Gà ủ rũ kém ăn khiến cho cơ thể gà không thể phát triển bình thường. Nếu không được cách trị bệnh gà ủ rũ và nhanh chóng xử lý có thể gà gặp vấn đề về phát triển. Nặng hơn sẽ khiến gà con bị chết và lây lan ra những cá thể khác trong đàn. Hơn nữa căn bệnh gà ủ rũ xệ cánh kém ăn còn có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Vì thế tối quan trọng chính là nhanh chóng nhận biết nguyên nhân gây bệnh và tiến hành chữa trị, cách ly cá thể gà đó.
Nguyên nhân gà bị bệnh ủ rũ kém ăn xệ cánh là gì?
Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh gà ủ rũ kém ăn. Tuy nhiên nguyên nhân chính có thể là bệnh gà rù hay còn gọi là bệnh Newcaster. Căn bệnh này rất phổ biến trên gà đối với cả gà con và gà trưởng thành.
Xem thêm bệnh gà rù trên wiki tại đây!
Ngoài ra cũng có thể do nhiều nguyên nhân khác nữa như gà bị ốm, bị rét, tiêu chảy, phân trắng, dính phân ở lông đuôi…. Tuy nhiên dù là nguyên nhân nào thì cũng phải ngay lập tức cách ly gà bệnh da khỏi đàn nuôi. Nhằm tránh việc chúng có thể lây lan ra những cá thể khác ở trong đàn.
Triệu chứng bệnh gà ủ rũ kém ăn ở gà như thế nào?
Nếu bạn nghi ngờ gà của mình bị bệnh gà ủ rũ xù lông kém ăn thì dưới đây là những triệu chứng. Căn cứ vào triệu chứng và so sánh với gà của mình để nhanh chóng nhận ra cá thể nhiễm bệnh.
Gà ủ rũ xù lông xệ cánh
Đây là triệu chứng dễ nhận biết ở gà con và gà trưởng thành. Gà thường xù lông xệ cánh và đứng yên 1 chỗ với vẻ mặt buồn bã, mệt mỏi. Toàn bộ hệ thống lông của chúng không còn mượt mà nữa mà được xù lên để bảo vệ cơ thể của gà. Khiến cho cảm tưởng chúng là 1 con gà với khối lông bồng bềnh rõ ràng. 2 cánh của gà có thể xệ xuống khi gà không còn sức để giữ chúng áp sát vào thân.
Gà kém ăn
Khi gà bị bệnh ủ rũ thì hầu như tất cả các cơ quan trong cơ thể bị ảnh hưởng. Khiến cho chúng kém ăn hoặc hầu như không ăn. Thức ăn đã được nạp vào trước đó có dấu hiệu không tiêu hóa được. Nếu sờ vào diều có cảm giác chúng vẫn đầy đặn, chướng diều và phình to lên.
Gà hoạt động chậm chạp
Giai đoạn đầu khi gà ủ rũ thì hoạt động khá chậm chạp và không còn linh hoạt như lúc đầu nữa. Sau đó khi bệnh tiến triển nặng hơn thì hầu như chúng không còn di chuyển nữa mà hầu như đứng yên. Thậm chí nếu có động vật, người đi gần vào chúng cũng không thể hoạt động chạy nữa.
Gà co giật
Đối với gà bị bệnh ủ rũ do bệnh Newcaster có thể khiến gà co giật, đi đứng không vững và mổ trượt thức ăn.
Phân gà loãng màu trắng xanh
Quan sát phân gà của cá thể gà ủ rũ chúng ta có thể thấy đa số là các dịch loãng kèm 2 màu xanh trắng. Kết hợp với những triệu chứng bên trên thì có thể kết luận gà bị bệnh ủ rũ hoặc còn gọi là bệnh tả, bệnh toi, bệnh Newcaster.
Gà bị bệnh ủ rũ có nguy hiểm hay không?
Như đã nói ở trên thì có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới gà ủ rũ kém ăn xù lông. Vì thế phải xác định nguyên nhân gây bệnh mới biết được nguy hiểm hay không? Nếu xác định đúng là bệnh Newcaster, gà toi, gà rù thì chúng sẽ đặc biệt nguy hiểm cho gà và cả đàn gà.
- Tỉ lệ chết khi gà ủ rũ kém ăn do Newcaster khá cao khi lên tới 40-80% hoặc hơn.
- Tỉ lệ lây lan nhanh chóng khi có thể lây lan ra toàn bộ cá thể trong đàn chỉ trong vài ngày.
- Thời gian bệnh tiến triển nhanh chóng khi có thể gây tử vong trong khoảng từ 1-4 ngày.v
Cách trị bệnh gà ủ rũ kém ăn xù lông như thế nào?
