3, H2S, khí độc, bụi độc từ phân, chất độn trường sẽ làm nguy cơ mắc bệnh của gia cầm tăng cao. Khi có sự thay đổi thời tiết đột ngột, hay sự chăm sóc và chế độ dinh dưỡng thay đổi, bệnh kết khác thì bệnh này sẽ phát.

Bệnh này sẽ thường phát cùng một số bệnh như viêm thanh khí quản truyền nhiễm, viêm phế quản truyền nhiễm,…

Gia cầm mắc bệnh hen gà thì có tỷ lệ chết thấp, nhưng lớn chậm, giảm khối lượng. Khi khỏi bệnh thể trạng ban đầu sẽ khó phục hồi. Gà đẻ sẽ có sản lượng trứng giảm từ 10-40%.

4. Triệu chứng bệnh

Để nhận biết bệnh này sớm, bà con có thể nhận biết qua các triệu chứng sau đây:

Triệu chứng bệnh hen gà
Triệu chứng bệnh hen gà
  • Giai đoạn đầu thì gà sẽ hay vẩy mỏ, sưng mắt, mắt nhắm và thỉnh thoảng trong đàn sẽ xuất hiện các tiếng ho “tóoc” đặc trưng. Sau khoảng 21 giờ tối thì sẽ nghe thấy tiếng “tóoc” nhiều hơn.
  • Giai đạo hai khi gà bị bệnh hen gà thì sẽ có mũi bị viêm xoang, viêm kết mạc khiến gà nhiễm bệnh khó thở, mắt nhắm, giảm ăn, giảm đẻ, cùng đó khối lượng gà cũng giảm.
  • Gà hay bị hen khẹc, thở khò khè
  • Gà trống với gà mái trong đàn cùng bị nhiễm thì gà trống có triệu chứng nặng hơn.
  • Gà đẻ thì có tỷ lệ đẻ trứng giảm, tỷ lệ trứng nở thấp do phôi bị nghẹt đường hô hấp.
  • Chất lượng trứng đẻ ra giảm rõ rệt: Xỉn màu, vỏ xù xì, đôi khi trứng còn bị méo mó.

5. Bệnh tích của hen gà

Bệnh hen gà CRD chủ yếu tập trung ở đường hô hấp của gia cầm.

Bệnh này khi mổ gà mắc bệnh sẽ có các dấu hiệu là:

  • Đường hô hấp bên trên có hiện tượng viêm tích dịch, xoang mũi của gà bị bệnh có nhiều dịch nhầy, đặc.
  • Thanh quản xuất huyết, khí quản, phế quản xuất huyết có kèm bọt khí. Những trường hợp gà bị nặng hơn có thể thấy cục Casein màu vàng nhạt tại đây. Phổi gà có hiện tượng viêm, cắt ngang phổi thấy chứa dịch, túi khí mờ đục và có bọt khí.

6. Phòng hen gà CRD

Để phòng bệnh hen gà CRD, bà con chăn nuôi cần xây dựng nên hàng rào sinh học, vệ sinh chuồng trại thường xuyên, sạch sẽ. Đảm bảo gà cùng vào cùng ra là điều cực kỳ quan trọng trong việc phòng bệnh hen gà.

Cùng đó, nên xây dựng chuồng gà ấm vào mùa đông, mùa hè mát mẻ, mật độ nuôi gà phù hợp theo từng độ tuổi và kích thước của gà.

Nên sử dụng men rắc chuồng cùng chất động chuồng để hạn chế khí độc từ sự phân hủy của phân gà gây ra.

Nên sử dụng men rắc chuồng cùng chất động chuồng để phòng bệnh hen gà
Nên sử dụng men rắc chuồng cùng chất động chuồng để phòng bệnh hen gà

Hiện nay, bệnh hen gà CRD đã có nhiều vacxin phòng bệnh này hiệu quả. Do đó, bà con nên dùng vacxin để phòng ngừa ngay từ đầu là an toàn, giá thành rẻ tiền và hiệu quả nhé!

Đối với gà nuôi chuyên lấy thịt thì bà con nên phòng một liều duy nhất vào khoảng 4-5 tuần tuổi. Còn với gà đẻ trứng thì hiện có nhiều loại khác nhau để phòng bệnh này, đặc điểm chung của những loại thuốc phòng này là không tiêm khi gà nhỏ hơn 4 tuần tuổi.

Tùy thuộc vào từng loại vacxin như dùng tiêm, uống, nhỏ mắt,… mà thời gian dùng nhắc lại cũng khác nhau. Mỗi loại vacxin phòng bệnh hen gà đều sẽ được nhà sản xuất hướng dẫn cách dùng, độ tuổi gà và liều lượng phù hợp, bà con có thể theo đó sử dụng.

Tiêm phòng bệnh hen gà cho gà
Tiêm phòng bệnh hen gà cho gà

7. Điều trị bệnh hen gà CRD

Bà con chăn nuôi cần chuẩn đoán đúng bệnh để có thể điều trị thích hợp và hiệu quả.

Với trường hợp gà mắc bệnh hen gà CRD, cần thực hiện:

  • Nên thực hiện kiểm tra, sau đó loại bỏ các yếu tố gây nên stress cho gà như là chất độn chuồng, nước, thức ăn không bảo đảm,…
  • Hạ sốt, long đờm cho gà bằng các loại thuốc có chứa thành phần là Vitamin C, Bromhexin,… Người chăn nuôi hãy cho gà uống nước tự do, giảm mật độ chăn nuôi trong chuồng.
  • Sử dụng thuốc kháng sinh Doxycyclin, Tylosin để điều trị bệnh hen gà CRD, nhưng cần lưu ý là hai loại này không dùng cho gà để vì có thể giảm sản lượng trứng gà. Hoặc cũng có thể sử dụng thuốc có thành phần là Tilmicosin phosphate để điều trị bệnh CRD này.

8. Lời kết

Trên đây là những triệu chứng và cách phòng ngừa, điều trị hiệu quả bệnh hen gà CRD. Bà con nên tham khảo và chuẩn bị phòng ngừa sớm cho đàn gà mình. Bà con cần chủ động để tránh việc đàn gà bị bệnh mà không kịp chữa trị, nên chủ động quan sát gà, khi gà có biểu hiện lạ liền chú ý theo dõi và nhớ tách gà riêng để tránh lây nhiễm ra cả đàn.

Ngoài ra, bà con chăn nuôi có thể đến Traiga.vn để tìm hiểu thêm các loại bệnh khác cho gà và cách phòng ngừa, điều trị để chuẩn bị sớm cho đàn gà của mình. Tránh tình trạng gà bị bệnh cả đàn mới phát hiện thì khi đó muốn chữa cũng sẽ tốn nhiều chi phí và khó hết. Chúc bà con có một mùa chăn nuôi bội thu.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *