Trên trái đất có đến 23 tỷ con gà đang sống trong bất kỳ thời điểm nào. Không thể phủ nhận rằng, loài gà đang trong thời đại sống cùng với loài người chúng ta.
Trong 30 tỷ động vật trên cạn được nuôi ở trang trại thì gà đã chiếm đến 23 tỷ trong đó, khi là loài được nuôi và ăn thịt mỗi ngày. Các loài chim trên hành tinh cộng lại cũng không vượt qua tổng số lượng gà được nuôi theo thông tin từ một bài báo của Carys Bennett tại Đại học Leicester.
Lý do khiến thịt gà trở nên phổ biến?
Có thể thấy rằng, thịt gà vừa ngon vừa rẻ. Sau khi điều chỉnh với tỷ lệ lạm phát, giá gà hiện tại thấp hơn nhiều so với năm 1960 tại Mỹ. Nhưng thịt bò so với thịt gà lại giảm chậm hơn và giá đắt hơn nhiều.
Những quốc gia thuộc tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) là nhóm những nước giàu có, họ tiêu thụ thịt bò và thịt lợn là chủ yếu ở năm 1990 và đến nay vẫn giữ y nhu cầu, nhưng lại tăng lượng tiêu thụ thịt gà lên đến 70%.
Thịt gà có vai trò quan trọng trong việc đàm phán thương mại giữa các nước. Năm 2020, Trung Quốc áp thuế thịt gà Mỹ, đến năm 2015 thì bị bùng phát dịch cúm nên đã cấm nhập khẩu sang. Thống trị thị trường thức ăn chăn nuôi, xuất khẩu gà lớn nhất thế giới là Mỹ và Brazil. Về thị trường thịt chế biến giá rẻ đứng đầu là 2 quốc gia, Thái Lan và Trung Quốc, họ sản xuất bằng những lao động có tay nghề. 2 nhà nhập khẩu ròng thịt gà và xuất khẩu ròng ngữ cốc là Nga và Ukraine.
Tại Indonesia giá thịt ức rẻ hơn chân 12%, trong khi tại Mỹ, giá thịt ức cao hơn chân đến 88%. Chân gà là loại thực phẩm được người Quảng Đông ưa chuộng và có trong công thức nấu ăn. Mỗi năm, có đến 300.000 tấn chân gà được Trung Quốc nhập khẩu.
Gà biến hóa như thế nào theo thời gian?
Số lượng lớn xương gà bị bỏ sót được thu thập mang về, chúng giúp ích cho việc sàng lọc và nghiên cứu về nguồn gốc con người và sự hình thành. Cũng giống như các bản hồ sơ địa chất, các nhà khảo cổ học hoặc người ngoài hành tinh trong tương lai sẽ tìm hiểu và sàng lọc về những dấu tích của thời đại ngày nay.
Vấn đề này được các nhà khoa học tranh luận trên tạp chí Royal Society Open Science. Từ những yếu tố như hình dạng của gà, gen di truyền, tính hóa học của những con gà có thể hiểu được một câu chuyện về thời đại của con người chúng ta, điều này được cho hay bởi một trong những tác giả của bài tiểu luận và cũng là một thành viên danh dự của Đại học Leicester tên là Carys Bennett.
So với nguồn gốc trước kia của loài gà khi còn sống trong rừng thì chúng đã gần như thuần hóa từ 8.000 năm trước, chúng bị nhân giống để biến hóa to lớn hơn, nhiều thịt hơn. Đến khi ngành công nghiệp sản xuất thịt gà phát triển mạnh và thay đổi tập quán canh tác ở những năm 1950 thì chúng mới biến đổi rõ rệt.
Những con gà được chọn lọc vào năm 1957, 1978 và 2005 được Martin Zuidhof- một thành viên của Đại học Alberta đem so sánh. Ông nhận thấy rằng vào 56 ngày tuổi của cả 3 con, trọng lượng trung bình có sự chênh lệch rõ rệt, lần lượt là 0,9 kg, 1,8 kg và 4,2 kg. Năm 1985, để sản xuất ra 1 kg thịt gà người ta phải cần đến 3,7 kg ngũ cốc, nhưng nếu hiện tại họ chỉ cần nuôi 1 con gà lớn thay vì 2 con gà nhỏ, họ chỉ phải tốn 1,3 kg ngũ cốc.
Gà thịt có độ tuổi trung bình thường là 5-9 tuần tính đến khi bị giết mổ. Từ các ước tính thu thập được, so với tổ tiên thì chúng gấp đến 5 lần. Bởi chúng ăn uống vô độ, số kg tăng vọt lên do sự đột biến gen.
Bởi tốc độ nhân giống quá nhanh khiến xương của loài gà thịt dễ bị ảnh hưởng đến nhiều bệnh. Xương của loài gà này có một dấu hiệu hóa học nhận biết riêng biệt nhờ vào chế độ ăn uống thiên về ngũ cốc hơn, giảm các hạt tự nhiên và sâu bọ khác.
Giống thịt gà sẽ bị phụ thuộc bởi một hệ thống được thiết kế sẵn để sản xuất thịt công nghiệp. Công nghệ của con người là yếu tố quyết định sự tồn tại của loài gà. Trứng gà được các nhà khoa học cho hay sẽ ấp nhân tạo, còn gà con thì được nuôi dưỡng trong những cái chuồng lớn có thể chứa lên đến 50.000 con, môi trường khí hậu cũng được kiểm soát.
Chúng sống cao nhất là 9 tuần tuổi, sau đó được đưa vào các lò giết mổ (gà thịt có thể sống hơn 4 năm ở những khu bảo tồn động vật trang trại). Những sản phẩm được các lò giết mổ thải ra như lông, phân, máu,… được tái chế thành những phụ phẩm ăn được qua quá trình xử lý phân hủy kỵ khí, đốt. Vai trò của công nghệ với những quá trình này là rất quan trọng.
Bảo tồn những xương gà còn sót lại ở đâu? Số xương từ 65 tỷ con gà được tiêu thụ mỗi năm sẽ được bảo tồn như thế nào trong hồ sơ hóa thạch?
Từ trước đến nay, xương của các loài gia cầm vốn không được hóa thạch tốt. Điều kiện để bảo tồn tốt và nhiều như hóa thạch số xương này là khi chúng được tìm thấy ở những bãi rác.