Sau khi đã xác định rõ được nguyên nhân gây bệnh gà ủ rũ thì chúng ta tiến hành tìm cách trị bệnh này. Nên nhớ rằng nếu gà ủ rũ do bệnh Newcaster thì cần xử lý thật nhanh gọn để tránh có thể lây lan ra cả đàn nhé.
Gà ủ rũ khô chân do khuẩn E.Coli
Với dạng bệnh này thì đơn giản hơn khi không quá nguy hiểm. Chỉ cần kết hợp 1 vài loại thuốc là có thể xử lý dứt điểm được.
Dùng kháng sinh
- Trước hết cần dùng thuốc kháng sinh để tăng thêm sức đề kháng cho gà. Những loại thuốc kháng sinh được lựa chọn là loại Florfenicol 4% hoặc Trimothoprim + Sulphamethoxazol.
- Trộn trực tiếp vào thức ăn và nước uống của gà. Tùy số lượng cá thể gà nhiễm bệnh mà pha với tỉ lệ phù hợp. Những hướng dẫn sử dụng này đều được nhà sản xuất ghi rõ trên bao bì.
- Nếu gà quá yếu không thể tự uống hoặc ăn được thì chúng ta có thể pha với nước hoặc thức ăn nhét trực tiếp vào miệng gà.
Dùng kháng thể E.Coli
- Khuẩn E.Coli là nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh nên ngoài việc kết hợp kháng sinh thì sử dụng kháng thể E.Coli là hợp lý. Áp dụng cho cả đàn gà những cá thể đã nhiễm bệnh và chưa nhiễm bệnh. Chúng ta nên cho gà chưa nhiễm bệnh uống trước sau đó tới gà ủ rũ kém ăn đã nhiễm bệnh. Việc này đề phòng những mầm bệnh có thể lây lan từ gà đã bị bệnh sang gà khỏe mạnh.
- Sử dụng kháng thể E.Coli với liều lượng 2 lần/ngày và áp dụng liên tiếp trong 3 ngày. Chúng ta nên cho chúng uống kháng thể vào sáng và tối. Đây là 2 mốc thời gian mát mẻ nhất trong ngày và không ảnh hưởng tới hoạt động của gà.
Chất điện giải vitamin
- Nâng cao đề kháng sức khỏe cho gà bằng cách bổ xung các loại chất điện giải. Đây là việc nên làm ngay cả khi gà nhiễm bệnh. Vào những ngày nắng nóng thì việc cung cấp điện giải, vitamin cho gà sẽ giúp gà khỏe hơn.
- Sử dụng Gluco-C và các vitamin ADE và sử dụng trong 2 tuần liên tiếp. Như vậy chúng ta có thể giúp gà khỏe hơn một cách khá dễ dàng.
Thuốc trị khò khè, khó thở
Nếu gà xuất hiện thêm triệu chứng khô chân kèm khò khè khó thở hoặc ăn không tiêu thì chúng ta sẽ xử lý như sau.
- Sử dụng thuốc đặc trị hen xuyễn trên gia cầm gà vịt như Bromhexin.
- Bổ xung thêm men tiêu hóa cho gà để thúc đẩy quá trình tiêu hóa thức ăn. Tránh tình trạng gà ủ rũ chướng diều, ăn không tiêu.
- Bổ xung thêm khoáng chất Premix, Vitamin B – Complex vào khẩu phần ăn hằng ngày.
Gà ủ rũ kém ăn do Newcaster
Nếu xác định được bệnh gà ủ rũ kém ăn do gà rù, gà toi…thì hết sức nguy hiểm. Trước tiên cần nhanh chóng cách ly cá thể gà đó trước khi nghĩ tới việc chữa trị cho chúng. Nếu chậm có thể khiến cả đàn nhiễm bệnh và tử vong nhanh chóng.
Trước đây chúng ta tiêm vắc xin Newcaster vào cá thể gà chưa nhiễm bệnh. Nhưng cách này khá hên xui khi tỉ lệ chết cũng vẫn còn khá cao. Giờ đây chúng ta có thể áp dụng những cách xử lý theo từng triệu chứng cụ thể.
Tiêm vắc-xin
Sử dụng vaccine Medivac Clone 45 tiêm dưới da cổ theo liều lượng chỉ định. Nếu không tiêm được thì chúng ta cũng có thể cho gà chưa bị nhiễm bệnh uống với liều lượng gấp 1,5 -2 lần so với tiêm.
Điều trị triệu chứng
Tùy theo từng triệu chứng của gà mà chúng ta tiến hành xử lý gà ủ rũ kém ăn do Newcaster nhé.
- Hạ sốt: khi gà sốt cao thì chúng ta tìm cách giảm sốt, hạ nhiệt độ cơ thể gà tránh hiện tượng co giật. Sử dụng PARADISE liều 1g/1 lít nước cho tới khi hết sốt.
- Long đờm nếu thấy gà hô hấp khó khăn, khò khè thì sử dụng thuốc long đờm để loại bỏ. Sử dụng BROMECIN liều 1g/2 lít nước cho tới khi đạt hiệu quả.
- Giải độc sử dụng thuốc Lesthionin – V liều 1ml/1lít nước cho gà uống liên tục.
Kháng sinh
Sản sinh ra những chất ức chế tế bào gây bệnh. Từ đó giảm hiệu quả những triệu chứng cần thiết. Ngoài ra chúng cũng có tác dụng trong việc giảm đau, hạ sốt cho gà.
- Kháng sinh DOXYCLINE 150 với liều 1g/15kg. Sử dụng liên tục trong khoảng từ 3-5 ngày.
- Kháng sinh MOXCOLIS liều 1g/2 lít nước uống/ngày. Sử dụng liên tục trong khoảng từ 3-5 ngày.
Tăng sức đề kháng
Sau khi đã điều trị được các triệu chứng ra bên ngoài thì chúng ta cũng cần tăng cường sức đề kháng cho cơ thể gà. Sử dụng các loại thuốc tăng cường điện giải pha với nước và thức ăn để gà khỏe mạnh hơn.
Phòng bệnh gà ủ rũ kém ăn chướng diều như thế nào?
Phòng bệnh hơn chữa bệnh nên đừng để tới khi gà bị bệnh rồi mới quay ra phòng hoặc tìm cách chữa. Hãy đảm bảo những điều kiện chăn nuôi sạch sẽ, thông thoáng, an toàn cho gà, gia cầm phát triển tốt.
Phát hiện bệnh sớm
Triệu chứng gà ủ rũ có khá nhiều nguyên nhân. Có thể do gà tụ huyết trùng, gumboro, khuẩn E.Coli hoặc Newcaster. Vì thế mà luôn theo dõi tình trạng gà và phát hiện ra bệnh một cách nhanh nhất, sớm nhất. Từ đó nhận định được bệnh là do nguyên nhân gì và tìm cách xử lý cụ thể.
Cách ly thật nhanh cá thể nhiễm bệnh
Muốn tìm cách trị gà con ủ rũ hiệu quả thì hãy nhanh chóng cách ly cá thể bị bệnh. Cho dù nguyên nhân gì đi nữa chúng cũng cần cách ly để xử lý và tránh lây nhiễm. Với các bệnh tụ huyết trùng ở gà hoặc Newcaster có tỉ lệ chết khá cao nên càng cách ly sớm càng tốt.
Tiêm vaccine
Vắc xin là cách tốt nhất để gà không bị các bệnh thường gặp. Đặc biệt là các bệnh tụ huyết trùng, newcaster hoặc bệnh gà ủ rũ, gà rù. Hãy nắm rõ lịch tiêm phòng cho gà để đảm bảo cho gà những kháng thể cơ bản để phòng bệnh.
Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ
Loại bỏ những mầm bệnh có thể phát sinh bằng cách loại bỏ các chất thải từ gà. Đặc biệt là phân với lông. Đây là 2 nguồn ẩn chứa nhiều loại vi khuẩn gây bệnh nhiều nhất trên gà, gia cầm. Vệ sinh định kỳ theo từng ngày hoặc 2-3 ngày/lần. Những chất này nên được đóng bao kín sau đó phủ vôi bột để đảm bảo.
Chuồng trại thông thoáng
Đảm bảo không khí luôn được luân chuyển một cách hợp lý. Chuồng trại thông thoáng sẽ giúp nhiệt độ ổn định giúp gà sinh trưởng tốt. Xem thêm cách làm chuồng gà để biết thêm chi tiết.
Bổ xung vitamin, chất điện giải, thức ăn phù hợp
Tăng cường sức khỏe cho gà bằng những loại vitamin và chất điện giải hợp lý. Nhất là trong những ngày nóng bức mất nhiều năng lượng. Bên cạnh đó là những loại thức ăn thêm bổ xung cho gà từ rau xanh, đậu giá đỗ hoặc chuối tươi.
Với chia sẻ của Daga68 live hy vọng rằng các bạn đã biết cách trị bệnh gà ủ rũ rồi nhé. Nếu cần thêm sự trợ giúp từ chúng tôi hãy comment thảo luận xuống bên dưới.